Thứ Bảy, 4 tháng 3, 2017

Bịnh ngoài da - Cảnh giác với bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Thống kê của Bệnh viện Da liễu Hà Nội trong những ngày gần đây cho biết, số lượng bệnh nhân đến khám do bị viêm da tiếp xúc tăng lên đột biến, chiếm khoảng 10 – 20% ca bệnh mà thủ phạm gây bệnh chủ yếu đến từ chính các loại côn trùng.

Viêm da tiếp xúc do côn trùng là một hiện tượng dị ứng da do dịch tiết của côn trùng chạm vào da. Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng thường tăng nhiều vào thời điểm vụ gặt khi côn trùng mất nơi cư trú, theo ánh sáng đèn điện mà bay vào nhà. 
Những số liệu thực tế cho thấy, chủ yếu có hai loại côn trùng gây bệnh là ấu trùng bướm và kiến ba khoang.
Kiến ba khoang và ấu trùng bướm là thủ phạm chính gây viêm da tiếp xúc do côn trùng

 1/ Tổn thương xuất hiện chỉ sau một đêm ngủ dậy.

Xuất hiện với vùng da mặt bị ngứa lan rộng, nổi mủ, cũng những vết mẩn chạy dọc theo cánh tay, anh Vinh (Đống Đa – Hà Nội) cho biết: “Đêm trước khi đi ngủ, tôi hoàn toàn bình thường, nhưng sáng dậy cảm thấy da mặt và vùng da cánh tay như bị bỏng rát và rất ngứa”. Đến khám tại bệnh viện Da liễu anh được biết thủ phạm mang đến những vết tích ấy chính bởi côn trùng.Và anh Hòa không phải người duy nhất bị hậu quả tương tự. Số người đến khám với biểu hiện rát bỏng, ban đỏ, phù nề, mụn mủ, tổn thương theo hình dải,… tăng lên đột biến trong thời gian gần đây.
Điều này xảy tới chính bởi đây là thời điểm côn trùng càng phát triển mạnh do nông dân mới thu hoạch mùa khiến chúng mất nơi cư trú nên thường theo ánh sáng đèn vào nhà. Saukhi tiếp xúc với côn trùng, bệnh nhân có cảm giác bỏng rát, nổi ban hồng rồi sẽ sưng phù và thường kéo thành vệt dài như vết cào gãi, xuất hiện nhiều mụn nước li ti kèm theo. Số liệu thống kê cho thấy hơn 60% bệnh nhân phát bệnh đầu tiên vào buổi sáng và có tới 80% bệnh nhân có tổn thương ở mặt và 100% biểu hiện bằng vết đỏ, có mụn nước và kèm theo cảm giác bỏng rát.Tình trạng bệnh gây ngứa, khó chịu, khiến người bệnh rất dễ gãi lên vùng da bị tổn thương khiến vết thương càng sâu, thậm chí tạo mủ và có thể để lại sẹo.
Những vết mẩn ngứa, mụn nước loang rộng và có thể để lại sẹo nếu không được điều trị đúng cách

2/ Viêm da tiếp xúc do côn trùng khác với zona thần kinh.

Nhiều người, trong số đó có cả bác sỹ lầm tưởng viêm da tiếp xúc do côn trùng và zona thần kinh là cùng một bệnh. Điều này khiến cho quá trình chẩn đoán bệnh bị sai lệch nên điều trị không theo đúng hướng. Cần phải hiểu rõ, zona thần kinh xảy đến là do virus gây nên, tổn thương trên da là những mụn nước, bọng nước thành chùm kèm theo nổi hạch các vùng lân cận. Zona thần kinh chỉ xuất hiện khi đã bị thủy đậu, hiếm khi lây lan nên không được coi là dịch. Tính chất đau của zona như điện giật, đau từng cơn, khi tổn thương đã khỏi nhưng cơn đau vẫn còn tồn tại khá lâu.
Trong khi đó, viêm da tiếp xúc côn trùng xảy tới là do tiếp xúc trực tiếp với côn trùng, và củ yếu là ngứa rát âm ỉ không thành cơn, khi tổn thương đã thuyên giảm người bệnh cũng sẽ hết đau hoàn toàn.

3/ Xử trí sao khi bị viêm da da tiếp xúc do côn trùng.

Viêm da tiếp xúc với côn trùng tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây khó chịu lo lắng cho người bệnh và nếu không điều trị đúng cách có thể gây viêm nhiễm nặng hơn. Do đó để điều trị bệnh hiệu quả:
► Trước hết người bệnh phải loại bỏ được căn nguyên gây bệnh.
► Sau đó, rửa sạch vùng da bị ứng do tiếp xúc với dịch tiết của côn trùng sạch sẽ bằng nước, có thể sử dụng một số loại thuốc sát khuẩn ngoài da như: milian, eosine,… Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát lên vùng da bị tổn thương vì có thể gây bội nhiễm và để lại sẹo rất khó hồi phục.
► Trong trường hợp tổn thương lan rộng, bưng mủ và cảm thấy bỏn rát,… người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

 4/ Phòng tránh viêm da tiếp xúc do côn trùng.

Không giống như các bệnh dị ứng khác, hiện tượng dị ứng này chỉ xảy đến khi da tiếp xúc trực tiếp với côn trùng, do vậy bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bệnh với các lưu ý sau:
► Tuyệt đối không giết côn trùng bằng tay, tránh để da tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của côn trùng. Nếu đã bị viêm da tiếp xúc không nên chạm tay vào vùng da bị tổn thương rồi chạm sang các vùng khác bởi có thể làm lây lan bệnh.
► Kiểm tra kĩ quần áo, đồ dùng cá nhân trước khi sử dụng, trước khi ngủ cần kiểm tra giường chiếu để phát hiện côn trùng có thể ẩn nấp phía trong; tạo thói quen mắc màn trước khi đi ngủ để tránh bị côn trùng làm phiền.
►  Để hạn chế côn trùng có thể xâm nhập, bạn nên đóng kín các cửa, sử dụng cửa chống côn trùng, sử dụng rèm khi bật đèn để tránh côn trùng không bay vào nhà đặc biệt là vào thời điểm mưa bão và mùa gặt.
► Giữ môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ, không để đọng nước, cỏ rậm mọc,..xung quanh khu vực sinh sống. Có thể sử dụng một số loại thuốc xịt côn trùng không gây hại vào những nơi có nguy cơ cao côn trùng sinh sống.
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để tránh sự ẩn nấp của côn trùng
►  Sử dụng quần áo dài, đội mũ, mang các đồ bảo vệ như: ủng, gang tay, mũ,..khi phải làm việc tại những nơi côn trùng phát triển mạnh.
► Trồng một số loại cây có có khả năng "xua đuổi" côn trùng và tốt cho sức khỏe như là hương nhu, bạc hà, oải hương, cúc vạn thọ, cỏ sả...


Không có nhận xét nào: