1/ Kiểm tra thai nhi tuần 11 – 13:
Đây là một trong những mốc kiểm tra thai nhi quan trọng mà mẹ bầu không được bỏ qua. Cụ thể trong lần khám thai này, sản phụ sẽ được siêu âm để đo độ mờ da gáy giúp chẩn đoán nguy cơ bệnh down cùng những bất thường về nhiễm sắc thể khác.
Độ mờ da gáy chính là khoảng sáng sau gáy thai nhi, xuất hiện rõ nhất vào tuần thai 11 – 13. Trước tuần 11, thai còn quá nhỏ nên rất khó đo, sang tuần 14 độ mờ da gáy trở về bình thường nên kết quả đo không còn ý nghĩa nữa.
Sở dĩ cần đo độ mờ da gáy này bởi chúng có ý nghĩa lớn trong việc chẩn đoán nguy cơ dị tật. Chỉ số độ mờ da gáy càng cao thì nguy cơ dị tật càng lớn. Khi đó sản phụ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để có kết luận chính xác hơn.
2/ Kiểm tra thai nhi tuần 16:
Ở tuần thai này, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm triple test. Đây là xét nghiệm sử dụng máu người mẹ để chẩn đoán nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai nhi như hội chứng down, edward, dị tật ống thần kinh.
Triple test là bộ 3 xét nghiệm được thực hiện bằng cách đo lượng AFP – protein do thai sản xuất, hCG – nội tiết do nhau thai sản xuất và Estriol – nội tiết estrogen do cả nhau và thai sản xuất.
Nếu kết quả đo kết hợp cùng các yếu tố khác như tuổi thai, tuổi mẹ, tiền sử bản thân mẹ,…cho nguy cơ cao thì sản phụ sẽ được tham vấn chọc ối vào tuần 18. Kỹ thuật chọc ối có thể chấn đoán chính xác đến 99% dị tật thai nhi.
3/ Kiểm tra thai nhi tuần 21 – 22:
Trong mốc kiểm tra thai nhi này, sản phụ sẽ được siêu âm 3D hoặc 4D. Qua siêu âm, bác sĩ có thể quan sát được hầu hết những bất thường về hình thái của thai như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng cơ quan, nội tạng,…
Nếu có dị tật thai nhi, bác sĩ có thể tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho sản phụ hoặc đưa ra lời khuyên về việc đình chỉ thai nghén.
4/ Kiểm tra thai nhi tuần 31 – 32:
Ở tuần 31 – 32, siêu âm 3D hoặc 4D có thể phát hiện các dị tật về hình thái xảy ra muộn ở tim, mạch, cấu trúc não, đánh giá sự phát triển của thai có phù hợp với tuổi thai không, phát hiện tình trạng thai phát triển chậm.
Dị tật được phát hiện giai đoạn này mặc dù không thể can thiệp song nó giúp sản phụ ứng phó bằng việc chọn nơi sinh, phương pháp sinh, cách điều trị sau sinh kịp thời.
Ngôi thai và các kiểu của ngôi thai.
Thông thường, từ tuần 28, thai nhi bắt đầu xoay đầu xuống phía dưới xương chậu để ổn định vị trí ngôi thai – đây là vị trí sinh nở thuận lợi nhất.
Các mẹ bầu cần biết rằng, ngôi thai lý tưởng nhất để cuộc sinh nở thuận lợi là ngôi xoay đầu, đầu bé chúc xuống và gáy quay về phía bụng mẹ.
Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp mặc dù đã đến kỳ sinh đẻ nhưng ngôi thai vẫn nằm ở những vị trí khác nhau buộc các bác sỹ phải chỉ định đẻ mổ cho các sản phụ. Trong những trường hợp này nếu đẻ thường sẽ khiến ca sinh nở gặp khó khăn và có thể gây ra những rủi ro ngoài ý muốn.
Có mấy kiểu ngôi thai?
Ngôi thai là phần thai trình diện ngay khung chậu mẹ, là phần sẽ đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ đầu tiên. Ngôi thai được chia thành 3 dạng: ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang (hoặc xiên).
1/ Ngôi đầu:
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
Có 4 kiểu:
- Nếu đầu em bé cúi tốt, bác sĩ khám mẹ và sờ thấy thóp sau, gọi là ngôi chỏm.
- Nếu đầu em bé không cúi tốt, hơi ngửa, sờ được thóp trước, gọi là ngôi thóp trước.
- Nếu đầu em bé ngửa lưng chừng, sờ được từ mũi đến miệng, không sờ được cằm, gọi là ngôi trán.
- Nếu đầu em bé ngửa hết cỡ, sờ thấy cằm, gọi là ngôi mặt.
2/ Ngôi mông:
Là trường hợp ngôi thai bị ngược, đầu em bé hướng lên trên, mông quay xuống dưới phía tử cung của mẹ, gồm hai kiểu:
- Ngôi mông đủ: thai nhi có tư thế ngồi xếp bằng trong tử cung. Khi bác sĩ khám mẹ sẽ sờ được mông và hai bàn chân bé.
- Ngôi mông thiếu: gồm các trường hợp nhỏ – kiểu mông (thai nhi vắt ngược hai chân lên ôm sát vào ngực, bác sĩ khám sẽ sờ thấy mông bé, không thấy chân), kiểu chân (thai nhi đứng, sờ được chân mà không thấy mông) và kiểu gối (em bé quỳ, sờ được đầu gối).
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
3/ Ngôi ngang hay xiên:
Thai nhi nằm chắn ngang hoặc xiên cổ tử cung do chỉ xoay được nửa chừng. Trường hợp này xảy ra khi nhau thai nằm thấp hoặc sản phụ mang thai đôi.
Sinh nở thế nào đối với mỗi loại ngôi thai?
1/ Ngôi đầu:
Khi xác định ngôi chỏm và ngôi mặt, thai phụ có thể sinh bằng phương pháp tự nhiên. Nếu thai nhi ngôi mặt nhưng có cằm xoay về phía lưng mẹ, trường hợp này phải sinh mổ.
Trường hợp thai nhi ngôi thóp trước và ngôi trán, thai phụ nên sinh mổ. Lý do là đầu em bé ngửa lưng chừng nên đường kính đầu đi qua khung chậu lớn, không đi qua được.
Ảnh minh họa. Nguồn Internet
2/ Ngôi mông:
Trong các trường hợp xác định ngôi mông, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ có chọn lọc, tức là không phải tất cả các trường hợp phải mổ. Tuy nhiên, vì muốn độ an toàn cao cho cả mẹ lẫn con nên bác sĩ chỉ định cho mổ nhiều hơn. Trường hợp ngôi mông đủ và mông thiếu kiểu mông, thai phụ có thể sinh thường. Tùy theo sức khỏe của mẹ, sự xoay trở của thai nhi trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp cho sản phụ.
Riêng ngôi mông kiểu chân, người mẹ được chỉ định sinh mổ. Ngoài ra, ngôi mông cùng những bất thường khác như vỡ ối, tử cung có vết mổ cũ, sinh đôi, con so nặng trên 3 kg…, bác sĩ cũng sẽ chỉ định sinh mổ.
3/ Ngôi ngang hoặc xiên:
Ngôi ngang bắt buộc phải sinh mổ, không có cơ chế sinh thường vì cơ thể bé không thể qua được khung chậu.
Ngôi thai rất quan trọng trong việc tiên lượng sinh thường hay sinh mổ của sản phụ, có những trường hợp mặc dù đầu thai nhi ở dưới nhưng cũng không thể sinh thường được vì ngôi ở tư thế không thể lọt. Chính vì vậy, việc khám thai thường xuyên hơn ở cuối thai kỳ là hết sức quan trọng.
Siêu âm chẩn đoán ngôi thai và lựa chọn phương pháp sinh con cho mẹ:
Thường thì các mẹ bầu sẽ siêu âm chẩn đoán ngôi thai vào những tuần cuối thai kỳ, khoảng vào tuần thứ 36. Nếu xác định ngôi thai quá sớm, em bé có thể tiếp tục di chuyển và thay đổi ngôi thai sau đó, dẫn đến chẩn đoán ngôi thai khi sinh không thật chính xác.
Việc ngôi thai bình thường hay bất thường có thể là do cơ thể mẹ, cũng có thể do bé. Một số mẹ mới mang thai lần đầu, thành bụng dày và chắc, em bé không thể xoay đầu trong các tuần cuối thai kỳ.
Các mẹ đã sinh con nhiều lần, thành bụng giãn, không thể cố định em bé. Ngoài ra, tử cung bị u xơ hoặc mắc các bệnh về sinh sản cũng dễ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai không cố định.
Các mẹ đã sinh con nhiều lần, thành bụng giãn, không thể cố định em bé. Ngoài ra, tử cung bị u xơ hoặc mắc các bệnh về sinh sản cũng dễ khiến thai nhi xoay đầu thường xuyên, ngôi thai không cố định.
Em bé bị dây rốn quấn cổ nhiều vòng, hay có vấn đề về cổ, gáy, hoặc bị sinh non đều gặp phải trường hợp bị ngôi thai bất thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét