VÀI YẾU TỐ & QUAN ÐIỂM CHÍNH
· Khoảng 2% dân chúng
toàn cầu đang bị viêm gan C.
· Vi khuẩn viêm gan C là
nguyên nhân hàng đầu gây ra viêm gan kinh niên tại Hoa Kỳ.
· Khoảng 80% bệnh nhân
khi bị lây bệnh viêm gan C sẽ trở thành kinh niên. Trong số này, khoảng 20%-30%
sẽ bị chai gan và ung thư gan.
· Trên nước Mỹ, với hơn
4 triệu người đang bị viêm gan C kinh niên, sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người lìa
trần mỗi năm vì căn bệnh này.
· 1 trong 20 đến 40
người Việt Nam đã và đang bị bệnh viêm gan C kinh niên.
· Ða số bệnh nhân viêm
gan C cấp tính và kinh niên đều không có triệu chứng gì đáng kể.
· Bệnh lây qua máu và
vấn đề sinh lý, không lây qua thức ăn và nước uống. Những người có nguy cơ dễ
bị viêm gan C nhất, là bệnh nhân đã được nhận máu trước năm 1992.
· Tùy theo kiểu gene
(genotype) của vi khuẩn viêm gan C, gần 90% bệnh nhân viêm gan C kinh niên sẽ
được chữa hết bệnh, nếu được khám phá và chữa trị kịp thời.
· Cho tới nay vẫn chưa
có thuốc chích ngừa bệnh viêm gan C.
Vi khuẩn viêm gan C là một trong những nguyên
nhân quan trọng nhất đưa đến bệnh viêm gan kinh niên tại Hoa Kỳ và trên toàn
thế giới. Người ta ước đoán từ 1 đến 2% tổng số dân chúng toàn cầu, nghĩa là
khoảng 100 triệu người đang bị viêm gan C. Với tỷ lệ 1.9%, nước Mỹ có khoảng 4
triệu bệnh nhân viêm gan C. Trong đó sẽ có từ 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng
mỗi năm.
NGUỒN GỐC CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C
NGUỒN GỐC CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C
Vi khuẩn viêm gan C là một loại vi khuẩn RNA
kỳ lạ với khả năng thay đổi đặc tính di truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Tuy đã lan tràn khắp nơi trên thế giới từ hơn hai ngàn năm qua, mãi tới những
năm 1990, người ta mới khám phá ra sự hiện diện của vi khuẩn này.
Tuy những cơn dịch vàng da lây từ thức ăn và nước uống đã được mô tả từ nhiều năm trước Chúa Giáng Sinh, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu hồ nghi là bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu và kim chích.
Tuy những cơn dịch vàng da lây từ thức ăn và nước uống đã được mô tả từ nhiều năm trước Chúa Giáng Sinh, nhưng mãi đến cuối thế kỷ thứ 19, người ta mới bắt đầu hồ nghi là bệnh viêm gan cũng có thể lây qua máu và kim chích.
Rồi hơn 3
phần tư thế kỷ trôi qua, với phát minh của một số phương thức thử nghiệm máu,
người ta bắt đầu nhận diện được một loại vi khuẩn viêm gan mới. Qua sự khám phá
này, họ tin rằng có 2 loại vi khuẩn gây ra bệnh viêm gan. Một loại lây qua thức
ăn; đó là vi khuẩn viêm gan A.
Một loại lây qua máu; đó là vi khuẩn viêm gan B.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, người ta nhận thấy điều này không hoàn toàn
đúng, vì đa số bệnh nhân viêm gan không phải do vi khuẩn viêm gan A hoặc B gây
ra. Vì thế danh từ "non-A, non-B hepatitis" ra đời vào đầu năm 1974,
để diễn tả những trường hợp này.
Sau hơn một phần tư thế kỷ, với kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé (molecular biologic techniques), các khoa học gia đã khám phá thêm một vi khuẩn viêm gan thứ ba. Ðó là vi khuẩn viêm gan C. Trong vòng một thời gian ngắn, họ đã phát họa được cơ cấu và hình thù của vi khuẩn viêm gan này một cách chi tiết với từng chất hóa học xếp dọc theo thứ tự trên chuỗi nhiễm thể RNA.
Sau hơn một phần tư thế kỷ, với kỹ thuật nghiên cứu các phân tử cực kỳ nhỏ bé (molecular biologic techniques), các khoa học gia đã khám phá thêm một vi khuẩn viêm gan thứ ba. Ðó là vi khuẩn viêm gan C. Trong vòng một thời gian ngắn, họ đã phát họa được cơ cấu và hình thù của vi khuẩn viêm gan này một cách chi tiết với từng chất hóa học xếp dọc theo thứ tự trên chuỗi nhiễm thể RNA.
Khám phá
này là một điểm son lịch sử, dẫn đầu cho hàng loạt những khám phá quan trọng kế
tiếp trong việc chữa trị bệnh viêm gan C. Song song với những cuộc nghiên cứu
công phu và tiƯ miƯ về những bệnh nhiễm trùng khác, nhất là bệnh AIDS, sự hiểu
biết về vi khuẩn viêm gan C và cách thức chữa bệnh tiếp tục tăng trưởng một
cách rất khả quan.
Tế bào gan đang bị "tấn công" bởi vi
khuẩn viêm gan C (VKVG-C), trong khi bạch huyết cầu đang "phản công"
ÐẶC
TÍNH CỦA VI KHUẨN VIÊM GAN C
Vi khuẩn viêm gan C cực kỳ nhỏ bé, với đường
kính là 50 nm, nên phải nhìn dưới kính hiển vi điện tử mới thấy được. Vi khuẩn
được bảo vệ bởi một lớp vỏ kiên cố, nên phải nấu sôi lên 100 độ C trong vòng 5
phút mới có thể tiêu diệt được chúng. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn viêm
gan C có khuynh hướng tàn phá và tiêu hủy gan của chúng ta một cách tương đối
chậm chạp nhưng chắc chắn, đưa tới viêm gan (inflammation, hepatitis), xơ gan
(liver fibrosis), chai gan (liver cirrhosis) và ung thư gan (liver
cancer).
Trong lúc tăng trưởng, chúng có khả năng thay đổi đặc tính di truyền RNA của mình, hóa trang và biến dạng thành nhiều "hình thù" khác nhau. Khả năng biến hóa này đã giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune system). Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta, có thể chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc "áo giáp" khác nhau.
Trong lúc tăng trưởng, chúng có khả năng thay đổi đặc tính di truyền RNA của mình, hóa trang và biến dạng thành nhiều "hình thù" khác nhau. Khả năng biến hóa này đã giúp chúng thoát khỏi vòng kiểm soát chặt chẽ của hệ thống miễn nhiễm (immune system). Vì thế, sau một thời gian ngắn, cơ thể chúng ta, có thể chứa đựng hàng tỷ vi khuẩn viêm gan C với nhiều mã di truyền khác nhau, với những chiếc "áo giáp" khác nhau.
Sự biến đổi chất nhiễm thể trong hơn 2000 năm
qua, đã tạo ra nhiều kiểu gene khác nhau (genotypes) với những tên như vi khuẩn
viêm gan C số 1, vi khuẩn viêm gan C số 2, vi khuẩn viêm gan C số 3, v.v. Trong
mỗi genotype này, người ta còn phân chia thành những tiểu loại (subtypes) a, b,
c, d, e, v.v., dựa theo một số đặc tính chính yếu khác nhau.
Vì thế vi khuẩn
viêm gan C được phân loại thành viêm gan C 1a, 1b, 1c, 2a, 2b, 2c, 2d, 3a, 3b,
3c, 3d, 3f, 4a, 4b v.v. Khám phá này ban đầu chỉ dùng trong những cuộc khảo
cứu, nhưng nay đã trở thành một lối thử máu vô cùng quan trọng trong quá trình
chữa bệnh viêm gan C.
Trong các loại vi khuẩn viêm gan C, loại genotype số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới nói chung và ở nước Mỹ nói riêng với 35% loại 1a và 35% loại 1b. Loại 1b cũng được tìm thấy nhiều nhất ở Âu châu, Nhật Bản cũng như Ðài Loan. Loại số 3 thường thấy ở Pakistan, Úc, Scotland. Loại số 4 ở Trung Ðông và Châu Phi cũng như South Africa. Loại số 6 tại Hồng Kông và Macau.
Trong các loại vi khuẩn viêm gan C, loại genotype số 1 chiếm tỷ lệ cao nhất trên thế giới nói chung và ở nước Mỹ nói riêng với 35% loại 1a và 35% loại 1b. Loại 1b cũng được tìm thấy nhiều nhất ở Âu châu, Nhật Bản cũng như Ðài Loan. Loại số 3 thường thấy ở Pakistan, Úc, Scotland. Loại số 4 ở Trung Ðông và Châu Phi cũng như South Africa. Loại số 6 tại Hồng Kông và Macau.
Hơn 50% bệnh nhân
Việt Nam đang được chữa trị bệnh viêm gan C trong phòng mạch của tôi thuộc loại
1a hoặc 1b. Phần còn lại thuộc loại số 6 hoặc số 7. Một số ít thuộc số 2/3. Nói
một cách tổng quát, các loại genotypes đều nguy hiểm như nhau, nhưng vi khuẩn
viêm gan C loại 2 và 3 dễ chữa nhất. Loại số 1, nhất là 1b khó chữa hơn cả.
CHÍCH
NGỪA VIÊM GAN C?
Như trình bầy ở trên, với khả năng biến đổi
đặc tính di truyền bằng cách thay thế những chất hóa học trên nhiễm thể của
mình, vi khuẩn viêm gan C đã thoát khỏi "mạng lưới phòng thủ" của hệ
thống miễn nhiễm. Ðây cũng là lý do chính, mà cho tới nay, người ta vẫn chưa
tìm được thuốc chích ngừa cho bệnh viêm gan C.
AI
CÓ THỂ BỊ VIÊM GAN C?
Vì đây là một bệnh truyền nhiễm (infectious
disease), nên chúng ta ai ai cũng có thể bị. Bệnh có thể lây qua những trường
hợp sau đây:
1) LÂY QUA MÁU:
Bệnh dễ lây nhất qua máu. Trước năm 1992, nhận
máu (blood transfusion) là nguyên nhân chính đưa đến viêm gan C. Lúc bấy giờ
y-khoa chưa có cách thử máu để truy tầm vi khuẩn viêm gan C, nên trong 200 đơn
vị máu đã có ít nhất một túi máu không may bị ô nhiễm. Ngày nay, với các loại
test chính xác và hiệu nghiệm, nhận máu trở nên an toàn hơn nhiều với tỷ lệ lây
bệnh viêm gan C trong lúc nhận máu là 1 trên 100.000.
2) LÂY QUA DỤNG CỤ Y KHOA:
Vi khuẩn viêm gan C có thể xâm nhập vào cơ thể
chúng ta qua kim chích, đồ cạo râu, lưỡi lam hoặc bàn chải đánh răng, xâm mình
(tattoo), cạo gió (coin rubbing), lể (Skin Puncture), châm cứu (acupuncture)
hoặc mổ xẻ với những dụng cụ y-khoa, kim chích không được khử trùng đúng cách.
Trong hoàn cảnh thiếu thốn của những năm chiến
tranh, cách thức khử trùng thô sơ của kim chích đã gây mưng mủ (abscess) một
cách thường xuyên. Ngày nay với những phương pháp khử trùng tối tân hơn, lây
bệnh qua các dụng cụ y khoa như trong lúc nhổ răng, châm cứu, mổ xẻ v.v. trở
nên rất hiếm hoi, nếu không muốn nói là không còn nữa.
3) LÂY TỪ MẸ:
Lây bệnh từ mẹ qua bé sơ sinh trong lúc sanh
đẻ có thể xẩy ra, với tỷ lệ trên dưới 5%. Sanh đẻ tự nhiên (vaginal delivery)
hay giải phẫu lấy con (C-section) đều có tỷ lệ lây bệnh tương đương như nhau.
Bệnh dễ lây hơn nếu chỉ số máu của người mẹ có hơn 2 đến 3 triệu siêu vi C
trong mỗi một cc. Bệnh không lây qua sữa mẹ, nên không phải kiêng cữ trong việc
cho con bú.
4) LÂY QUA ÐƯỜNG SINH LÝ:
Tuy bệnh viêm gan C có thể lây trong lúc giao
hợp với người có bệnh, điều này hiếm khi xẩy ra, với tỷ lệ chưa đến 5%. Vì thế,
cơ quan CDC cho rằng những vợ chồng chung thủy hoặc tình nhân gắn bó
(monogamous patients) không cần kiêng cữ hoặc thay đổi đời sống tình dục. Những
người "đào hoa" hơn với nhiều nhân tình khác nhau nên đeo bao cao su
(condom) để tránh lây bệnh viêm gan C, cũng như các loại bệnh khác như hoa mai,
giang liễu, AIDS, viêm gan B, v.v.
Ngoài ra, một số bệnh nhân tự nhiên bị lây bệnh mà không biết nguyên nhân từ đâu. Trong số này có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C cấp tính và 30% viêm gan C kinh niên. Người ta cho rằng trong những trường hợp này, bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân mà không hề hay biết. Tuy một số vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt, ăn uống chung hoặc va chạm thể xác trong đời sống hằng ngày với bệnh nhân viêm gan C, không lấy gì là nguy hiểm.
Ngoài ra, một số bệnh nhân tự nhiên bị lây bệnh mà không biết nguyên nhân từ đâu. Trong số này có khoảng 10% bệnh nhân viêm gan C cấp tính và 30% viêm gan C kinh niên. Người ta cho rằng trong những trường hợp này, bệnh nhân đã tiếp xúc với vi khuẩn viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân mà không hề hay biết. Tuy một số vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt, ăn uống chung hoặc va chạm thể xác trong đời sống hằng ngày với bệnh nhân viêm gan C, không lấy gì là nguy hiểm.
TRIỆU
CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN C:
Cũng như viêm gan A và B, bệnh nhân viêm gan C
thường không có bất cứ một triệu chứng nào. Người ta chia ra làm 2 trường hợp:
viêm gan cấp tính (acute) và viêm gan kinh niên (chronic).
1) VIÊM GAN C CẤP TÍNH (Acute
Hepatitis):
Thông thường từ 7 đến 8 tuần sau khi bị lây
bệnh, khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C bỗng dưng cảm thấy hơi khó chịu như những
cơn cảm cúm sơ sài. Bệnh không tấn công gan một cách dữ dội, nên gần như sẽ
không ai thiệt mạng một cách "bất đắc kỳ tử" vì căn bệnh này. Một số
bệnh nhân có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt.
Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống ký. Ðôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C da và mắt trở nên vàng (jaundice). Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh có thể sẽ nằm vào giai đoạn a) "ngủ yên", không hoạt động (dormant, less active), hoặc b) tiếp tục tăng trưởng (chronic active).
Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ, nguyên nhân và điều kiện nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của bệnh nhân viêm gan C. Nghĩa là ai sẽ được may mắn nằm trong trường hợp "ngủ yên" và ai sẽ tiếp tục bị bệnh viêm gan tàn phá cơ thể của mình. Nhưng một điều chắc chắn là khoảng 80 đến 90% bệnh nhân một khi bị lây bệnh viêm gan C mặc dầu sống rất khỏe mạnh, sẽ từ từ đi vào giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan C kinh niên.
Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống ký. Ðôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C da và mắt trở nên vàng (jaundice). Các triệu chứng này thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh có thể sẽ nằm vào giai đoạn a) "ngủ yên", không hoạt động (dormant, less active), hoặc b) tiếp tục tăng trưởng (chronic active).
Cho tới nay, người ta vẫn chưa rõ, nguyên nhân và điều kiện nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến số phận của bệnh nhân viêm gan C. Nghĩa là ai sẽ được may mắn nằm trong trường hợp "ngủ yên" và ai sẽ tiếp tục bị bệnh viêm gan tàn phá cơ thể của mình. Nhưng một điều chắc chắn là khoảng 80 đến 90% bệnh nhân một khi bị lây bệnh viêm gan C mặc dầu sống rất khỏe mạnh, sẽ từ từ đi vào giai đoạn nguy hiểm hơn: viêm gan C kinh niên.
2) VIÊM GAN C KINH NIÊN (Chronic Active
Hepatitis):
a) Triệu Chứng Sơ Khởi:
Mặc dầu gan mỗi ngày một yếu đi, đa số bệnh
nhân trong thời gian này vẫn chưa có bất cứ một triệu chứng nào đáng kể. Chỉ
khoảng 6% bệnh nhân viêm gan C mới có một vài triệu chứng tiêu biểu. Nhưng
những triệu chứng này cũng rất mơ hồ và rất nhẹ, nên thường không được để ý
tới. Triệu chứng thường xuyên nhất là mệt mỏi, thường vào xế chiều. Khả năng
tập trung tư tưởng có thể giảm dần một cách tương đối nhanh chóng.
Một ít người cảm thấy đau lâm râm, nhoi nhói phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm hơn, đưa đến xơ gan, rồi chai gan.
Một ít người cảm thấy đau lâm râm, nhoi nhói phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Gan mỗi ngày một viêm hơn, đưa đến xơ gan, rồi chai gan.
b) Hậu Quả Lâu Dài:
Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, gan bắt đầu bị xơ và từ từ biến qua chai. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian chuyển hóa từ viêm đến chai có thể kéo dài hơn 50 năm. Tốc độ chai gan của mỗi cá nhân, vì thế, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào gan, khi bệnh mới được khám phá. Khi xác nghiệm tế bào dưới kính hiển vi, người ta có thể ước đoán được thời gian cần thiết để tế bào gan sẽ đi từ viêm sang chai.
Thông thường, sau một thời gian trung bình là 20 năm, gan bắt đầu bị xơ và từ từ biến qua chai. Trong một số trường hợp hiếm hoi hơn, thời gian chuyển hóa từ viêm đến chai có thể kéo dài hơn 50 năm. Tốc độ chai gan của mỗi cá nhân, vì thế, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Quan trọng nhất là trạng thái sưng đỏ của tế bào gan, khi bệnh mới được khám phá. Khi xác nghiệm tế bào dưới kính hiển vi, người ta có thể ước đoán được thời gian cần thiết để tế bào gan sẽ đi từ viêm sang chai.
c) Yếu Tố và Ðiều Kiện Bất Lợi:
Nhiều dữ kiện khác nhau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm gan C. Vì thế bệnh có thể phát triển nhanh chóng hơn dự tính gấp nhiều lần. Những người bị viêm gan C sau khi nhận máu nhiễm khuẩn, sẽ bị chai gan nhanh hơn (thường từ 8 đến 14 năm sau khi bị lây bệnh). Có lẽ trong lúc nhận máu, cơ thể đã bị tấn công và xâm lấn một cách ồ ạt bởi hàng tỷ vi khuẩn vi viêm gan C cùng một lúc, nên gan bị viêm nặng hơn.
Rượu bia, nếu uống quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn. Người viêm gan C kinh niên mà uống quá nhiều rượu bia, không khác gì như "châm dầu vào lửa".
Nhiều dữ kiện khác nhau có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiến triển của bệnh viêm gan C. Vì thế bệnh có thể phát triển nhanh chóng hơn dự tính gấp nhiều lần. Những người bị viêm gan C sau khi nhận máu nhiễm khuẩn, sẽ bị chai gan nhanh hơn (thường từ 8 đến 14 năm sau khi bị lây bệnh). Có lẽ trong lúc nhận máu, cơ thể đã bị tấn công và xâm lấn một cách ồ ạt bởi hàng tỷ vi khuẩn vi viêm gan C cùng một lúc, nên gan bị viêm nặng hơn.
Rượu bia, nếu uống quá nhiều sẽ gây tổn thương tế bào gan, và gan sẽ bị chai nhanh hơn. Người viêm gan C kinh niên mà uống quá nhiều rượu bia, không khác gì như "châm dầu vào lửa".
Một số thuốc khác nhau cũng có thể làm cho lá
gan bị chai nhanh hơn. Vì thế, người viêm gan C nên rất thận trọng khi uống bất
cứ một loại thuốc nào, ngay cả các loại thuốc cỏ cây bày bán trên thị trường mà
không cần toa bác sĩ.
Gan cũng sẽ bị hư nhanh chóng hơn nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Ðây là trường hợp khi bệnh nhân bị cùng một lúc nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh HIV-AIDS.
Gan cũng sẽ bị hư nhanh chóng hơn nếu cùng một lúc bệnh nhân bị nhiễm trùng bởi nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau. Ðây là trường hợp khi bệnh nhân bị cùng một lúc nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau như viêm gan B, viêm gan C, viêm gan D hoặc bệnh HIV-AIDS.
May mắn thay, không phải ai bị viêm gan C cũng
sẽ bị chai gan. Và trên lý thuyết chỉ khoảng 5% bệnh nhân viêm gan C mới bị
thiệt mạng bởi căn bệnh này. Tuy thế, với 2% tổng số dân chúng toàn cầu, viêm
gan C đã trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong thế kỷ 21.
Riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 8 đến 10 ngàn người thiệt mạng mỗi năm.
BIẾN
CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN C:
Ngoài đặc tính cơ bản của bệnh truyền nhiễm
(infectious disease), bệnh viêm gan C có thể gây ra một số triệu chứng điển
hình của những bệnh liên quan đến hệ thống miễn nhiễm (auto-immune diseases).
Cơ thể người bị viêm gan C có thể tích trữ một số chất đạm (protein) và kháng
thể khác nhau nhiều hơn bình thường.
Khi những chất hóa học này thể trở nên quá thặng dư, chúng sẽ gây ra một số bệnh tật như đau nhức khớp xương, mệt mỏi/yếu đuối, nổi mề đay, suy thận cũng như lymphoma. Một số bệnh về nội tiết (endocrinology) cũng có thể bị ảnh hưởng một cách trực tiếp với bệnh viêm gan C. Trong đó có các bệnh của tuyến giáp trạng (thyroid diseases), bệnh tiểu đường (diabetes mellitus), bệnh Sjogren (gây ra khô miệng, khô môi v.v.).
Khi những chất hóa học này thể trở nên quá thặng dư, chúng sẽ gây ra một số bệnh tật như đau nhức khớp xương, mệt mỏi/yếu đuối, nổi mề đay, suy thận cũng như lymphoma. Một số bệnh về nội tiết (endocrinology) cũng có thể bị ảnh hưởng một cách trực tiếp với bệnh viêm gan C. Trong đó có các bệnh của tuyến giáp trạng (thyroid diseases), bệnh tiểu đường (diabetes mellitus), bệnh Sjogren (gây ra khô miệng, khô môi v.v.).
CÁCH
ÐỊNH BỆNH & CHỮA BỆNH VIÊM GAN C
Phương thức định bệnh và chữa bệnh viêm gan C
tiến bộ nhanh chóng và thay đổi không ngừng. Từ một căn bệnh mà chỉ vài năm
trước đây, người ta vẫn thường lắc đầu, bó tay và xem như là không thuốc chữa,
bệnh viêm gan C ngày nay có thể được chữa trị một cách tương đối dễ dàng.
Với ứng dụng của thuốc PEG-Interferon, đa số bệnh nhân viêm gan C, ngày nay, có thể hoàn toàn hết bệnh trong một thời gian lâu dài. Ðiều này, một lần nữa nói lên sự quan trọng trong việc truy tầm bệnh viêm gan C trong cộng đồng người Việt chúng ta, tại hải ngoại cũng như quốc nội.
Với ứng dụng của thuốc PEG-Interferon, đa số bệnh nhân viêm gan C, ngày nay, có thể hoàn toàn hết bệnh trong một thời gian lâu dài. Ðiều này, một lần nữa nói lên sự quan trọng trong việc truy tầm bệnh viêm gan C trong cộng đồng người Việt chúng ta, tại hải ngoại cũng như quốc nội.
Cho đến nay, thử máu định kỳ hằng năm vẫn là
phương pháp thường xuyên nhất trong việc khám phá bệnh viêm gan C. Khi thử máu
tổng quát, phân hóa tố ALT có thể tăng lên cao, cho biết gan có thể bị viêm. Và
từ đó người y sĩ sẽ tiếp tục tìm kiếm thêm những nguyên nhân đưa đến bệnh viêm
gan. Sau đây là những thí nghiệm căn bản mà quý vị sẽ gặp trong lúc được
chữa trị bệnh viêm gan C:
1)
THỬ MÁU:
a) Phân hóa tố ALT:
Ðây là một chất hóa học tìm thấy khắp nơi
trong cơ thể. Nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau có thể làm chất ALT tăng
cao một cách bất bình thường. Trong đó viêm gan (hepatitis) là nguyên nhân
chính. Tôi vẫn thường so sánh phân hóa tố này như là khói bốc lên từ một
căn nhà đang bị cháy; mà "nhà" là lá gan của chúng ta. Nếu khói (chất
ALT) bốc lên ngùn ngụt, nhà đang cháy to, gan bị viêm nặng. Nếu khói chỉ lưa
thưa, , nhà không cháy lớn, gan viêm sơ sơ.
Tiếc thay, điều này không
giản dị như vậy. Mặc dầu "không có lửa, sao có khói?", đôi khi khói
không phải từ căn nhà đang bị cháy, mà bốc lên từ các "bếp than",
"lò củi". Ðó là trường hợp của gan KHÔNG bị viêm, mà chất ALT
lại rất cao. Hơn nữa, nếu "nhà" không có khói, đâu có nghĩa là nhà
không bị cháy.
Có thể lứa đang âm ỉ bên trong nên chưa bộc phát ra ngoài. Hoặc
nhà nay đã rụi thành tro, nên không còn gì để cháy (Ðó là trường hợp khi gan đã
chai mà chất ALT hoàn toàn không thay đổi). Người ta nhận thấy, khoảng 30%
những bệnh nhân viêm gan C, tuy năng chất của gan (ALT/AST) không hề tăng cao,
gan của họ vẫn bị viêm kinh niên nếu được thử nghiệm dưới kính hiển vi.
Vì thế, ngày nay một số trường phái có khuynh hướng sinh thiết lá gan cho tất cả bệnh nhân đã và đang mắc bệnh viêm gan C (nghĩa là khi thử máu HCV-antibody trở nên dương tính), bất chấp kết quả cao hay thấp của chất ALT/AST.
Vì thế, ngày nay một số trường phái có khuynh hướng sinh thiết lá gan cho tất cả bệnh nhân đã và đang mắc bệnh viêm gan C (nghĩa là khi thử máu HCV-antibody trở nên dương tính), bất chấp kết quả cao hay thấp của chất ALT/AST.
b) BILIRUBIN:
Ðây là chất cặn bã từ những hồng huyết cầu già
nua bị phế thải trong chu kỳ tuần hoàn của máu. Chất mật vàng này, thông thường
được biến chế bởi các tế bào gan trước khi theo phân và nước tiểu ra ngoài (Mầu
vàng của phân và nước tiểu là do chất bilirubin gây nên). Trong một số bệnh
liên quan đến gan, chất bilirubin này tăng cao. Khi cao hơn 3.5 đến 4 mg/dl, da
và mắt có thể bị vàng (jaundice).
c) HCV-AB
Viết tắt từ chữ Hepatitis C Virus-Antibody.
Nếu kết quả thử máu này dương tính, nghĩa là chúng ta đang bị bệnh viêm gan C.
Chất kháng thể này được chế tạo từ những bạch huyết cầu của hệ thống miễn
nhiễm, nhưng không đủ khả năng tiêu diệt vi khuẩn viêm gan C.
d) QUANTITATIVE HCV-RNA
Ðây là một test máu quan trọng, để theo dõi sự
tiến triển của bệnh trong lúc đang được điều trị. Với một phương pháp đặc biệt,
người ta sẽ đếm tổng số vi khuẩn viêm gan C trong một cc máu trước và trong khi
chữa bệnh. Thuốc được xem là không hiệu lực, nếu số lượng không thuyên giảm sau
3 tháng chữa bệnh.
e) GENOTYPES
Thời gian trị liệu bệnh viêm gan C sẽ tùy
thuộc vào kết quả của cuộc thử máu này. Nếu genotype là loại số 1, bệnh nhân
cần chữa khoảng một năm. Nếu là loại số 2 hoặc 3, chỉ cần chữa 6 tháng mà thôi.
Những loại khác có thể chữa từ 6 đến 12 tháng, tùy theo từng trường hợp.
f) ALFA-FETO-PROTEIN
Ðây là một chất đạm có thể tăng cao trong
trường hợp khi gan biến thành ung thư. Nhưng trong một số điều kiện hoặc bệnh
tật khác nhau, chất hóa học này cũng có thể cao hơn bình thường. Người bị viêm
gan kinh niên vì bất cứ một lý do nào, cần phải theo dõi chất hóa học này một
cách thường xuyên.
g) TIỂU CẦU (thrombocytes)
Hay còn được gọi là platelets, là những
mảnh/khúc nhỏ từ tế bào "mẹ" megakaryocyte nằm trong tủy xương. Khi
bị chảy máu, các tiểu cầu này sẽ bài tiết ra một số chất hóa học cần thiết
trong việc đông đặc máu. Người bị chai gan thường có ít tiểu cầu hơn người
thường.
h) PT/aPTT
Viết tắt từ chữ Prothrombin Time
và activated Partial ThromboplastinTime.
Hai loại test này đo thời gian cần thiết để máu đông đặc lại. Khi năng chức của
gan giảm dần, thời gian cô đọng máu trở nên dài hơn, và bệnh nhân dễ bị chảy
máu hơn.
2)
SIÊU ÂM GAN (Ultrasonography hoặc Ultrasound Study):
Phương pháp này cho ta một khái niệm về hình
thù và kích thước của gan. Nếu gan bị chai, gan có thể sẽ nhỏ hơn bình thường.
Mặt ngoài của gan có thể bị lồi lõm. Phương pháp thử nghiệm này cũng có thể
nhận diện được một số bệnh tật khác, như bướu hoặc ung thư (tumor), sạn trong
túi mật (gallstone), gan đóng mỡ (fatty liver).
Với ứng dụng của Doppler, sự di chuyển của máu qua lá gan cũng có thể được nhận diện một cách khác chính xác. Ngoài ra, siêu âm bụng cũng là một phương pháp rất tốt, để xem bệnh nhân có bị cổ trướng (ascites) hay không.
Với ứng dụng của Doppler, sự di chuyển của máu qua lá gan cũng có thể được nhận diện một cách khác chính xác. Ngoài ra, siêu âm bụng cũng là một phương pháp rất tốt, để xem bệnh nhân có bị cổ trướng (ascites) hay không.
Siêu âm gan có thể nhận diện được hình thù của
lá gan, nhưng không cho biết là gan có bị viêm hay không.
3)
SINH THIẾT (Liver biopsy):
Ðể thử nghiệm dưới kính hiển vi, tế bào gan sẽ
được lấy ra bằng một kim rất nhỏ, đâm giữa xương sườn vào thẳng lá gan. Một ít
thuốc tê sẽ được dùng trong phương pháp này nên bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi thôn
thốn, khó chịu chứ không đau đớn cho lắm. Ðể giảm thiểu những biến chứng không
may (complications), chỗ kim chích sẽ được hướng dẫn bằng máy siêu âm.
Sinh thiết làm rất nhanh, chưa đầy mười phút
từ lúc siêu âm, tiêm thuốc tê đến lúc sinh thiết. Sau đó, bệnh nhân sẽ được
quan sát tại nhà thương trong vòng 6 đến 8 tiếng trước khi về nhà nghỉ ngơi.
Ðây là một phương pháp tương đối an toàn.
Một vài biến chứng như chảy máu, lủng phổi, ruột v.v. có thể xẩy ra, nhưng thường hiếm hoi, và có thể chữa trị được. Thí nghiệm này tuy tốn kém nhưng có thể mang lại cho người y sĩ nhiều dữ kiện quan trọng trong việc định bệnh và chữa bệnh viêm gan.
Sau đây là bản tường trình về diễn tiến chai gan dựa vào quan sát mô học (histology) của khảo nghiệm tế bào gan:
Một vài biến chứng như chảy máu, lủng phổi, ruột v.v. có thể xẩy ra, nhưng thường hiếm hoi, và có thể chữa trị được. Thí nghiệm này tuy tốn kém nhưng có thể mang lại cho người y sĩ nhiều dữ kiện quan trọng trong việc định bệnh và chữa bệnh viêm gan.
Sau đây là bản tường trình về diễn tiến chai gan dựa vào quan sát mô học (histology) của khảo nghiệm tế bào gan:
Nguy cơ bị chai gan (%)
|
|||
Kết quả sinh thiết
|
Sau 5 năm
|
Sau 10 năm
|
Sau 20 năm
|
Hơi bị viêm (mild)
|
7%
|
7%
|
7%
|
Viêm khá nặng (moderate)
|
25%
|
44%
|
95%
|
Viêm nặng (severe)
|
68%
|
100%
|
100%
|
Sơ Gan (bridging fibrosis)
|
58%
|
100%
|
100%
|
Nếu dựa theo bản thống kê kể trên, một người bệnh với kết quả khảo nghiệm gan là viêm khá nặng sẽ có nguy cơ bị chai gan là 25% sau 5 năm, 44% sau 10 năm và 95% sau 20 năm. Nếu người đó mới 30 tuổi khi được khám phá ra bệnh, bệnh nhân đó chắc chắn sẽ bị chai gan trước 50 tuổi. Mặt khác, 60 đến 70% bệnh nhân viêm gan nặng hoặc bị sơ gan sẽ bị chai gan trong vòng 5 năm. Ðiều này cho thấy sự quan trọng trong việc truy tầm vàợ khám phá ra bệnh trong những giai đoạn đầu tiên.
THUỐC
CHỮA BỆNH VIÊM GAN C:
Vào năm 1986, nghĩa là trước khi vi khuẩn viêm
gan C được khám phá, người ta đã tìm thấy ứng dụng của một loại thuốc trong
việc chữa trị bệnh viêm gan, mà bấy giờ vẫn được gọi là "non-A,
non-B". Ðó là Interferon, một trong nhiều loại thuốc được dùng để
chữa một số bệnh nhiễm trùng và ung thư.
INTERFERON LÀ GÌ?
Interferon là một trong những chất hóa học
quan trọng trong hệ thống miễn nhiễm của chúng ta. Khi bị cảm cúm hoặc nhiễm
trùng chất hóa học này sẽ được chế tạo nhiều hơn từ các bạch huyết cầu và luân
chuyển khắp nơi trong cơ thể. Nhờ vào chất Interferon này, hệ thống miễn nhiễm
sẽ nhận diện các vi khuẩn hoặc vi trùng "bất hợp pháp" một cách nhanh
chóng và tiêu diệt chúng một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, như viết ở trên, với khả
năng trá hình tài tình, vi khuẩn viêm gan C có thể công khai tàn phá cơ thể
chúng ta mà hệ thống miễn nhiễm vẫn tiếp tục "ngủ quên". Chích
Interferon vào cơ thể người đang bị bệnh, vì thế không khác hơn là tiếp tế "súng
đạn" cho một "nước đang bị giặc xâm lăng".
Cho tới nay nhiều loại Interferon khác nhau
như Interferon alfa-2b (Intron-của hãng Schering), Interferon alfacon-I
(Infergen của hãng Amgen) và Interferon alfa-2a (Roferol của hãng Roche) đã
được dùng trong việc chữa trị bệnh viêm gan C. Khi dùng thuốc này, bệnh nhân tự
chích một ít thuốc vào dưới da (subcutaneous injection) bằng một kim rất nhỏ
(giống như kim chích cho người bị tiểu đường), một tuần 3 lần. Thường chích vào
buổi tối trước khi đi ngủ.
Nếu ứng dụng đúng cách tất cả các loại thuốc này đều
đạt được một thành quả tương tự như nhau. Tiếc thay, nếu dùng đơn phương
(monotherapy), các loại thuốc này chỉ có khả năng chữa hết bệnh cho khoảng 15
đến 35% tổng số bệnh nhân được chữa. Và trong một số lớn bệnh nhân bệnh lại tái
phát sau một thời gian nghỉ thuốc. Ðiều này đã mang lại nhiều thất vọng cho cả
bác sĩ lẫn bệnh nhân.
Trong những năm vừa qua, nhờ vào những khám
phá và kinh nghiệm rút tỉa từ phương thức trị liệu bệnh HIV/AIDS, lối chữa bệnh
viêm gan C trở nên tinh vi hơn. Với khuynh hướng pha trộn nhiều loại thuốc khác
nhau (combination therapy), tỷ lệ lành bệnh tăng nhanh. Một thí dụ điển hình là
lối chữa bệnh viêm gan C cùng một lúc với 2 loại thuốc: Interferon và
ribavarin.
RIBAVARIN LÀ GÌ?
Ribavarin là một loại thuốc viên, được bán
trên nước Mỹ dưới nhãn hiệu là Rebetol, của hãng Schering và Copegus, của hãng
Roche. Thuốc thuộc gia đình Guanosin, đã và đang được dùng như thuốc bơm vào
phổi (inhalant) cho trẻ em mắc bệnh phổi do syncytial virút gây ra.
Chất hóa học của thuốc này có hình dáng tương tự như những đơn vị của nhiễm thể RNA. Người ta tin rằng chất ribavirin, nếu uống đúng dose có thể ngăn cản sự tăng trưởng của các vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc này nếu dùng một mình sẽ không đủ sức để tiêu diệt vi khuẩn viêm gan C.
Chất hóa học của thuốc này có hình dáng tương tự như những đơn vị của nhiễm thể RNA. Người ta tin rằng chất ribavirin, nếu uống đúng dose có thể ngăn cản sự tăng trưởng của các vi khuẩn. Tuy nhiên, thuốc này nếu dùng một mình sẽ không đủ sức để tiêu diệt vi khuẩn viêm gan C.
Nhưng khi dùng chung với thuốc chích
interferon (Combination Therapy), thuốc này mang lại một kết quả chữa bệnh
không ngờ. Trong phương pháp này vi khuẩn viêm gan C sẽ bị tấn công trên nhiều
"mặt trận" khác nhau. Trong lúc interferon tăng cường hệ thống miễn
nhiễm và ngăn cản vi khuẩn viêm gan tấn công các tế bào chưa bị hư, chất
ribavarin sẽ ngăn cản không cho các vi khuẩn đã có trong cơ thể tiếp tục tăng
trưởng.
Gần đây nhất, người ta lại khám phá thêm một loại interferon mới, tốt hơn với tên là pegylated interferon. Thuốc này có nhiều lợi điểm so với các loại interferon cũ. Với bán thời (half life) dài hơn, thuốc chỉ cần chích mỗi tuần một lần, thay vì tuần 3 lần so với thuốc Intron-A. Hai tên thuốc điển hình đang được dùng tại Hoa Kỳ là PegIntron (Peginterferon alpha-2b) & Pegasys (Peginterferon alpha-2a).
Gần đây nhất, người ta lại khám phá thêm một loại interferon mới, tốt hơn với tên là pegylated interferon. Thuốc này có nhiều lợi điểm so với các loại interferon cũ. Với bán thời (half life) dài hơn, thuốc chỉ cần chích mỗi tuần một lần, thay vì tuần 3 lần so với thuốc Intron-A. Hai tên thuốc điển hình đang được dùng tại Hoa Kỳ là PegIntron (Peginterferon alpha-2b) & Pegasys (Peginterferon alpha-2a).
Công hiệu của thuốc này cũng khả quan hơn
nhiều, với xác xuất hoàn toàn hết bệnh (cure rate) lên đến 88% cho bệnh nhân
viêm gan C loại số 2 và 3, nếu chích chung với thuốc uống ribavarin trong vòng
6 tháng. Và khoảng 50% bệnh nhân viêm gan C loại "cứng đầu" khó chữa
như loại số 1a/1b, sẽ hoàn toàn hết bệnh trong một thời gian lâu dài, nếu được
chữa trong vòng một năm.
Sau khi chữa xong, bệnh có thể tái phát với tỷ lệ 0.8%
sau một năm, và 1.8% sau 2 năm. Nếu sau 4 năm mà bệnh không hề tái phát, nghĩa
là chất ALT trong máu vẫn hoàn toàn bình thường cũng như tổng lượng vi khuẩn
viêm gan C vẫn không tìm thấy (Undetectable Quantitative HCV-RNA), bệnh được
xem là hoàn toàn hết.
NHỮNG ÐIỀU NÊN BIẾT KHI CHỮA TRỊ VỚI
THUỐC RIBAVARIN.
a) Thuốc chỉ dùng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở
lên mà thôi. Không dùng cho trẻ em. Vì thuốc có nhiều phản ứng phụ, một số bác
sĩ khuyên bệnh nhân lớn hơn 65 tuổi không nên chích thuốc này. Bệnh nhân phải
có khả năng tự chích lấy hoặc liên lạc với bác sĩ của mình trong trường hợp bị
quá nhiều phản ứng phụ của thuốc.
b) Vì thuốc ribavarin có thể gây ra quái thai, thai nghén trong thời gian chữa trị phải được ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Nếu một trong hai vợ chồng uống thuốc ribavarin, cả vợ lẫn chồng đều phải dùng phương pháp ngừa thai (double protection). Vợ uống thuốc ngừa thai. Chồng dùng bao cao su. Ðây là để tránh hậu quả vô cùng tai hại có thể xẩy ra, nếu không phòng ngừa cẩn thận. Nếu muốn có con, quý vị phải chờ ít nhất 6 tháng sau khi chữa xong bệnh.
Người vợ ở lứa tuổi có thể có con (bệnh nhân hay phu thê của bệnh nhân) phải được thử thai (pregnancy test) hằng tháng. Nếu chẳng may, quý vị hoặc người vợ của mình có thai trong lúc chữa trị, xin quý vị liên lạc GẤP với bác sĩ của mình.
c) Những kim chích sau khi đã dùng xong, phải được cất giữ cẩn thận trong những hộp đựng kim đặc biệt, để tránh tình trạng lây bệnh cho người khác. Thường các phòng thử nghiệm máu có thể giúp quý vị tiêu hủy những hộp đựng kim này theo tiêu chuẩn ấn định bởi bộ y tế. Các loại thuốc chích phải được tích trữ trong tủ lạnh.
Nếu đi du lịch, quý vị nên đựng thuốc trong hộp nhựa và đá khô để thuốc không bị hư. Hộp này được cung cấp miễn phí bởi hãng thuốc.
b) Vì thuốc ribavarin có thể gây ra quái thai, thai nghén trong thời gian chữa trị phải được ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Nếu một trong hai vợ chồng uống thuốc ribavarin, cả vợ lẫn chồng đều phải dùng phương pháp ngừa thai (double protection). Vợ uống thuốc ngừa thai. Chồng dùng bao cao su. Ðây là để tránh hậu quả vô cùng tai hại có thể xẩy ra, nếu không phòng ngừa cẩn thận. Nếu muốn có con, quý vị phải chờ ít nhất 6 tháng sau khi chữa xong bệnh.
Người vợ ở lứa tuổi có thể có con (bệnh nhân hay phu thê của bệnh nhân) phải được thử thai (pregnancy test) hằng tháng. Nếu chẳng may, quý vị hoặc người vợ của mình có thai trong lúc chữa trị, xin quý vị liên lạc GẤP với bác sĩ của mình.
c) Những kim chích sau khi đã dùng xong, phải được cất giữ cẩn thận trong những hộp đựng kim đặc biệt, để tránh tình trạng lây bệnh cho người khác. Thường các phòng thử nghiệm máu có thể giúp quý vị tiêu hủy những hộp đựng kim này theo tiêu chuẩn ấn định bởi bộ y tế. Các loại thuốc chích phải được tích trữ trong tủ lạnh.
Nếu đi du lịch, quý vị nên đựng thuốc trong hộp nhựa và đá khô để thuốc không bị hư. Hộp này được cung cấp miễn phí bởi hãng thuốc.
LÀM THẾ NÀO ÐỂ BỚT PHẢN ỨNG PHỤ?
Interferon có thể gây ra nhiều phản ứng phụ
khác nhau. Chúng có thể rất khó chịu trong vài tuần lễ đầu, nhưng sẽ giảm dần,
một khi cơ thể bắt đầu quen thuốc. Một số người may mắn không gặp bất cứ một
trở ngại nào đáng kể trong khi chích thuốc.
Nhưng ngược lại, trong một số bệnh nhân, các phản ứng phụ có thể nặng đến nỗi tưởng như không chịu được và phải bỏ cuộc không tiếp tục điều trị nữa. Trong trường hợp này, xin quý vị đương nản lòng và mất kiên nhẫn. Hy vọng những đề nghị sau đây có thể giúp quý vị đối phó với các phản ứng phụ:
Nhưng ngược lại, trong một số bệnh nhân, các phản ứng phụ có thể nặng đến nỗi tưởng như không chịu được và phải bỏ cuộc không tiếp tục điều trị nữa. Trong trường hợp này, xin quý vị đương nản lòng và mất kiên nhẫn. Hy vọng những đề nghị sau đây có thể giúp quý vị đối phó với các phản ứng phụ:
1) Interferon có những phản ứng phụ
tương tự như những cơn cảm cúm. Bệnh nhân thường cảm thấy hâm hấp nóng, mệt
mỏi, đau nhức mình mẩy cũng như tay chân, sau khi chích thuốc. Người mệt mỏi,
rét lạnh. Miệng khô đắng, khó chịu hoặc cảm thấy buồn nôn. Thức ăn trở nên vô vị.
Ăn kém đi, bệnh nhân có thể mất ký.
Tóc có thể mỏng dần hoặc thưa thớt. Triệu chứng kể trên thường nặng nhất trong 2 tuần lễ đầu, nên quý vị có thể xin nghỉ việc trong thời gian khó khăn này. Ðây là thử thách đầu tiên và cũng là quyết liệt nhất. May mắn thay, các triệu chứng sẽ từ từ giảm dần, nếu tiếp tục chích. Ðể tránh rụng tóc, quý vị có thể dùng các loại thuốc gội đầu hiệu Nioxin.
Tóc có thể mỏng dần hoặc thưa thớt. Triệu chứng kể trên thường nặng nhất trong 2 tuần lễ đầu, nên quý vị có thể xin nghỉ việc trong thời gian khó khăn này. Ðây là thử thách đầu tiên và cũng là quyết liệt nhất. May mắn thay, các triệu chứng sẽ từ từ giảm dần, nếu tiếp tục chích. Ðể tránh rụng tóc, quý vị có thể dùng các loại thuốc gội đầu hiệu Nioxin.
2) Các triệu chứng kể trên thường
bắt đầu xuất hiện từ 4 đến 6 tiếng sau khi chích. Vì thế, quý vị nên chích
trước khi đi ngủ. Khi ngủ say chúng ta sẽ không cảm thấy mệt mỏi. Uống từ một
đến hai viên Advil 400 mg (ibuprofen) hoặc 2 viên Tylenol (acetaminophen 500mg)
trước hoặc sau khi chích sẽ giúp cơ thể dễ chịu hơn. Không nên uống thuốc
Tylenol quá liều, nhất là nếu uống chung với rượu hoặc bia. Gan có thể bị hủy
hoại một cách nhanh chóng.
3) Nên chích thuốc pegylated
Interferon vào tối thứ Sáu. Như thế, phản ứng phụ nếu có sẽ nhiều nhất vào
những ngày cuối tuần, không phải đi làm việc.
Nên uống thật nhiều nước. Nên cữ cà-phê và
rượu. Khi quá mệt, nên nghỉ ngơi thường xuyên. Khi buồn nôn, nên ăn thành nhiều
bữa, tránh dầu mỡ. Nên ăn nhiều rau luộc và trái cây ngọt, cũng như những thức
ăn lặt vặt để tránh tình trạng mất ký. Khi miệng khô hoặc đắng chát, nên đánh
răng nhiều lần, hoặc xúc miệng thường xuyên. Một số bệnh nhân bị lở miệng và
lưỡi trong khi chích thuốc, họ có thể xúc miệng bằng waterperoxide H2O2 pha
chung với nước ấm (pha nửa nước, nửa thuốc).
5) Tập thể dục nhẹ. Ban đầu nên tập
những động tác làm giãn gân, giãn cốt vào mỗi sáng và buổi chiều trước bữa ăn
tối. Tập thể dục thường xuyên không những làm cơ thể chúng ta được thoải mái,
mà còn có thể giảm đi sự đau đớn khớp xương và bắp thịt do thuốc gây ra.
Tập thể dục theo lối Tai-Chi, tập gậy dưỡng sinh của cụ Mai Bắc Ðẩu, hay một số phương pháp luyện khí công v.v. cũng có thể giúp cơ thể chúng ta vượt qua những phản ứng phụ của thuốc một cách tương đối dễ dàng hơn.
Tập thể dục theo lối Tai-Chi, tập gậy dưỡng sinh của cụ Mai Bắc Ðẩu, hay một số phương pháp luyện khí công v.v. cũng có thể giúp cơ thể chúng ta vượt qua những phản ứng phụ của thuốc một cách tương đối dễ dàng hơn.
6) Interferon cũng có thể thay đổi
tính tình hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thần của bệnh nhân. Người bệnh
có thể trở nên bực bội, cáu kỉnh, dễ nổi nóng, mất tự chủ. Tập trung tư tưởng
trở nên khó khăn.
Nguy hiểm nhất là buồn phiền, chán đời, không muốn sống và nhiều khi có ý định tự tử. Trong lúc chữa trị, quý vị, vì thế nên chia sẻ những đổi thay kỳ lạ của cơ thể mình với người thân trong gia đình. Nhất là, khi quý vị cảm thấy khác thường, không kiểm soát được đầu óc của mình, buồn bực một cách quá đáng với ý định tự tử, quý vị hãy liên lạc ngay với bác sĩ của mình, càng sớm càng tốt, dù ngày hay đêm. (Nhưng nếu chỉ bị mất ngủ một chút như trong trường hợp của cô T. kể trên, quý vị có thể chờ đến sáng hôm sau cũng được.)
7) Khi nhức đầu, có thể dùng những phương pháp khác nhau để relax. Nghe nhạc êm diệu, đừng quá chói tai. Tránh xem TV quá lâu. Massage nhè nhẹ hai bên thái dương và cổ. 8) Ngoài ra, interferon có thể thuyên giảm nhiệm vụ của tủy xương gây ra thiếu máu.
Thiếu hồng huyết cầu (red blood cell) người dễ mệt. Thiếu bạch cầu (white blood cell) cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Và thiếu tiểu cầu (platelet cell) cơ thể dễ bị chảy máu. Vì thế trong khi chữa trị, quý vị sẽ phải đi thử máu rất nhiều lần, gần như mỗi tháng một lần.
9) Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thuốc Interferon là nhồi máu cơ tim (heart attack). Trường hợp này có thể xẩy ra cho bất cứ một ai trong lúc chích thuốc. Tuy nhiên những người sau đây sẽ có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn: a) người đang bị cao áp huyết, b) người đang bị tiểu đường, c) người có chất Cholesterol quá cao, d) người hút thuốc lá, e) người quá lớn tuổi (thường hơn 65 tuổi trở lên). Vì thế, nếu trong lúc chữa trị, quý vị phải gọi ngay số 911, nếu bỗng dưng bị đau tim, tức ngực, khó thở.
10) Hiện nay trên nước Mỹ, nhiều nhóm hỗ trợ (support groups) được thành lập để bệnh nhân có dịp chia sẻ kinh nghiệm bản thân cho nhau, cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong lúc chữa trị. Xin quý vị liên lạc với bác sĩ của mình về những địa chỉ cũng như số phone liên lạc của những nhóm gần nơi quý vị đang cư ngụ.
Nguy hiểm nhất là buồn phiền, chán đời, không muốn sống và nhiều khi có ý định tự tử. Trong lúc chữa trị, quý vị, vì thế nên chia sẻ những đổi thay kỳ lạ của cơ thể mình với người thân trong gia đình. Nhất là, khi quý vị cảm thấy khác thường, không kiểm soát được đầu óc của mình, buồn bực một cách quá đáng với ý định tự tử, quý vị hãy liên lạc ngay với bác sĩ của mình, càng sớm càng tốt, dù ngày hay đêm. (Nhưng nếu chỉ bị mất ngủ một chút như trong trường hợp của cô T. kể trên, quý vị có thể chờ đến sáng hôm sau cũng được.)
7) Khi nhức đầu, có thể dùng những phương pháp khác nhau để relax. Nghe nhạc êm diệu, đừng quá chói tai. Tránh xem TV quá lâu. Massage nhè nhẹ hai bên thái dương và cổ. 8) Ngoài ra, interferon có thể thuyên giảm nhiệm vụ của tủy xương gây ra thiếu máu.
Thiếu hồng huyết cầu (red blood cell) người dễ mệt. Thiếu bạch cầu (white blood cell) cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Và thiếu tiểu cầu (platelet cell) cơ thể dễ bị chảy máu. Vì thế trong khi chữa trị, quý vị sẽ phải đi thử máu rất nhiều lần, gần như mỗi tháng một lần.
9) Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của thuốc Interferon là nhồi máu cơ tim (heart attack). Trường hợp này có thể xẩy ra cho bất cứ một ai trong lúc chích thuốc. Tuy nhiên những người sau đây sẽ có nguy cơ bị đau tim nhiều hơn: a) người đang bị cao áp huyết, b) người đang bị tiểu đường, c) người có chất Cholesterol quá cao, d) người hút thuốc lá, e) người quá lớn tuổi (thường hơn 65 tuổi trở lên). Vì thế, nếu trong lúc chữa trị, quý vị phải gọi ngay số 911, nếu bỗng dưng bị đau tim, tức ngực, khó thở.
10) Hiện nay trên nước Mỹ, nhiều nhóm hỗ trợ (support groups) được thành lập để bệnh nhân có dịp chia sẻ kinh nghiệm bản thân cho nhau, cũng như giúp đỡ lẫn nhau trong lúc chữa trị. Xin quý vị liên lạc với bác sĩ của mình về những địa chỉ cũng như số phone liên lạc của những nhóm gần nơi quý vị đang cư ngụ.
ZADAXIN (Thymosin Alpha 1):
Ðây là một loại thuốc mới đang được ứng dụng
trong việc chữa trị bệnh viêm B và C. Cũng như Interferon thuốc này là một
trong những hóa chất mà cơ thể chúng ta tự chế tạo để kích thích và tăng cường
hệ thống miễn nhiễm. Người ta nhận thấy, nếu thuốc này được chích dưới da 2 lần
một tuần, những "cảm tử quân" trong hệ thống miễn nhiễm như T-cell
helper, Cytotoxic T-cell, Natural Killer cell sẽ tăng nhanh và sẽ tấn công
những tế bào gan đã bị nhiễm trùng một cách đắc lực hơn. Thuốc được xem là an
toàn và rất ít phản ứng phụ. Hy vọng thuốc này sẽ được FDA chấp thuận trong một
thời gian rất gần đây.
Tế bào gan bị nhiễm trùng đang bị hủy hoại bởi
hệ thống miễn nhiễm, dưới sự điều khiển của Thymosin Alpha 1 (Zadaxin)
Trong một số ít bệnh nhân, trong lúc đang được
chữa trị bằng thuốc Interferon, phân tố hóa ALT tăng cao trở lại. Người ta cho
rằng thuốc chích nay đã bị mất hiệu lực vì vi khuẩn viêm gan C lại một lần nữa
thay hình đổi dạng. Với một số mã di truyền mới khác lạ, những vi khuẩn viêm
gan C này không còn bị tiêu hủy bởi thuốc interferon nữa. Mặt khác, người ta
cũng tin rằng, trong đa số những trường hợp kém may mắn này, thuốc Rebetron có
thể đã hoàn toàn không có một chút hiệu lực ngay từ đầu, và sự bình thường hóa
của chất ALT chỉ là một tình cờ ngẫu nhiên mà thôi. Sau đó, vì gan vẫn tiếp tục
bị viêm, chất ALT sẽ không sớm thì muộn tăng cao trở lại.
Ngoài ra người ta cũng cho rằng, trong một số
trường hợp hiếm hoi hơn, cơ thể bệnh nhân có thể hóa giải thuốc Interferon với
những kháng thể khác nhau. (Ðây là một lỗi lầm khác của hệ thống miễn nhiễm
trong việc chống trả sự tấn công của vi khuẩn viêm gan C. Thay vì đi giết quân
thù, thì chúng lại cho quân đi đánh "bạn đồng minh". Những bệnh nhân
này thường được xem là
"chưa có thuốc chữa" và cần theo dõi một cách kỹ lưỡng. Một số trung tâm Ðại Học có những phương thức chữa bệnh khác nhau với các loại thuốc đang trong vòng nghiên cứu cho những trường hợp tương tự.
"chưa có thuốc chữa" và cần theo dõi một cách kỹ lưỡng. Một số trung tâm Ðại Học có những phương thức chữa bệnh khác nhau với các loại thuốc đang trong vòng nghiên cứu cho những trường hợp tương tự.
Tóm lại, viêm gan C là một căn bệnh dễ lây qua
máu, nhưng không lây qua thức ăn, mồ hôi và nước bọt. Người bệnh vẫn có thể
tiếp tục ăn uống, sống chung chạ
trong gia đình, mà không sợ lây bệnh cho người thân thương. Tùy theo từng loại vi khuẩn, thời gian chữa bệnh có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Với những thuốc mới hơn, kết quả chữa bệnh trở nên khả quan hơn với ít phản ứng phụ hơn.
Hy vọng trong một tương lai gần đây, nhiều loại thuốc tốt hơn nữa với ít phản ứng phụ hơn sẽ được dùng để chữa căn bệnh đáng ngại này. Nhiều nghiên cứu về thuốc mới với khả năng hủy hoại những phân hóa tố (enzymes) quan trọng của vi khuẩn viêm gan C đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới. Với những loại thuốc này, chúng ta sẽ mở thêm nhiều "mặt trận" mới trong việc diệt vi khuẩn viêm gan C.
Ngoài ra quý vị cũng có thể liên lạc hoặc tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan C qua các số phone hoặc những địa chỉ trên mạng lưới điện toán toàn cầu sau đây:
trong gia đình, mà không sợ lây bệnh cho người thân thương. Tùy theo từng loại vi khuẩn, thời gian chữa bệnh có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm. Với những thuốc mới hơn, kết quả chữa bệnh trở nên khả quan hơn với ít phản ứng phụ hơn.
Hy vọng trong một tương lai gần đây, nhiều loại thuốc tốt hơn nữa với ít phản ứng phụ hơn sẽ được dùng để chữa căn bệnh đáng ngại này. Nhiều nghiên cứu về thuốc mới với khả năng hủy hoại những phân hóa tố (enzymes) quan trọng của vi khuẩn viêm gan C đang được thực hiện khắp nơi trên thế giới. Với những loại thuốc này, chúng ta sẽ mở thêm nhiều "mặt trận" mới trong việc diệt vi khuẩn viêm gan C.
Ngoài ra quý vị cũng có thể liên lạc hoặc tìm hiểu thêm về bệnh viêm gan C qua các số phone hoặc những địa chỉ trên mạng lưới điện toán toàn cầu sau đây:
1) Hepatitis C Support Group (Hoa
Kỳ) (949) 654-4250
2) Hepatitis Foundation International (1-800-891-0707); www.HepFl.org
2) Hepatitis Foundation International (1-800-891-0707); www.HepFl.org
3) American Liver Foundation (Hoa
Kỳ) (1-800-223-0179);www.Liverfoundation.org
4) Centers for Disease Control and
Prevention, Hepatitis Branch (1-888-443-7232) (Hoa Kỳ); www.cdc.gov/ncidod/diseases/hepatitis/index.htm
5) Hội Ung Thư Việt Mỹ - (Vietnamese American Cancer Foundation)www.UngThu.org (714) 751-5805 (Hoa Kỳ)
5) Hội Ung Thư Việt Mỹ - (Vietnamese American Cancer Foundation)www.UngThu.org (714) 751-5805 (Hoa Kỳ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét