Béo phì, còn gọi là mập phì, là bệnh do khối lượng mỡ tăng
trưởng bất thường và tồn đọng quá nhiều trong cơ thể, và bắp thịt ra tăng khác
thường làm trọng lượng nặng hơn đối với người cùng chiều cao.
Thực sự đây không phải là một bệnh, nhưng béo phì có thể gây ra bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường loại II, bệnh về hô hấp, bệnh ung thư.
Thực sự đây không phải là một bệnh, nhưng béo phì có thể gây ra bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh tiểu đường loại II, bệnh về hô hấp, bệnh ung thư.
Béo
phì thường chia thành hai loại:
-Béo
phì nguyên phát hay béo phì đơn thuần.
-Béo
phì thứ phát do nhiều bệnh khác nhau gây ra.
Ðể
xác định có bị béo phì hay không chúng ta có thể tính chỉ số sức nặng của cơ
thể (BMI-Body Mass Index)
BMI = trọng lượng (kg) chia cho [chiều cao (m)]2 ->
X
Cách
tính: Dựa theo X (Trọng lượng cơ thể luôn luôn nặng hơn X)
Trọng
lượng bình thường chỉ số BMI từ 18.5 -25.
Trọng
lượng dưới 18 là thon thả, gầy ốm.
- -Béo phì độ I: Từ 25-29.9.
- -Béo phì độ II: Từ 30-40.
- -Béo phì độ III: Từ 40 trở lên.
Nguyên nhân béo phì
-Do
ăn uống vô độ liên quan mật thiết với béo phì. Ăn uống vô độ thường do những
động cơ thúc đẩy sau:
-Do
thói quen háu ăn.
-Do
đối phó với thiếu dương tam tiêu kinh hành hỏa khí mất quân bình tại bì phủ, là
phần ngoài của kinh lạc, ảnh hưởng vào tạng phụ gây ra mất kiện toàn tiêu hóa
và chuyển hóa đồ ăn trong cơ thể do bực bội, buồn phiền, lo âu, sợ sệt.
Theo
quan niệm hiện đại có hai học thuyết dẫn chứng về bệnh béo phì:
1.
Do di truyền:
Cho
rằng một số người bị bệnh béo phì có liên hệ đến yếu tố gia đình. Cha mẹ bị béo
phì thì con có khuynh hướng bị béo phì nhiều hơn. Chỉ có 7% trẻ em bị béo phì
khi cha mẹ có trọng lượng bình thường, nhưng nếu cha mẹ cùng bị béo phì thì tỷ
lệ trẻ em bị béo phì gia tăng từ 7% tới 40% hay có thể tới 70%.
2.
Do tế bào mỡ:
Nếu
lúc tuổi còn nhỏ mà cho con em uống nhiều đường và ăn đồ ăn nhiều mỡ (fast
food) thì khi lớn lên cơ thể sẽ sản xuất một số lượng lớn tế bào mỡ, chúng tiếp
tục hiện diện và bành trướng và tạo thành thói quen ăn uống để tiếp tục phát
triển, nên khó mà trừ khử được, nếu người đó không quyết tâm thay đổi cách ăn
uống và năng tập thể dục một thời gian chừng vài tháng, thì mới đổi được thói
quen này.
Cả
hai học thuyết trên, qua nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát người ta đã đưa ra
hai cách làm giảm cân có kết quả khả quan:
-Ăn
uống đúng cách.
-Thể
dục đều đặn.
Hậu
quả của béo phì
Béo
phì thường có nguy cơ gây ra nhiều bệnh có thể làm nguy hiểm tới tính mạng và
làm cản trở sinh hoạt trong đời sống thường nhật:
- -Bệnh về hô hấp, tim mạch, cao huyết áp, sỏi túi mật.
- -Bệnh tai biến mạch máu não (còn gấp hai lần đối với người bình thường).
- -Làm tăng mức cholesterol xấu (LDL).
- -Làm giảm mức cholesterol tốt (HDL).
- -Tạo ra ra bệnh tiểu đường loại II cao gấp 5 lần người bình thường.
- -Ðối với phụ nữ béo phì có nguy cơ bị ung thư nhũ hoa, ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung.
- -Bệnh béo phì còn gây ra bệnh viêm khớp xương, gây ra đau thần kinh tọa vì xương sống vùng thắt lưng phải chịu một sức nặng quá tải đè lên đĩa sụn, hông, đầu gối...
Trong lâm sàng
Bệnh
nhân cảm thấy mệt mỏi, sợ lạnh, ra nhiều mồ hôi, hồi hộp, khó thở, bụng dễ đầy
trướng, đau lưng, nhức đầu, chóng mặt, phù chân vì thận khí suy không điều hòa
thủy dịch.
- -Ðàn ông sinh lý yếu, tình dục sút giảm và ít sung mãn.
- -Ðàn bà lạnh cảm, kinh nguyệt bất thường.
- -Thở hụt hơi vì mỡ tích tụ nhiều bao cơ tim, gây chèn ép cơ tim.
Dưới
cái nhìn về khí hóa và tạng phủ nào có liên hệ với từng bệnh nhân béo phì để
cho thuốc ngăn ngừa và chữa trị như:
Do thận và tỳ khí hư gây đàm thấp
Vì
thận và tỳ khí suy, ăn uống không kiện toàn tiêu hóa, giữ nước nhiều trong
người, đồng thời tạo nhiều mỡ và cholesterol làm sức nặng gia tăng, gây béo
phì. Tứ chi hay lạnh, ra mồ hôi nhiều, thở hụt hơi, đại tiện lúc lỏng, lúc đặc,
chóng mặt. Rêu lưỡi trắng và mập. Mạch trầm trì.
Không
nên ăn nhiều đường, tránh ăn no vào bữa cơm chiều hay tối vì cơ thể chỉ đốt
được ít nhiệt lượng trước khi đi ngủ. Tránh ăn vội vã và ngốn miếng to.
(Bác Sĩ Ðặng Trần Hào)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét