Khi sử dụng thuốc, đưa thuốc vào trong cơ thể, thuốc được xem là “chất lạ”. Vì vậy, ngoài tác dụng chính là điều trị phòng bệnh do thuốc đem lại, cơ thể ta có thể chống lại chất lạ đó bằng những phản ứng gây rối loạn.
Đặc biệt, có phản ứng gọi là dị ứng thuốc.
Hình ảnh dị ứng thuốc ở người lớn và em bé.
Dị ứng thuốc được định nghĩa là phản ứng khác thường
của cơ thể khi tiếp tục lần thứ hai hay những lần sau với một thuốc mà thành
phần của thuốc có tính chất gọi là “gây dị ứng”
Nên lưu ý một số đặc điểm của dị ứng thuốc như
sau:
·
Dị
ứng thuốc không phụ thuộc vào liều lượng nên sẽ xảy ra dị ứng dù thuốc dùng
đúng liều hoặc thậm chí dùng thuốc rất ít, tức dưới liều chỉ đị
·
Phản
ứng dị ứng chỉ xảy ra ở một số ít bệnh nhân gọi là người dễ dị ứng, hoặc người
có “cơ địa dị ứng”. Cho nên, có thuốc nhiều người dùng chẳng việc gì nhưng dùng
ở người khác thì bị dị ứng, thậm chí dị ứng rất nặ
·
Trong
thuốc, ngoài dược chất còn có tá dược, chất bảo quản, kể cả tạp chất và người
dùng thuốc có thể bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong đó.
·
Phản
ứng dị ứng sẽ biến mất với việc ngưng dùng thuốc
Dị
ứng thuốc biểu hiện bằng nhiều dạng. Nặng nhất là sốc phản vệ biểu hiện bằng
chứng xanh tím tái, tụt huyết áp, loạn nhịp tim, trụy tim mạch, có thể gây chết
người. Hoặc biểu hiện nhẹ hơn ở nhiều cơ quan khác nhau: trên da nổi mề đay,
mẩn ngứa; trên hệ hô hấp khó thở, hen suyễn; trên hệ tiêu hóa đau bụng, nôn
mửa, tiêu chảy; trên mắt bị viêm đỏ kết mạc v.v…
Dị
ứng thuốc được phân loại 4 kiểu (gọi là týp 1, 2, 3, 4), trong đó có “phản ứng
tức thì kiểu phản vệ” (týp 1) xảy ra nhanh, khởi phát sau khi tiếp xúc thuốc
khoảng 15 phút. Có phản ứng chậm hơn gọi là “phản ứng độc tế bào” (týp 2) với
triệu chứng xuất hiện sau vài giờ. Hoặc xuất hiện sau vài ngày như hội chứng
Stevens-Johnson, hội chứng Lyell gây bong da, tróc niêm mạc, như bị bỏng toàn
thân trông rất thương tâm.
Đối
với thuốc, bất cứ dược chất nào cũng đều có khả năng gây dị ứng thuốc. Đứng đầu
là các kháng sinh và các thuốc có gốc là chất đạm (protein, peptid) như các
hormone. Ngay như các vitamin như vitamin C, vitamin B1 cũng gây dị ứng thuốc
(tiêm vitamin B1 có thể bị sốc phản vệ đưa đến chết người).
Đặc biệt lưu ý có
hiện tượng gọi là phản ứng chéo giữa thuốc gây dị ứng với thuốc khác cùng nhóm.
Thí dụ, người đã bị bị ứng với kháng sinh amoxicillin thì có thể bị dị ứng với
các thuốc khác trong cùng nhóm gọi là nhóm penicillin và với cả nhóm
cephalosporin. Hoặc người đã dị ứng với aspirin cũng có thể bị dị ứng với các
thuốc khác nằm trong nhóm thuốc
chống viêm không
steroid (NSAID).
Về
đường dùng thuốc, không chỉ dùng dạng uống hay tiêm mới dễ bị dị ứng thuốc mà
dùng dạng thuốc cho tác dụng tại chỗ như thuốc bôi ngoài da hay thuốc nhỏ mắt
cũng bị dị ứng thuốc. Có người dùng thuốc nhỏ mắt có chứa sulfamid đã bị hội
chứng Stevens-Johnson rất nặng hoặc thậm chí có thể bị sốc phản vệ.
Những biểu hiện lâm sàng dị ứng
thuốc:
Vị trí và Biểu hiện lâm sàng:
Vị trí và Biểu hiện lâm sàng:
- Toàn thân: Sốc phản vệ, hạ huyết áp, sốt, viêm mạch, sưng hạch, bệnh huyết thanh.
- Da: Mày đay, phù Quincke, sẩn ngứa, viêm da tiếp xúc, mẫn cảm ánh sáng, đỏ da toàn thân, hồng ban nhiễm sắc cố định, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell.
- Phổi: Khó thở, viêm phế nang.
- Gan: Viêm gan, tổn thương tế bào gan.
- Tim: Viêm cơ tim.
- Thận: Viêm cầu thận, hội chứng thận hư.
- Máu: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu hạt.
Một số hội chứng
lâm sàng dị ứng thuốc:
1/ Mày đay:
Mày đay là biểu hiện hay gặp và thường là biểu hiện ban đầu của các trường hợp dị ứng thuốc khác.
2/ Phù Quincke:
Xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc vài phút, vài giờ hoặc hàng ngày. Biểu hiện trong da và tổ chức dưới da của người bệnh có từng đám sưng nề, đường kính từ 2 - 10cm, thường xuất hiện ở những vùng da có tổ chức lỏng lẻo: môi, cổ, quanh mắt, bụng, bộ phận sinh dục, thanh quản, ruột, dạ dày, não, tử cung…
3/ Sốc phản vệ:
Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ khá đa dạng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (bồn chồn, hoảng hốt, sợ chết...). Sau đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da....với những biểu hiện như ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, hoặc không đo được, khó thở. Thể tối cấp người bệnh hôn mê, nghẹt thở, rối loạn tim mạch, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
4/ Chứng mất bạch cầu hạt:
Bệnh cảnh lâm sàng điển hình: sốt cao đột ngột, sức khoẻ giảm sút nhanh, loét hoại tử niêm mạc mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục; viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, dễ dẫn tới tử vong.
5/ Bệnh huyết thanh:
Do tiêm huyết thanh hoặc các protein dị thể, xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc, bệnh nhân mệt mỏi chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38 - 390, gan to hơn bình thường, có thể có mày đay khắp người.
6/ Viêm da dị ứng tiếp xúc:
Viêm da dị ứng tiếp xúc thường xảy ra sau ít giờtiếp xúc với thuốc, người bệnh thấy ngứa dữ dội, nổi ban đỏ, mụn nước, phù nề các vùng da hở, vùng tiếp xúc với thuốc.
7/ Đỏ da toàn thân:
Đỏ da toàn thân là tình trạng đỏ da diện rộng hoặc toàn thân như tôm luộc, gồm 2 giai đoạn: đỏ da và bong vảy trắng.
8/ Phát ban mụn mủ cấp toàn thân (AGEP):
Phát ban mụn mủ cấp toàn thân là bệnh dị ứng chủ yếu biểu hiện ở ngoài da hầu hết do dị ứng thuốc (95%), ngoài ra có thể do nhiễm trùng, đôi khi không rõ nguyên nhân.
9/ Phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và hệ thống triệu chứng hoặc hội chứng mẫn cảm do thuốc (DRESS hoặc DIHS):
Bộ ba triệu chứng: sốt, ban đỏ và tổn thương nội tạng; tỷ lệ tử vong cao, bệnh thường xuất hiện sau 1 đến 8 tuần sau khi tiếp xúc với thuốc có các triệu chứng: mệt mỏi, sốt cao 39 – 400C, viêm họng, tổn thương hạch, viêm gan, viêm thận và viêm phổi. Đặc biệt 30% bệnh nhân tăng eosinophil.
10/ Hồng ban nút:
Thường xuất hiện sau 2 - 3 ngày dùng thuốc, với biểu hiện: sốt cao, đau mỏi toàn thân, xuất hiện nhiều nút to nhỏ nổi lên mặt da, nhẵn đỏ, ấn đau, vị trí ở giữa trung bì và hạ bì, tập trung nhiều ở mặt duỗi các chi, đôi khi xuất hiện trên thân mình và ở mặt, lui dần sau một vài tuần, chuyển màu giống ban xuất huyết.
11/ Hồng ban nhiễm sắc cố định:
bệnh xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi dùng thuốc. Người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, trên da xuất hiện nhiều ban màu sẫm, các ban này ở tứ chi, thân mình, môi và sẽ xuất hiện ở chính vị trí đó nếu những lần sau lại dùng thuốc như vậy.
12/ Hồng ban đa dạng:
hồng ban đa dạng là hội chứng có ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước, thường có ban hình bia bắn, tiến triển cấp tính toàn thân.
13/ Hội chứng Stevens-Johnson:
Đặc trưng của hội chứng này là loét các hốc tự nhiên (trên 2 hốc, hay gặp ở mắt và miệng) và có nhiều dạng tổn thương da: bọng nước, diện tích da tổn thương < 10% diện tích da cơ thể, có thể kèm theo tổn thương gan thận, thể nặng có thể gây tử vong.
14/ Hội chứng Lyell (HC hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc - Toxic Epidermal Necrolysis: T.E.N): là tình trạng nhiễm độc hoại tử da nghiêm trọng nhất đặc trưng bởi dấu hiệu nikolski dương tính (dễ tuột da), tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân quá mệt mỏi, sốt cao, trên da xuất hiện các mảng đỏ, hoặc chấm xuất huyết, sau đó lớp thượng bì tách khỏi da, khẽ động tới là trợt ra từng mảng (dấu hiệu Nikolski dương tính). Diện tích da tổn thương > 30% diện tích da cơ thể, có thể viêm gan, thận, tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn tới tử vong.
1/ Mày đay:
Mày đay là biểu hiện hay gặp và thường là biểu hiện ban đầu của các trường hợp dị ứng thuốc khác.
2/ Phù Quincke:
Xuất hiện nhanh sau khi dùng thuốc vài phút, vài giờ hoặc hàng ngày. Biểu hiện trong da và tổ chức dưới da của người bệnh có từng đám sưng nề, đường kính từ 2 - 10cm, thường xuất hiện ở những vùng da có tổ chức lỏng lẻo: môi, cổ, quanh mắt, bụng, bộ phận sinh dục, thanh quản, ruột, dạ dày, não, tử cung…
3/ Sốc phản vệ:
Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ khá đa dạng, thường xảy ra sau khi dùng thuốc từ vài giây đến 20-30 phút, khởi đầu bằng cảm giác lạ thường (bồn chồn, hoảng hốt, sợ chết...). Sau đó là sự xuất hiện nhanh các triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hoá, da....với những biểu hiện như ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ, mạch nhanh, nhỏ, huyết áp tụt, hoặc không đo được, khó thở. Thể tối cấp người bệnh hôn mê, nghẹt thở, rối loạn tim mạch, ngừng tim và tử vong sau ít phút.
4/ Chứng mất bạch cầu hạt:
Bệnh cảnh lâm sàng điển hình: sốt cao đột ngột, sức khoẻ giảm sút nhanh, loét hoại tử niêm mạc mắt, miệng, họng, cơ quan sinh dục; viêm phổi, viêm tắc tĩnh mạch, nhiễm khuẩn huyết, dễ dẫn tới tử vong.
5/ Bệnh huyết thanh:
Do tiêm huyết thanh hoặc các protein dị thể, xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 14 sau khi dùng thuốc, bệnh nhân mệt mỏi chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao 38 - 390, gan to hơn bình thường, có thể có mày đay khắp người.
6/ Viêm da dị ứng tiếp xúc:
Viêm da dị ứng tiếp xúc thường xảy ra sau ít giờtiếp xúc với thuốc, người bệnh thấy ngứa dữ dội, nổi ban đỏ, mụn nước, phù nề các vùng da hở, vùng tiếp xúc với thuốc.
7/ Đỏ da toàn thân:
Đỏ da toàn thân là tình trạng đỏ da diện rộng hoặc toàn thân như tôm luộc, gồm 2 giai đoạn: đỏ da và bong vảy trắng.
8/ Phát ban mụn mủ cấp toàn thân (AGEP):
Phát ban mụn mủ cấp toàn thân là bệnh dị ứng chủ yếu biểu hiện ở ngoài da hầu hết do dị ứng thuốc (95%), ngoài ra có thể do nhiễm trùng, đôi khi không rõ nguyên nhân.
9/ Phát ban do thuốc với tăng bạch cầu ái toan và hệ thống triệu chứng hoặc hội chứng mẫn cảm do thuốc (DRESS hoặc DIHS):
Bộ ba triệu chứng: sốt, ban đỏ và tổn thương nội tạng; tỷ lệ tử vong cao, bệnh thường xuất hiện sau 1 đến 8 tuần sau khi tiếp xúc với thuốc có các triệu chứng: mệt mỏi, sốt cao 39 – 400C, viêm họng, tổn thương hạch, viêm gan, viêm thận và viêm phổi. Đặc biệt 30% bệnh nhân tăng eosinophil.
10/ Hồng ban nút:
Thường xuất hiện sau 2 - 3 ngày dùng thuốc, với biểu hiện: sốt cao, đau mỏi toàn thân, xuất hiện nhiều nút to nhỏ nổi lên mặt da, nhẵn đỏ, ấn đau, vị trí ở giữa trung bì và hạ bì, tập trung nhiều ở mặt duỗi các chi, đôi khi xuất hiện trên thân mình và ở mặt, lui dần sau một vài tuần, chuyển màu giống ban xuất huyết.
11/ Hồng ban nhiễm sắc cố định:
bệnh xuất hiện vài giờ hoặc vài ngày sau khi dùng thuốc. Người bệnh sốt nhẹ, mệt mỏi, trên da xuất hiện nhiều ban màu sẫm, các ban này ở tứ chi, thân mình, môi và sẽ xuất hiện ở chính vị trí đó nếu những lần sau lại dùng thuốc như vậy.
12/ Hồng ban đa dạng:
hồng ban đa dạng là hội chứng có ban đỏ, sẩn, mụn nước, bọng nước, thường có ban hình bia bắn, tiến triển cấp tính toàn thân.
13/ Hội chứng Stevens-Johnson:
Đặc trưng của hội chứng này là loét các hốc tự nhiên (trên 2 hốc, hay gặp ở mắt và miệng) và có nhiều dạng tổn thương da: bọng nước, diện tích da tổn thương < 10% diện tích da cơ thể, có thể kèm theo tổn thương gan thận, thể nặng có thể gây tử vong.
14/ Hội chứng Lyell (HC hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc - Toxic Epidermal Necrolysis: T.E.N): là tình trạng nhiễm độc hoại tử da nghiêm trọng nhất đặc trưng bởi dấu hiệu nikolski dương tính (dễ tuột da), tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân quá mệt mỏi, sốt cao, trên da xuất hiện các mảng đỏ, hoặc chấm xuất huyết, sau đó lớp thượng bì tách khỏi da, khẽ động tới là trợt ra từng mảng (dấu hiệu Nikolski dương tính). Diện tích da tổn thương > 30% diện tích da cơ thể, có thể viêm gan, thận, tình trạng người bệnh thường rất nặng, nhanh dẫn tới tử vong.
Để phòng tránh tình trạng dị ứng thuốc, cần
lưu ý các điều sau:
·
Xem
việc dùng thuốc là hệ trọng, chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và có sự hiểu
biết tối thiểu về cách dùng, liều lượng, tính năng, tác dụng phụ của thuố Nếu
có gì nghi ngờ về bệnh của mình thì cách tốt nhất đến bác sĩ khám để được chỉ
định dùng đúng thuốc.
·
Khi
đang dùng thuốc nếu xảy ra các phản ứng bất thường như ngứa, nổi mề đay, khó
thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu thì ngưng ngay thuốc đó, đến tái khám ở bác sĩ
đã chỉ định thuốc để bác sĩ cho hướng xử trí thích hợp (có thể phải đổi thuốc).
·
Khi
đã bị dị ứng loại thuốc nào tuyệt đối không dùng loại thuốc đó. Khi đi khám ở
bác sĩ hoặc đến nhà thuốc mua thuốc phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết
những loại thuốc đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng.
Được thông báo, bác sĩ dược sĩ sẽ tránh cho dùng những thuốc gây nguy hại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét