Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Mang thai - Những trường hợp nào phải sinh mổ cấp cứu?


Về phía người mẹ, cần phải mổ đẻ nếu có những đặc điểm sau:
- Vị trí của thai nhi không đúng tư thế : nằm ngang, chéo… sẽ khó đẻ do đó nên mổ
- Bầu thai dị thường: sớm tách khỏi tử cung.
- Đường âm đạo sinh con bị dị thường (không bình thường): Như hệ thống xương chậu hẹp, dị hình, bé đường âm đạo sinh con (như xương chậu ép, âm đạo bị bệnh, âm đạo bị nốt mẩn đỏ…), cửa tử cung khó mở rộng hoặc bàng quang hay trực tràng, âm đạo sau khi được phẫu thuật…
- Co thắt không có sức lực: Sức sinh sản dị thường, co thắt không có lực, quá trình sinh đẻ kéo dài, không hiệu quả có thể hại đến người mẹ và thai nhi.
- Thai nhi quá lớn: Lớn quá không thể sinh đường âm đạo, xương chậu hẹp nên cần thiết phải mổ.
- Các chứng bệnh cao huyết áp, từng trị liệu mà không hiệu quả thì cần kết thúc sớm quá trình sinh đẻ; hoặc bệnh tim hay không thể sinh con tự nhiên.
- Người mẹ mang đa thai.
- Có lịch sử tiền lệ về phẫu thuật: Nếu từng mổ tử cung, vết khâu mổ phẫu thuật không tốt hay sau khi mổ thì bị viêm nhiễm hoặc vết thương vẫn đau.
- Từng có thai bị chết: Sau khi kết hôn nhiều năm không chửa đẻ hoặc từng có tiền lệ thai nhi bị chết thì cần cấp cứu đẻ.
- Cao tuổi: Đối với phụ nữ quá 35 tuổi mà lần đầu sinh con.


Đối với thai nhi nếu có những biểu hiện dưới đây cũng cần mổ đẻ.
- Thai nhi thiếu oxi: Thai nhi trong bụng mẹ mà thiếu oxi thì cho mổ.
- Nhau thai thoát rụng: Tim thai đột nhiên giảm thiểu hoặc bầu thai thoát li sớm, không thể sinh con tự nhiên, phải mổ đẻ để cứu thai nhi.

Những trường hợp cần phải mổ đẻ ngay lập tức
- Cơn đau đẻ chấm dứt giữa chừng.
- Nhau thai rời khỏi thành tử cung quá sớm.
- Khuỷu tay của bé bị mắc kẹt.
- Bé bị ngạt oxy vì dây rốn.
- Đầu (hoặc toàn thân) bé quá to nên không thể sinh thường.
- Thai suy trong bụng mẹ; nước ối ít…

Hãy theo lời khuyên của bác sỹ là nên đẻ mổ hay đẻ thường.

Vì sao nhiều bà mẹ chọn phương pháp mổ đẻ?
Các trường hợp bắt buộc phải sinh mổ dĩ nhiên các bác sỹ sản khoa sẽ quyết định cho sinh mổ. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sản phụ có thể sinh thường những họ vẫn thích sinh mổ. Vì sao nhiều bà mẹ lại thích mổ đẻ như vậy?
Hỏi: Mình không hiểu tại sao có khá nhiều bà mẹ trẻ lại lựa chọn phương pháp mổ đẻ thay vì sinh nở bình thường thế? Có phải là họ và gia đình muốn chọn “ngày giờ tốt” cho em bé không hay còn có nhiều nguyên nhân khác nữa?

Trả lời: Có rất nhiều nguyên nhân khiến các sản phụ và gia đình muốn lựa chọn phương pháp mổ đẻ bạn ạ. Đôi khi không phải vì lý do muốn chọn ngày giờ tốt cho em bé của họ như bạn nghĩ đâu mà vì nhiều nguyên nhân khác.

  • Chẳng hạn như những sản phụ quyết định lựa chọn phương pháp mổ đẻ vì không muốn bản thân phải đối diện với sự chuyển dạ khó khăn kèm theo bao nhiêu tiếng kêu rên đau đớn.
  • Thứ hai, nhiều bà mẹ trẻ còn sợ nếu đẻ thường sẽ khiến bộ phận sinh dục của họ bị đau đớn sau. Ngoài ra, âm đạo của họ sẽ bị giãn rộng ra mà khiến khoái cảm chăn gối của họ bị giảm sút trong cuộc sống ái ân sau này.
  • Thứ ba , có thể họ bị ám ảnh bởi một lời phán đoán nào đó là họ không thể sinh thường vì cho rằng sinh thường nhiều tai biến, sinh thường sẽ khiến em bé không thông minh hay đơn giản như lý do sinh thường thì không chọn được ngày giờ tốt cho em bé của họ…
Hãy nghe theo ý kiến bác sĩ phụ sản khi các mẹ bầu nằm trong 1 hay nhiều những trường hợp trên, hãy bảo vệ sức khỏe của mẹ bầu cũng như con trẻ nhé.




Những biến chứng sau khi mổ đẻ cực kì nguy hiểm:

Sản phụ có thể gặp phải nhiều biến chứng sau khi mổ đẻ cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

1/ Biến chứng sau khi mổ đẻ đầu tiên thường gặp nhất là tình trạng sốt hậu sản.

Đây vừa là biến chứng của cơ thể vừa là triệu chứng thường gặp, là dấu hiệu báo động của những biến chứng khác đã và sẽ xảy ra với sản phụ. Tình trạng sốt hậu sản thường xảy ra trong vòng 24 – 48 giờ sau sinh mổ. 

 Một ca mổ đẻ.
Sản phụ có thể sốt nhẹ là do nguyên nhân chuyển hóa cơ thể. Tuy nhiên, có một số sản phụ sốt cao và kéo dài hơn 48h thì cần phải kiểm tra kĩ vì có thể sản phụ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn.
2/ Biến chứng thứ 2 cũng rất hay xảy ra đó là tình trạng viêm vết mổ hoặc tụ máu vết mổ. Những sản phụ chăm sóc vệ sinh cơ thể kém có thể gặp phải tình trạng này. Đặc biệt với những bà mẹ trước khi mổ thai đã có nhiễm trùng ối thì rất dễ dẫn tới viêm vết mổ.
Biến chứng viêm, tụ máu vết mổ cũng có thể xảy ra do thao tác cầm máu không tốt trong lúc mổ. Những dấu hiệu cho thấy sản phụ đang bị viêm và tụ máu vết mổ là tình trạng sốt cao, vùng da quanh vết mổ viêm đỏ đau, phù nề, bầm tím. Quanh vết mổ đau tức xuất hiện mưng mủ...
3/ Sau khi mổ đẻ, sản phụ cũng thường bị bế sản dịch, tụ dịch lòng tử cung. Tình trạng này có thể xảy ra một vài ngày sau khi mổ đẻ. Những ngày đầu sau mổ, sản dịch có thể tự ra âm đạo, nhưng sau đó lại ngưng hẳn, hoặc kéo dài dai dẳng. 
Cùng với biểu hiện đó, cơ thể sản phụ xuất hiện tình trạng sốt, căng tức vùng hạ vị, khi sờ nắn trên bụng, thấy đáy tử cung còn ở trên cao, ấn có thể căng tức và đau thì có thể sản phụ đã bị ứ dịch. 
Hiện tượng trên xảy ra là do cổ tử cung đóng kín làm cho sản dịch không thoát ra ngoài được, gây ứ đọng trong lòng tử cung. Nếu không xử trí kịp thời, khối ứ dịch hóa mủ có thể gây viêm nội mạc tử cung và gây nhiễm trùng huyết nguy hiểm tính mạng.
4/ Băng huyết cũng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm sau khi mổ đẻ. Biến chứng này thường không lường trước được. Khi bị băng huyết, sản phụ có thể tử vong nhanh chóng do mất máu quá nhiều. Một số người khác có thể phải cắt bỏ tử cung hoặc một phần tử cung để cấp cứu.


Cách để bạn không gặp biến chứng sau sinh mổ:


Để tránh được những rủi ro, biến chứng có liên quan, sản phụ cần nhớ những điều nên làm sau khi sinh mổ sau đây.
Sinh mổ không phải là phương pháp sinh tự nhiên, vì vậy cần thời gian hồi phục lâu hơn rất nhiều so với sinh thường. Để cơ thể mau hồi phục, tránh được những rủi ro, biến chứng có liên quan, sản phụ cần nhớ những điều nên làm sau khi sinh mổ sau đây.
1/ Đi lại ngay sau tháo bỏ ống thông:

Thông thường hết thời gian nằm ở phòng hậu phẫu, chuyển về phòng bệnh, sản phụ sẽ được tháo bỏ ống thông. Ngay lúc này, dù đau và mệt nhưng mẹ vẫn nên tập đi lại ngay. Đừng nghĩ nằm lì một chỗ trên giường sẽ tốt cho cơ thể, hơn nữa cũng phải tập đi lại dần dần để còn chăm con nữa.
2/ Không được nhịn tiểu tiện, đại tiện:
Khi cần đi vệ sinh, đừng vì sợ đau và ngại đi lại mà nhịn. Việc này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến vết mổ và vết khâu của sản phụ. Nếu quá đau và chóng mặt không thể đứng dậy, có thể dùng bô để đi tiểu tiện tại chỗ.
3/ Chỉ ăn uống bình thường sau khi đã trung tiện (đánh hơi) được:
Đây là nguyên tắc rất quan trọng cần nhớ sau khi sinh mổ. Nếu chưa đánh hơi mà đã ăn những món bình thường thì dễ bị rối loạn tiêu hóa. Sau khi đánh hơi được, có thể ăn uống bình thường nhưng nên bắt đầu với các món loãng, dễ tiêu trước. Tránh ăn những món cay nóng và nhiều đường. Sau khoảng 1 tuần có thể ăn đa dạng hơn.
Lưu ý quan trọng để tránh biến chứng đáng ngại sau sinh mổ4/ Không bê vác vật nặng:
Sau sinh mẹ tuyệt đối không bê vác những đồ vật nặng hơn cân nặng của em bé. Vết khâu mổ cần thời gian để lành lại, tốt nhất không làm việc nặng trong 1-3 tháng đầu sau sinh.
5/ Cần cân nhắc việc tập luyện giảm cân sau sinh:
Vì sinh mổ cần thời gian hồi phục lâu hơn, nên mẹ đừng vội vàng tập luyện giảm cân ngay. Thời gian bắt đầu tập luyện và dạng bài tập cần có sự tham khảo với bác sỹ trước. Thời gian này, mẹ chỉ cần bế con đi dạo loanh quanh hoặc đẩy xe đẩy cho con cũng quá đủ rồi.
6/ Không gen bụng, nịt bụng sau sinh:
Sau sinh tử cung sẽ co hồi lại và dần dần trở về kích thước ban đầu. Vấn đề bụng to, nhiều mỡ có thể giải quyết sau này, khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn và sản dịch đã ra hết. 
Việc gen bụng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây bế tắc sản dịch, thoát vị đĩa đệm và ảnh hưởng đến vết khâu mổ.
7/ Chăm sóc vết khâu mổ đúng cách:
Khoảng 3-5 ngày trong viện, sản phụ sẽ được các bác sỹ thay băng và chăm sóc vết khâu mổ. Thường thì đến ngày ra viện, vết khâu mổ khô lại và sản phụ có thể tắm gội vệ sinh bình thường. Khi tắm xong nên lau khô vết mổ rồi mới mặc quần áo. Ngoài ra tuân theo các hướng dẫn của bác sỹ về việc chăm sóc vết mổ.
8/ Lựa chọn tư thế ngủ phù hợp:
Vì sinh mổ nên khi mẹ nằm ngửa sẽ rất đau và khó chịu. Tư thế phù hợp nhất sau sinh mổ là nằm nghiêng một bên.
Đặt bé nằm trong nôi hoặc trên chiếu nhỏ
Đặt bé nằm trong nôi hoặc trên chiếu nhỏ sẽ rất tiện cho mẹ. Khi bé khóc hoặc đòi bú, mẹ chỉ cần kéo nôi hoặc chiếu lại gần mình, tránh việc phải di chuyển làm ảnh hưởng đến vết mổ.
9/ Uống nhiều nước:
Uống nhiều nước là cách hiệu quả nhất để tránh táo bón. Triệu chứng táo bón rất thường gặp sau sinh, và nó sẽ càng tồi tệ hơn đối với những mẹ đẻ mổ.
10/ Đừng vội nghĩ đến chuyện chăn gối ngay:
Nên chờ ít nhất 1 tháng sau sinh hoặc khi cảm thấy cơ thể đã hoàn toàn khỏe mạnh thì mới quan hệ tình dục. Lần đầu quan hệ sau sinh cũng cần chú ý về tư thế quan hệ và nên quan hệ nhẹ nhàng.
11/ Lưu ý đến những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ:
Đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ như sốt cao, đau đầu, chóng mặt.
12/ Không tự ý dùng thuốc giảm đau:
Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc giảm đau. Trong mọi trường hợp đều phải có sự chỉ định của bác sỹ chuyên môn.



Không có nhận xét nào: