Cách xử lý sót nhau sau sinh cho sản phụ phòng tránh biến chứng nguy hiểm không thể bỏ qua sau đây sẽ giúp các chị em hiểu rõ hơn về những vấn đề sau sinh, đặc biệt là chứng bệnh sót nhau sau sinh nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này hay thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. 
Nào cùng tìm hiểu và xử lý vấn đề sót nhau sau sinh nhé.

Sản dịch và những bất thường về sản dịch:

Sau khi sinh trong quá trình tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường như trước khi sinh, tử cung phải đào thải lớp niêm mạc tử cung sinh ra trong quá trình thai nghén – niêm mạc bắt đầu đi vào hoại tử, bị xơ hóa mà bong ra, lẫn lộn với máu, chất nhầy theo âm đạo thoát ra ngoài, người ta gọi đó là Ác lộ, máu sinh hay thường gọi là sản dịch. Cho nên trong ác lộ có máu, niêm mạc bị hoại tử và chất nhầy…
Trong 3 ngày sau khi sinh, máu sản dịch ra nhiều, màu đỏ tươi, sau đó màu máu nhạt dần, có màu hồng nhạt, giống như dịch loãng. Trong khoảng từ 7 đến 10 ngày sau khi sinh, trong máu sinh có mang một lượng lớn tế bào và niêm mạc nên có màu vàng nhạt và màu trắng còn gọi là máu sinh trắng, trong khoảng 20 ngày thì sản dịch ra hết
Nếu quá thời gian này mà ác lộ vẫn cứ tiết ra lai rai không dứt gọi là chứng Sản Hậu Ác Lộ Bất Tuyệt, Ác Lộ Bất Chỉ, Ác Lộ Bất Ngưng.
Nếu chứng này kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng huyết bị hư (thiếu máu) sinh ra nhiều biến chứng khác.
Nguyên nhân gây chứng này thường do sót nhau, hoặc cơ năng của tử cung quá yếu không hoàn thành được sứ mệnh đào thải lớp niêm mạc tử cung, hoặc tử cung có viêm nhiễm.

Những nguyên nhân gây sót nhau làm tăng triệu chứng bất thường ở sản dịch

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sót nhau sau sinh.
  • Thứ nhất, sản phụ có nhau thai bám sâu vào thành tử cung, khi lấy ra nhau bị đứt hoặc không lấy hết được.
  • Thứ hai, nhau thai có thể dính vào vết sẹo do lần mổ đẻ trước để lại, hoặc vết rạch nào đó ở tử cung.
  • Thứ ba, những người từng nạo phá thai cũng có thể bị sót nhau do phần này dính vào chỗ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng sau thủ thuật.
  • Ngoài ra, có thể do nhân viên y tế lấy nhau không kỹ và không hết.

Sự nguy hiểm của tình trạng sót nhau sau sinh:

Cách xử lý khi sản phụ bị sót nhau để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm phần 1
Sót nhau sau sinh có thể khiến sản phụ bị viêm nhiễm các cơ quan sinh sản như viêm tử cung, tắc vòi trứng…, thậm chí có thể băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng.

Những dấu hiệu cho biết sản phụ có thể bị sót nhau:


  • Theo bác sĩ, có nhiều dấu hiệu nhận biết sản phụ bị sót nhau. 
  • Trước hết là hiện tượng ra máu bất thường.
  • Bình thường, sau sinh sản phụ có thể bị ra dịch, máu kéo dài tới cả tháng.
  • Nhưng nếu thấy dịch ra quá nhiều, có màu đen, mùi hôi khó chịu, đau bụng âm ỉ hoặc liên tục ở bụng dưới, kèm theo biểu hiện sốt… thì có thể đó là triệu chứng của sót nhau thai.
  • Để chẩn đoán chính xác, khi thấy các biểu hiện trên sau sinh, chị em cần đi khám, siêu âm.

Khi bị sót nhau sản phụ nên làm gì:

Nếu phát hiện sót nhau, các bác sĩ sẽ xử trí nạo hút nốt nhau thai ra ngoài và sử dụng kháng sinh chữa các viêm nhiễm.
Theo bác sĩ, bài thuốc lá rau ngót sạch xay lấy nước uống rất tốt cho phụ nữ sau sinh vì giúp tử cung co bóp để đẩy nhanh sản dịch và nhau thai còn sót ra ngoài.
Cách xử lý khi sản phụ bị sót nhau để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm phần 2
Cách xử lý sót nhau sau sinh cho sản phụ phòng tránh biến chứng nguy hiểm trên đây của mecuteo.net sẽ giúp các thai phụ chữa trị dứt điểm chứng bệnh sót nhau, để các thai phụ khỏe mạnh hơn nhằm chăm sóc cho bé yêu và phòng tránh được các biến chứng gây vô sinh sau này. 
Các sản phụ hãy lưu ý đến sức khỏe của bản thân và xử lý kịp thời khi bị sót nhau sau sinh nhé.