Để sở hữu một làn da khỏe mạnh, mịn màng hấp dẫn, bạn nên chú ý cảnh giác với những bệnh ngoài da dưới đây.
1/ Bệnh zona: mắc zona, da bạn sẽ xuất hiện các nốt nhỏ, gây ngứa ran, hoặc đơn
giản là da khu vực đó trở nên nhạy cảm đặc biệt. Qua giai đoạn khởi phát, các
nốt nhỏ sẽ phát triển thành vô số các dấu chấm nhỏ, mụn nước gây nên cảm giác
đau đớn. Zona thường “mọc” ở ngực, bụng và mông. Bệnh hoàn toàn có thể chữa
khỏi nhưng sẽ gây nên cảm giác phiền toái như ngứa, đau, tê rát kéo dài.
2/ Phát ban (nổi mề đay): đây là căn bệnh khá phổ biến, nốt phát ban trông giống
như một vết lằn, bị chích đốt, gây ngứa, trường hợp nặng có thể làm người bệnh
bị khó thở. Nguyên nhân chính gây phát ban là ảnh hưởng của quá trình dùng
thuốc, thực phẩm, phụ gia hay đơn giản do nhiệt độ tăng cao. Bệnh có thể dễ
dàng bị “đánh bay” bởi thuốc kháng histamin.
3/ Bệnh vẩy nến: bệnh này thường ảnh hưởng đến da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng dưới. Hiện chưa phát hiện được nguyên nhân chính xác gây bệnh nhưng rất có thể do sự tấn công “nhầm” của hệ miễn dịch vào tế bào da khiến các tế bào mới phát triển quá nhanh. Phát ban không lây nhiễm nhưng có thể “tái xuất” nhiều lần trong cuộc đời người bệnh. Để “triệt tiêu” nó, bạn có thể sử dụng steroid, liệu pháp ánh sáng hay dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
4/ Eczema: nguyên nhân chính gây eczema là ảnh hưởng của các chất kích ứng da như
xà phòng, dầu rửa bát, chất gây dị ứng hay sự thay đổi khí hậu. Eczema khiến da
bị viêm, đỏ, khô, ngứa và thường xảy ra ở bàn tay, khuỷu tay. Kem làm mềm,
steroid, thuốc mỡ và thuốc kháng sinh có thể giúp bạn quên đi nỗi lo về eczema.
5/ Rosacea: bệnh gây ra các nốt mẩn đỏ trên mũi, cằm, trán và có thể ảnh hưởng
kích ứng mắt. Những nốt mẩn này có thể lan rộng ra các tế bào da xung quanh.
Nếu không điều trị kịp thời nó có thể phát triển thành mụn mủ. Điều trị rosacea
bằng cách dùng gel bôi, uống thuốc hoặc tiến hành tiểu phẫu loại bỏ tế bào bị
biến dạng.
6/ Vết sẹo khi cạo râu: những vết thương nhỏ li ti để lại trên da khi cạo râu lâu
ngày sẽ tàn phá dung nhan dữ dội. Các vết rạch nhỏ này có thể liền miệng và
phát triển ăn sâu vào da gây kích ứng, nổi mụn hoặc thậm chí là để lại sẹo. Để
giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt từ dao cạo, bạn nên làm ẩm da bằng một
chút nước ấm, cạo theo hướng mọc của râu và không cố căng mặt khi thực hiện.
Sau đó rửa sạch bằng nước lạnh và bôi một lớp kem dưỡng ẩm.
7/ Mụn trứng cá: mụn được hình thành khi da phản ứng với các kích thích tố. Nếu
bạn cố gắng nặn mụn thì tình hình càng trở nên thảm hại vì nó có thể gây nhiễm
trùng và để lại sẹo. Cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn là luôn giữ da được khô
thoáng, sạch dầu. Benzoyl peroxide, retinoids là một số thuốc có tác dụng ngừa
mụn.
8/ Nấm chân: nhiễm loại nấm này có thể gây bong tróc, mẩn đỏ, ngứa rát và đôi khi
xuất hiện mụn nước rải rác, thậm chí là lở loét. Tình trạng trên thường xảy ra
đối với các vận động viên khi sử dụng bể bơi, phòng thay đồ chung. Nấm sẽ “bám”
lấy chân và sinh sôi mạnh khi bạn đi những đôi giày chật và kín mít. Tuy nhiên,
chúng cũng dễ dàng bị tiêu diệt bằng các loại kem chống nấm bôi tại chỗ hoặc
uống thuốc theo toa.
9/ Nốt ruồi: nó có thể mọc bất cứ bộ phận nào trên cơ thể và thường mọc trước tuổi
20. Nốt ruồi thường mang màu đen hoặc nâu, có thể lớn dần theo thời gian, mọc
thêm “râu” và thay đổi sắc tố. Mặc dù không chiếm tỷ lệ cao nhưng một số trường
hợp nốt ruồi tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
10/ “Đốm da”: những vết đốm nâu này đôi khi không phải do quá trình lão hóa. Nó có
thể bắt nguồn từ ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời. Điều này cũng giải thích các
vết đốm thường xuất hiện trên các bộ phận như mặt, bàn tay và ngực. Các loại
kem tẩy trắng, phương pháp ánh sáng có thể loại trừ nỗi lo đốm da. Tuy nhiên,
bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp hữu hiệu nếu như các vết
đốm này phát triển thành khối u ác tính.
11/ Phát ban Pityriasis: đây được xem là một dạng phát ban vô hại, có vảy màu hồng
và thường xuất hiện trên cánh tay, chân, lưng, ngực, bụng và đôi khi cả ở cổ.
Dạng phát ban này hiện chưa xác định được nguyên nhân, thường không gây ngứa và
biến mất trong vòng 12 tuần mà không cần điều trị.
12/ Nám da: xuất hiện chủ yếu khi phụ nữ mang thai nhưng
nám cũng được tìm thấy cả ở nam giới. Nó có màu nâu nhạt xuất hiện trên má,
mũi, cằm và trán. Nám da có thể mất đi sau thời gian chị em lâm bồn nhưng cũng
có thể tồn tại mãi. Sử dụng các loại kem chống nắng, thuốc đơn theo toa có thể
giảm đáng kể tình trạng.
13/ Mụn cóc: lây nhiễm virus HPV gây mụn cóc ở
người, nó có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực
tiếp hoặc gián tiếp. Bạn có thể ngăn ngừa lây lan mụn cóc bằng cách tránh không
quan hệ thân mật với những người nghi có khả năng nhiễm HPV. Trong hầu hết các
trường hợp, mụn cóc là vô hại, không gây đau đớn. Người có mụn cóc có thể lựa
chọn phương pháp điều trị như đóng băng , phẫu thuật, điều trị laser và hóa
chất.
(Kiến thức)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét