Không phải ai cũng may mắn trải qua một thai kỳ thành công suông sẻ.
Một số ít thai phụ có thể gặp phải những trở ngại trong quá trình mang thai do thai nhi gặp phải các vấn đề sau:
1. Mang thai ngoài tử cung:
Thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ khi thai nhi ngày một lớn dần.
Thai ngoài tử cung là một trong những trường hợp rất đáng ngại của các ca mang thai. Theo đó, thay vì chọn tử cung làm nơi trưởng thành trong suốt 9 tháng, thai nhi lại đậu ngay ở những vị trí bất lợi như buồng trứng, vòi tử cung, ổ bụng…
Điều kiện phát triển ở những nơi này có thể đe dọa đến tính mạng của những người mẹ mang thai ngoài tử cung khi thai nhi ngày một lớn dần.
2. Giãn não thất:
Cần phải được phát hiện và điều trị sớm giãn não thất ở trẻ hoặc buộc phải chấm dứt thai kỳ.
Đây là bệnh lý gặp phải ở những thai nhi đã vào đến tam cá nguyệt thứ hai. Nếu mắc phải bệnh giãn não thất, thai nhi có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như rối loạn chức năng vùng lều và gây bại liệt các chi.
Do đó, cần phải được phát hiện và điều trị sớm, bằng không buộc phải chấm dứt thai kỳ.
3. Thai chết lưu :
Thai nhi chết lưu trong tử cung mẹ.
Khi trứng thụ tinh đã làm tổ trong tử cung nhưng vì một lý do nào đó đã không thể tiếp tục phát triển sự sống của mình và chết đi trong cung lòng người mẹ người ta gọi đó là trường hợp thai chết lưu.
Bạn có tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết thai chết lưu để sớm có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Thai phát triển chậm trong tử cung:
Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ.
Nếu bạn đã thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng trong thai kỳ nhưng thai nhi vẫn bị nhẹ cân so với tiêu chuẩn khuyến cáo, có thể bạn thai nhi đã mắc phải một bệnh lý nào đó hoặc do những bất thường về gen, nhiễm sắc thể, hay do những nguyên nhân khác đến từ người mẹ chẳng hạn tình trạng nhiễm trùng, nhiễm hóa chất…
Tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được trường hợp thai nhi phát triển chậm trong tử cung nếu biết cách phòng ngừa hiệu quả.
5. Thai bị thiếu oxy :
Hầu hết trong các trường hợp, thai nhi bị thiếu oxy là do người mẹ mắc một trong các bệnh lý nghiêm trọng như: thiếu máu, đau tim, huyết áp cao hay hen suyễn… Chúng khiến mẹ khó thở và vì thế lượng oxy cung cấp vào cơ thể thai nhi cũng bị thiếu hụt.
Để tránh phải những rủi ro có thể gặp phải, mẹ nên biết cách phòng ngừa và xử lý trường hợp thai nhi bị thiếu oxy.
6. Thai máy bất thường
Bạn có thể theo dõi thai máy từ tháng thứ 4 trở đi để sớm phát hiện bất thường.
Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, bạn đã có thể theo dõi thai máy, tức hoạt động của thai nhi trong tử cung mẹ. Nếu thai máy bất thường không nên xem nhẹ nhất là khi đã bước qua tuần 30 của thai kỳ.
Đó có thể clà một dấu hiệu bất thường về sức khỏe cần được kiểm tra.
7. Tràng hoa quấn cổ:
Đã có không ít trường hợp thai nhi bị tràng hoa, tức dây rốn quấn quanh cổ đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này xuất hiện khi thai nhi vận động quá nhiều trong tử cung gây ra. Vậy mẹ nên làm gì khi thai nhi bị tràng hoa quấn cổ?
Tốt nhất không nên tự ý can thiệp tháo rốn hoặc làm theo những mẹo dân gian mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp an toàn.
Tốt nhất không nên tự ý can thiệp tháo rốn hoặc làm theo những mẹo dân gian mà hãy đến bệnh viện để được bác sĩ can thiệp an toàn.
8. Nhau tiền đạo :
Vị trí nhau bám bất thường.
Thông thường, nhau tiền đạo chỉ được phát hiện vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, nhau tiền đạo có thể dẫn đến tai biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.
9. Canxi hóa bánh nhau:
Hiện tượng canxi hóa bánh nhau.
Khi canxi lắng đọng ở phần giữa cơ tử cung và bánh nhau sẽ xuất hiện hiện tượng xơ hóa bánh nhau hay còn gọi là canxi hóa bánh nhau. Vậy, Canxi hóa bánh nhau có đáng ngại?
Thực chất, đây cũng là trường hợp không hiếm trong các ca mang thai. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
10. Nhau bong non:
Mẹ cần được nghỉ ngơi khi nhau bong non chưa quá nguy hiểm.
Một trong những trường hợp cấp cứu đe dọa nhất đến tính mạng của thai phụ và thai nhi đó chính là trường hợp nhau bong non. Song, nhau bong non không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó.
Do đó, những kiến thức về hiện tượng này sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo khi cần.
11. Nhau cài răng lược:
Nhau cài răng lược được minh họa.
Với sự phổ biến ngày càng tăng về tình trạng nhau cài răng lược, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên các bà mẹ theo dõi sức khỏe thai nhi định kỳ vì nhau cài răng lược có thể khiến thai phụ gặp nguy hiểm.
Thông thường nhau cài răng lược chỉ được phát hiện khi người mẹ chuyển dạ.
12. Hiện tượng đầu nổi:
Khi gần đến thời điểm sanh, thai nhi sẽ chúc đầu xuống và nằm gọn vào phần khung xương chậu của người mẹ.
Khi gần đến thời điểm sanh, thai nhi sẽ chúc đầu xuống và nằm gọn vào phần khung xương chậu của người mẹ. Nếu mọi chuyện không thuận theo điều từ nhiên này, thai nhi sẽ thật sự nguy hiểm với hiện tượng đầu nổi cuối thai kỳ.
Hiện tượng canxi hóa bánh nhau.
Khi canxi lắng đọng ở phần giữa cơ tử cung và bánh nhau sẽ xuất hiện hiện tượng xơ hóa bánh nhau hay còn gọi là canxi hóa bánh nhau. Vậy, Canxi hóa bánh nhau có đáng ngại?
Thực chất, đây cũng là trường hợp không hiếm trong các ca mang thai. Tuy nhiên, nếu ở mức độ nặng nó có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
10. Nhau bong non:
Mẹ cần được nghỉ ngơi khi nhau bong non chưa quá nguy hiểm.
Một trong những trường hợp cấp cứu đe dọa nhất đến tính mạng của thai phụ và thai nhi đó chính là trường hợp nhau bong non. Song, nhau bong non không phải ai cũng biết và hiểu rõ về nó.
Do đó, những kiến thức về hiện tượng này sẽ giúp bạn có thêm nguồn tham khảo khi cần.
11. Nhau cài răng lược:
Nhau cài răng lược được minh họa.
Với sự phổ biến ngày càng tăng về tình trạng nhau cài răng lược, các bác sĩ chuyên khoa luôn khuyên các bà mẹ theo dõi sức khỏe thai nhi định kỳ vì nhau cài răng lược có thể khiến thai phụ gặp nguy hiểm.
Thông thường nhau cài răng lược chỉ được phát hiện khi người mẹ chuyển dạ.
12. Hiện tượng đầu nổi:
Khi gần đến thời điểm sanh, thai nhi sẽ chúc đầu xuống và nằm gọn vào phần khung xương chậu của người mẹ.
Khi gần đến thời điểm sanh, thai nhi sẽ chúc đầu xuống và nằm gọn vào phần khung xương chậu của người mẹ. Nếu mọi chuyện không thuận theo điều từ nhiên này, thai nhi sẽ thật sự nguy hiểm với hiện tượng đầu nổi cuối thai kỳ.
Do đó, người mẹ cần phải được khám thai định kỳ để các bác sĩ theo dõi thường xuyên về sự phát triển của thai nhi nhất là vào những tuần cuối cùng.
13. Thai to vượt tuổi:
Trái với việc bỏ bê chuyện dinh dưỡng, nhiều người mẹ ngày nay lại chăm chút thái quá cho chất lượng bữa ăn của mình trong thai kỳ. Kết quả là thai nhi có cân nặng hơn mức bình thường. Điều này có thể khiến nhiều người tưởng rằng tốt.
13. Thai to vượt tuổi:
Trái với việc bỏ bê chuyện dinh dưỡng, nhiều người mẹ ngày nay lại chăm chút thái quá cho chất lượng bữa ăn của mình trong thai kỳ. Kết quả là thai nhi có cân nặng hơn mức bình thường. Điều này có thể khiến nhiều người tưởng rằng tốt.
Tuy nhiên, chớ chủ quan khi thai to vượt tuổi vì nó có thể liên quan đến một số vấn đề bệnh lý đáng ngại khác mà bạn cần để tâm.
14. Thai quá ngày dự sinh:
Thai quá ngày dự sinh không nên xem thường.
Bạn cứ chờ đợi ngày gặp con mãi dù đã quá ngày sinh? Đừng tiếp tục chần chừ. Bởi lẽ thai quá ngày dự sinh có thể tiềm ẩn những rủi ro mà bạn không thể ngờ tới.
14. Thai quá ngày dự sinh:
Thai quá ngày dự sinh không nên xem thường.
Bạn cứ chờ đợi ngày gặp con mãi dù đã quá ngày sinh? Đừng tiếp tục chần chừ. Bởi lẽ thai quá ngày dự sinh có thể tiềm ẩn những rủi ro mà bạn không thể ngờ tới.
Đó có thể là một dấu hiệu đáng ngại khác liên quan đến tình trạng sức khỏe thai nhi mà mẹ nhất thiết phải được thăm khám và xác định bởi các bác sĩ chuyên ngành.
Như vậy, bất cứ sự thay đổi nào từ người mẹ trong lúc bầu bí đều có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm.
Quế có thể trở thành tác nhân gây hại cho thai nhi nếu mẹ dùng trong thai kỳ.
Bên cạnh việc nhận biết các tác nhân từ bên ngoài có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi, việc điểm mặt 10 loại thuốc gây dị tật thai nhi cũng là một việc làm vô cùng cần thiết mẹ không thể bỏ qua nếu muốn bé thật khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.
Sau cùng, cũng vì sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ bầu cần được thăm khám sức khỏe vào 3 thời điểm vàng nhằm chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi.
Như vậy, bất cứ sự thay đổi nào từ người mẹ trong lúc bầu bí đều có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi gặp nguy hiểm.
Quế có thể trở thành tác nhân gây hại cho thai nhi nếu mẹ dùng trong thai kỳ.
Bên cạnh việc nhận biết các tác nhân từ bên ngoài có thể đe dọa đến sự phát triển của thai nhi, việc điểm mặt 10 loại thuốc gây dị tật thai nhi cũng là một việc làm vô cùng cần thiết mẹ không thể bỏ qua nếu muốn bé thật khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.
Sau cùng, cũng vì sự phát triển toàn diện của thai nhi, mẹ bầu cần được thăm khám sức khỏe vào 3 thời điểm vàng nhằm chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi.
Có như vậy, bạn mới thực sự an tâm và tìm cho mình những niềm vui khi thực hiện thiên chức làm mẹ.
Ghi chú:
1/ 10 loại thuốc gây dị tật cho thai nhi:
Mẹ bầu cần thận trọng khi dùng thuốc trong thai kỳ, nhất là các loại nằm trong top 10 loại thuốc cấm dùng cho bà bầu dưới đây nhé!
1. Thuốc kháng dị ứng histamine:
Nếu bị dị ứng mẹ cố gắng tránh xa các nguồn cơn khởi phát dị ứng hơn là dùng thuốc.
Thuốc này có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Tốt nhất, nếu bị dị ứng mẹ cố gắng tránh xa các nguồn cơn khởi phát dị ứng như máy lạnh, lông động vật nuôi trong nhà. Đồng thời, giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
2. Thuốc kháng sinh tetracycline và streptomycin:
Nhìn chung các loại kháng sinh đều không tốt cho thai nhi. Nếu buộc phải dùng loại thuốc này, các bác sĩ cũng phải vô cùng cận trọng trước khi kê toa cho bạn.
3. Thuốc giảm đau aspirin, acetaminophen và ibuprofen:
Hãy cố gắng dùng tay massage da đầu để giảm đau đầu hơn là phải dùng đến những loại thuốc có hại cho con.
4. Thuốc trị mụn accutane và retin-A:
Những loại thuốc trị mụn đều có nguy cơ cao gây dị tật thai nhi.
5. Thuốc thông mũi:
Mẹ bầuthường cảm lạnh, nghẹt mũi khi mang thai nhưng không nên dùng thuốc thông mũi vì sự an toàn của con. Nước muối sinh lý Natri Colorid 0,9% có thể giúp bạn làm sạch và thông mũi hiệu quả.
6. Thuốc kháng nấm:
Bạn có thể nhiễm nấm vùng âm đạo khi mang thai. Điều này rất phổ biến nhưng trước khi dùng thuốc điều trị, bạn nên được sự chỉ định của bác sĩ.
7. Thảo dược:
Dược phẩm như quế có thể gây hại cho thai nhi.
Nhiều người cho rằng, thảo dược thì vô hại và vì thế họ tùy nghi sử dụng cho mọi đối tượng, trong đó có người mang thai. Tuy nhiên, một số loại lại thực sự mang đến tai hại cho các thai nhi như: nhân sâm, quế, lô hội, hương thảo…
8. Thuốc chống co giật diazepam hoặc clonazepam:
Những thuốc này đặc biệt cấm cho người mang thai. Nếu cần thiết phải dùng đến nên có sự chỉ định của bác sĩ.
9. Thuốc an thần librium và valium:
Các thành phần thuốc này sẽ tác động trực tiếp và khiến thai nhi bị dị tật suốt đời. Vì thế, mẹ tuyệt đối không nên sử dụng.
10. Thuốc chống trầm cảm có chứa thành phần MAO như isocarboazid hoặc phenelzine:
Tuy rằng trầm cảm là một trong những bệnh tâm lý khá phổ biến trong thai kỳ nhưng trước khi muốn dùng thuốc điều trị nào mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nhằm bảo vệ thai nhi tốt nhất.
2/ 3 thời điểm vàng chẩn đoán, sàng lọc dị tật ở thai nhi mẹ cần lưu ý:
Hiện nay, có khoảng 2-3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh. Để giảm thiểu tỉ lệ này mẹ bầu cần phải đi khám thai định kỳ, thực hiện các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán cần thiết khi mang thai.
Các dạng dị tật thai nhi phổ biến
Trẻ bị dị tật bẩm sinh thường mang các dị tật như: hội chứng down, chậm lớn, chậm phát triển về trí tuệ, rối loạn giới tính, không thể phát dục…
Trẻ bị khuyết tật bẩm sinh là gánh nặng cho cả gia đình và xã hội. Do đó, việc sàng lọc và chẩn đoán khi mang thai có thể phát hiện và can thiệp sớm các dấu hiệu để giúp trẻ phát triển bình thường. Hoặc việc can thiệp này có thể giúp giảm nhẹ các hậu quả cho trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp cha mẹ có những quyết định giữ hay bỏ thai nhi nếu thai nhi mang những khuyết tật quá nặng, khó có thể sống sót hay phát triển sau khi được sinh ra.
Xét nghiệm máu mẹ bầu cho biết các bất thường về gene ở thai nhi.
Quy trình sàng lọc, chẩn đoán trong khi mang thai
Gồm có hai hoạt động cơ bản là siêu âm hình thái thai nhi và xét nghiệm máu cho mẹ.
3 tháng đầu thai kỳ
- Các y bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hình thái thai nhi, đo độ mờ da gáy để phát hiện nguy cơ mắc hội chứng down của trẻ. Việc chẩn đoán này có thể giúp y bác sĩ phát hiện các vấn đề khác như thai nhi không có hộp sọ, kẽ hở thành bụng…
- Xét nghiệm máu ở mẹ bầu nhằm xác định mẹ có mắc các bệnh như rubella, HIV và nguy cơ thai nhi có thể có những bất thường về gene.
- Nếu có những bất thường qua xét nghiệm máu, y bác sĩ sẽ tiếp tục thực hiện xét nghiệm sinh thiết gai rau để xác định chính xác tình trạng gene và các vấn đề khác của thai nhi.
3 tháng giữa thai kỳ
- Lúc này thai nhi đã lớn hơn nên y bác sĩ có thể xem xét từng bộ phận trên cơ thể bé. Sàng lọc và chẩn đoán trong thời gian này có thể phát hiện các bất thường về hệ thần kinh của bé (não úng thủy, tật nứt đốt sống…), hệ tim mạch (dị tật van tim, mạch máu, tim…), hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột..), hệ sinh dục (thận đa nang, van niệu đạo…), xương (ngắn chi, loạn sản xương…)
- Xét nghiệm máu mẹ bầu:
Lúc này việc xét nghiệm cũng nhằm xem xét các bệnh tật mới lây nhiễm ở mẹ bầu và các bất thường về nhiễm sắc thể mới phát sinh.
Nếu xét nghiệm máu có vấn đề, y bác sĩ sẽ chọc nước ối để xét nghiệm để xác định tình trạng chính xác của thai nhi.
Sàng lọc, chẩn đoán khi mang thai giúp phát hiện và can thiệp kịp thời các triệu chứng và tăng cơ hội để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Thời điểm tốt nhất để tiến hành siêu âm, các xét nghiệm sàng lọc, chẩn đoán
Việc thực hiện siêu âm, các xét nghiệm chẩn đoán dị tật ở thai nhi nên được thực hiện sớm từ ngày tuần thai thứ 11. Có ba mốc quan trọng sau:
Khám thai ở tuần 12 để tầm soát bệnh down
Đây là thời điểm tốt nhất để tiến hành đo độ mờ da gáy cho thai nhi. Y bác sĩ cũng đã có thể chẩn đoán những vấn đề về dị tật hộp sọ, hội chứng down, các vấn đề về nhiễm sắc thể trong thời gian này.
Cách phát hiện bệnh down được tiến hành như sau:
Cách 1: Dùng máy đo để tính tuổi thai và ước lượng chiều dài của thai nhi từ đỉnh đầu cho đến cuối xương sống và đo độ mờ của da gáy
Sức khỏe của thai nhi bình thường khi:
+ Ở tuần thứ 6 độ mờ da gáy là 2,8mm, ở tuần thứ 11 độ mờ da gáy là 2mm.
+ Hoặc nếu bé có độ mờ da gáy là 2,5-3,5mm thì vẫn bình thường.
+ Chiều dài là NT là 6mm
Cách 2: Chọc nước ối hoặc CVS để phát hiện những bất thường của nhiếm sắc thể, cách làm này cho kết quả chính xác lên đến 90%.
Siêu âm 4D cho hình ảnh rõ nét ở nhiều góc độ.
Công nghệ siêu âm 4D cho hình ảnh rõ nét, ở nhiều góc độ khác nhau, vì thế có thể dễ dàng phát hiện sớm những dị tật của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, não úng thủy, tim bẩm sinh, thoát vị hoành, hở thành bụng, hở đốt sống… và thậm chí dị tật về tim mạch cũng có thể được phát hiện trong giai đoạn này. Vì đây là thời điểm xuất hiện những dị tật ở thai nhi.
Siêu âm màu ở tuần thứ 32
Siêu âm màu ở tuần thứ 32, sẽ giúp các bác sĩ phát hiện sớm những bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não, hay sự bất thường về nhau thai chẳng hạn như dây rốn quấn quanh cổ, bất thường về vị trí bám của dây rốn.
Hơn nữa, siêu âm màu ở thời điểm này, còn giúp bác sĩ nhận biết được tình trạng phát triển của tử cung là nhanh hay chậm. Nếu tử cung phát triển chậm sẽ dễ bị suy thai và ngạt thai sau khi đẻ.
Việc phát hiện sớm di tật sẽ giúp bạn có thể hạn chế được những nguy hiểm bằng cách lựa chọn nơi sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị tốt cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé khi được sinh ra.
Siêu âm màu được thực hiện ở tuần thứ 32.
Ngoài ba thời điểm nêu trên, ở tuần 15 và tuần 21 bạn cần làm xét nghiệm sinh hóa để tầm soát khả năng lệch bộ nhiễm sắc thể nhé!
Trên là những lần kiểm tra tổng quát về sức khỏe thai nhi. Việc khám thai lúc này có thể giúp mẹ được dự báo sự phát triển bất thường trong tử cung của trẻ, điều này thường gây suy thai hay làm bé bị ngạt khi vừa sinh ra. Lúc này thai đã lớn, mẹ chỉ còn cách sinh bé ra. Nhưng việc nắm được các vấn đề của thai nhi giúp mẹ chủ động chọn nơi sinh nở phù hợp và có kế hoạch chăm sóc, chữa trị cho bé.
Những trường hợp có nguy cơ thai nhi dễ bị dị tật:
- Mẹ bầu lớn tuổi (sau 35 tuổi)
- Gia đình có người mắc bệnh khuyết tật bẩm sinh.
- Kết hôn cận huyết.
- Mẹ hay bố thường xuyên làm việc hay sống trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
- Mẹ bị mắc bệnh trong thai kỳ: rubella, cảm cúm, bệnh nội khoa…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét