Thuyên tắc ối, vỡ ối sớm, sa dây rốn… là những biến chứng có thể khiến tính mạng của mẹ và thai nhi gặp nguy.
Tuy không nhiều những vẫn có một số ca mang thai kết thúc bằng những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Chính vì vậy chị em nên có kế hoạch rõ ràng về việc mang thai, chuẩn bị sẵn tài chính và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, trong thai kỳ các mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ nghỉ hợp lý.
Dưới đây là những biến chứng cực nguy mẹ có thể gặp khi sinh nở, chị em cần biết để đề phòng:
1/ Thuyên tắc ối:
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi: tóc, phân su... đi vào hệ tuần hoàn người mẹ gây phản ứng dị ứng, khiến người mẹ suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thuyên tắc ối xảy ra với tỉ lệ từ 1/8.000 đến 1/80.000 ca sinh.
Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ, sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái xảy ra trong vòng vài phút đầu tiên, nhanh chóng theo sau là tụt huyết áp, phù phổi, sốc, có những biểu hiện thần kinh như lú lẫn, mất ý thức, co giật và hôn mê. Có một số sản phụ trước khi vào choáng biểu hiện hốt hoảng, lo lắng, than lạnh, khó thở và nôn mửa. Hơn 80% ngưng tim phổi trong vòng những phút đầu tiên, sau đó là rối loạn đông máu, đờ tử cung.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối, tỉ lệ tử vong mẹ hơn 80% dù tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể đến 70%. Thống kê cho thấy 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau đó phần lớn trường hợp để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Cho đến nay không có biện pháp dự phòng hữu hiệu đối với thuyên tắc ối.
Thuyên tắc ối, vỡ ối sớm, sa dây rốn… là những biến chứng có thể khiến tính mạng của mẹ và thai nhi gặp nguy. (ảnh minh họa)
Dưới đây là những biến chứng cực nguy mẹ có thể gặp khi sinh nở, chị em cần biết để đề phòng:
1/ Thuyên tắc ối:
Thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa hiếm gặp do dịch ối, những tế bào thai nhi: tóc, phân su... đi vào hệ tuần hoàn người mẹ gây phản ứng dị ứng, khiến người mẹ suy hô hấp và suy tuần hoàn cấp tính. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy thuyên tắc ối xảy ra với tỉ lệ từ 1/8.000 đến 1/80.000 ca sinh.
Thuyên tắc ối thường xảy ra ở giai đoạn cuối của cuộc chuyển dạ, sản phụ đột ngột khó thở, da xanh tái xảy ra trong vòng vài phút đầu tiên, nhanh chóng theo sau là tụt huyết áp, phù phổi, sốc, có những biểu hiện thần kinh như lú lẫn, mất ý thức, co giật và hôn mê. Có một số sản phụ trước khi vào choáng biểu hiện hốt hoảng, lo lắng, than lạnh, khó thở và nôn mửa. Hơn 80% ngưng tim phổi trong vòng những phút đầu tiên, sau đó là rối loạn đông máu, đờ tử cung.
Nếu xảy ra thuyên tắc ối, tỉ lệ tử vong mẹ hơn 80% dù tỉ lệ sống sót của thai nhi có thể đến 70%. Thống kê cho thấy 50% sản phụ sẽ chết trong giờ đầu khi khởi phát triệu chứng và trong số sống sót sau đó phần lớn trường hợp để lại di chứng thần kinh nặng nề.
Cho đến nay không có biện pháp dự phòng hữu hiệu đối với thuyên tắc ối.
Thuyên tắc ối, vỡ ối sớm, sa dây rốn… là những biến chứng có thể khiến tính mạng của mẹ và thai nhi gặp nguy. (ảnh minh họa)
2/ Vỡ ối sớm:
Vỡ ối sớm là khi thai nhi trong tử cung, xung quanh bao bọc bởi một lớp màng mỏng, gọi là màng thai, dịch thể được bao bọc bởi màng thai gọi là nước ối. Khi gần sinh, tử cung co rút, ép nước ối trong màng thai đến miệng tử cung, làm cho miệng tử cung mở lớn dần. Trong quá trình mở rộng của miệng tử cung, thì màng thai tăng lớn dần, cho đến khi bị căng vỡ, chảy nước ối ra.
Nước ối chảy ra gọi là “vỡ ối”. Nước vỡ ở tình trạng bình thường là vào trước ngày sau khi miệng tử cung mở hoàn toàn, khi nước vỡ thì nước ối chảy ra ngoài thông qua âm đạo, sau này nước ối cũng sẽ không ngừng chảy ra ngoài. Nếu vỡ ối 12 giờ trước khi sinh, thì gọi là ối vỡ sớm.
Ối vỡ sớm làm tăng tỷ lệ sinh non, tăng tỷ lệ tử vong của trẻ ở thời kỳ sinh, tỷ lệ nhiễm trùng trong tử cung và tỷ lệ nhiễm trùng sau khi sinh tăng cao. Ối vỡ sớm còn gây cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, kéo dài thời gian sinh, làm nên hiện tượng nhiễm khuẩn tử cung của thai phụ.
Khi nước ối chảy ra hết, cũng có thể dẫn đến việc tử cung co rút không có sức, làm cho thời gian sinh càng kéo dài hơn. Trẻ lâu quá không sinh ra được, có thể phát sinh nguy hiểm bất cứ lúc nào.
Ối vỡ sớm là có thể phòng tránh được. Cách phòng tránh có những điểm sau:
- Chú ý đến việc bảo vệ sức khỏe vệ sinh trong thời kỳ mang thai, tăng thêm dinh dưỡng cho thai phụ.
- Nghiêm cấm giao hợp trong giai đoạn sau của thời kỳ mang thai (tháng cuối cùng).
- Phòng tránh việc va chạm vào bụng của thai phụ.
- Tránh quá mệt mỏi và mang vác quá nặng.
- Nếu ngôi thai không đúng, nên đến bệnh viên nhờ bác sĩ chỉnh sửa. Nếu gần đến lúc sinh mà ngôi thai vẫn không thể chỉnh sửa được, thì phải đề phòng
3/ Sa dây rốn:
Sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối). Trường hợp này hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi vỡ ối. Khi bị sa dây rốn, thai phụ cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay, vì hiện tượng này dễ gây ra suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông, hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do co thắt của các mạch máu dây rốn. Nếu không lấy thai ra ngay thì có khả năng thai nhi sẽ bị chết trong vòng 30 phút.
4/ Suy thai:
Suy thai là một quá trình bệnh lý do tình trạng thai thiếu oxy trong máu hoặc thiếu oxy tổ chức khi thai đang sống trong tử cung. Hiện nay, người ta còn gọi suy thai là tình trạng bất ổn của thai nhi bao gồm: giảm thành phần oxy trong máu, giảm oxy trong tổ chức, tình trạng tăng ion hydro trong máu (thai nhi nhiễm toan), biểu hiện với những thay đổi về nhịp tim thai được ghi nhận bằng máy theo dõi nhịp tim thai (ví dụ: nhịp giảm biến đổi lặp lại, nhịp giảm muộn, nhịp nhanh, nhịp chậm hoặc tình trạng bất thường).
Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng đứa bé, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của đứa bé trong tương lai nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Đánh giá được tình trạng sức khoẻ của thai nhi trong chuyển dạ có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo một cuộc đẻ an toàn cho cả mẹ và con. Suy thai cấp chiếm tỷ lệ dưới 20% các cuộc đẻ.
Suy thai mãn xảy ra từ từ trong quá trình mang thai, các triệu chứng thường không rầm rộ, tuy nhiên có thể nhanh chóng chuyển thành suy thai cấp khi chuyển dạ.
Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa khỏi bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6-8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.
Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.
Suy thai cấp thường xảy ra đột ngột trong quá trình chuyển dạ, đe doạ tính mạng đứa bé, ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất của em bé. (ảnh minh họa)
5/ Băng huyết sau sinh:
Băng huyết sau sinh hay
còn gọi là ra máu sản hậu. Đây là tình trạng tai biến sản khoa nặng, là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở sản phụ, chiếm 25% trường hợp tử vong ở người mẹ.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới – WHO, băng huyết sau khi sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong ở các bà mẹ trên thế giới mỗi năm, và xếp hàng đầu về mức độ nguy hiểm trong số các tai biến của quá trình sinh nở. Sản phụ được xác định là bị băng huyết sau khi sinh nếu như trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh, lượng máu tiếp tục ra khoảng 500ml trở lên.
Nên chú ý rằng không chỉ ngay tức thời sau khi sinh, sản phụ cần được theo dõi mà người nhà cần quan tâm đến sản phụ những ngày trong tuần lễ đầu tiên sau sinh. Có những trường hợp một vài ngày sau sinh, hiện tượng băng huyết ồ ạt mới xuất hiện.
Trường hợp này được gọi là chảy máu sau sinh thứ phát, có thể do tử cung nhiễm khuẩn hoặc còn sót nhau. Nếu lúc này sản phụ đã về nhà và chủ quan không quay lại kiểm tra ngay thì dễ trở tay không kịp.
Ngoài ra, những bà mẹ mới sinh con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm cần hỏi bác sĩ để phân biệt sản dịch với băng huyết sau sinh.
6/ Vỡ tử cung:
Vỡ tử cung là một tai biến hết sức nguy hiểm, nguy cơ tử vong có thể xảy ra cho cả mẹ và con nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời bởi những bác sĩ chuyên khoa sản có kinh nghiệm.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng sản khoa này, như: mẹ có khung xương chậu hẹp, u tiền đạo, có vết sẹo mổ cũ ở tử cung, ngôi thai bất thường hoặc do thực hiện thủ thuật forcep không đúng kỹ thuật…
Thông thường, những phụ nữ đã từng sinh mổ đều được khuyến cáo sau khoảng 3 năm mới nên có thai lần nữa. Tại vết mổ này, sự do dãn của da đã trở nên kém đi, da mỏng hơn bình thường, do đó có thể bị nứt khi thai to lên hoặc khi tử cung co bóp.
Nếu xảy ra tai biến này, nguy cơ tử vong là rất lớn do sản phụ bị mất máu quá nặng, đồng thời em bé cũng có thể không được lấy ra ngoài kịp thời sẽ chết do thiếu oxy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét