Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Mang thai - Một số dấu hiệu nhận biết sinh non thường gặp nhất.





Trẻ sinh non sẽ phải đối mặt với những nguy cơ như: Bệnh vàng da, nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, suy hô hấp, rối loạn huyết học…điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. 
Chính vì vậy, việc nắm rõ những dấu hiệu nhận biết sinh non dễ nhận thấy nhất để có cách xử lý kịp thời là vô cùng cần thiết

Dấu hiệu nhận biết sinh non:

1/ Buồn nôn:

  • Buồn nôn là một trong những dấu hiệu nhận biết sinh non dễ nhận biết. Nếu trong thai kì từ tuần 20 đến tuần 37 bạn có triệu chứng buồn nôn, choáng váng, tiêu chảy có thể nghĩ ngay tới một hiện tượng xấu, có nguy cơ cao sinh non. Vì vậy, khi thấy có triệu chứng trên cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.

2/ Vỡ nước ối:

  • Hiện tượng vỡ nước ối còn tùy thuộc vào từng người, có trường hợp nước ối chỉ nhỏ giọt nhưng có trường hợp nước ối chảy ào ào. Nếu thấy có hiện tượng vỡ nước ối cần tới ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng tới tính mạng.

3/ Thai nhi hoạt động kém:

  • Để kiểm tra xem thai nhi có hoạt động bình thường hay không, bạn có thể nằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu trong 2 giờ đồng hồ thấy bé không có chuyển động gì bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa được bác sĩ điều trị kịp thời.

4/ Tăng tiết dịch âm đạo:

  • Dấu hiệu chắc chắn bà bầu sẽ sinh non đó là, tăng tiết dịch âm đạo trong thai kì. Cụ thể đó là bà bầu thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…Khi thấy có dấu hiệu tăng tiết dịch âm đạo bạn nên đi khám ngay vì đó có thể là triệu chứng sinh non.

5/ Xuất hiện các cơn co thắt:

  • Nếu trong thai kì bạn thấy có triệu chứng co thắt ở bụng dưới mà không phải do tiêu chảy đồng thời kèm theo những cơn co cơ do chuột rút hoặc chảy máu âm 

6/ Đau thắt lưng, dấu hiệu sinh non:

  • Nếu thấy có những cơn đau bụng dưới dồn dập đặc biệt là với trường hợp trước đó, ít bị đau lưng có thể là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, nếu thấy kèm theo cả hai hiện tượng trên bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời.

7/ Tăng áp lực lên khu vực xương chậu:

  • Hiện tượng tăng áp lực lên khu vực xương chậu giống với triệu chứng sắp sinh. Tuy nhiên, nếu bạn cảm nhận được áp lực lên vùng xương chậu lớn do thai nhi bị tụt xuống sâu kèm theo triệu chứng đè nặng lên khu vực xương chậu và có cảm giác nặng nề bạn nên nghĩ tới dấu hiệu của bệnh sinh non và đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

Tầm soát sơ sinh - can thiệp sớm để bé phát triển trí tuệ và thể chất tốt hơn



Tầm soát Sơ Sinh là gì?
– Là chương trình thực hiện các xét nghiệm thường quy cho tất cả các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe, phát triển thể chất, tâm thần của trẻ.
Các bệnh lý này không thể phát hiện ở sàng lọc trước sinh và rất khó phát hiện trên lâm sàng khi trẻ mới sinh, do đó cần phải xét nghiệm tầm soát để phát hiện.
– Một vài bệnh lý cần phải được phát hiện sớm để có thể tư vấn hoặc điều trị ngay trong vòng 02 tuần lễ đầu sau sinh thì bé có khả năng hồi phục và phát triển bình thường.

Tầm soát để chẩn đoán các bệnh lý:

Bệnh thiếu men G6PD: trẻ bị thiếu máu tán huyết do hồng cầu bị vỡ khi gặp các tác nhân oxy hóa như: thuốc, thức ăn, tác nhân bệnh nhiễm trùng. Khi hồng cầu bị vỡ sẽ phóng thích Bilirubin tự do vào máu nhiều, hoạt động của tế bào gan sẽ không kịp chuyển hóa và đào thải chất này làm trẻ bị vàng da, vàng mắt. Nếu Bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau. Đây là bệnh di truyền không thể chữa khỏi; Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và tư vấn các biện pháp phòng ngừa tan máu thì bé sẽ sống và phát triển bình thường.


Bệnh suy giáp bẩm sinh: là bệnh xảy ra do tuyến giáp không sản xuất hoặc sản xuất không đủ hormon đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Hậu quả là trẻ sẽ chậm phát triển về mặt thể chất lẫn tâm thần. Phát hiện sớm trong vòng 2 tuần đầu sau sinh trẻ sẽ được điều trị và phát triển như các trẻ bình thường khác.

Bệnh tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh: là bệnh lý rối loạn tổng hợp nội tiết tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh có thể đưa đến mất muối gây tử vong, mơ hồ giới tính ở bé gái. Phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời tránh tử vong, giảm thiểu tình trạng nam hóa gây hiểu nhầm giới tính của trẻ gái.
1- Bệnh thiếu men G6PD là xét nghiệm định lượng men G6PD
2- Bệnh suy giáp bẩm sinh là xét nghiệm TSH
3- Bệnh tăng sinh tuyến thượng thận là xét nghiệm 17-OHP (17Alpha-Hydroxyprogesterone)
– Mẫu bệnh phẩm: Lấy 02 giọt máu ở gót chân lên giấy thấm trẻ sinh từ 36 – 48 giờ cho cả 3 xét nghiệm trên.



Không có nhận xét nào: