Một số kiến thức sơ cứu nhanh khi bị hạ đường huyết
Hạ đường huyết hay xảy ra ở những người bị tiểu đường có chế độ ăn kiêng quá mức hay người tập luyện vận động quá mức. Hạ đường huyết trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê, nếu không được bù đắp glucose kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số kiến thức sơ cứu nhanh khi thấy xuất hiện những triệu chứng của hạ đường huyết.
Cách xử lý nhanh khi bị hạ đường huyết
Đối với người bình thường có dấu hiệu của hạ đường huyết :
- Người bệnh cần được nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường (200ml)
- Để người bệnh nằm nghỉ ngơi yên tĩnh, khi người bệnh tỉnh táo trở lại nên được ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đối với người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết:
- Nên sử dụng dung dịch ngọt ưu trương 30% ngay từ khi có nghi ngờ hạ đường huyết, đặc biệt trước một rối loạn thần kinh cấp xảy ra trên bệnh nhân đang được điều trị bằng insulin hoặc sulfamid.
Tiêm bổ sung glucose:
Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều sử dụng không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch ngọt 10-15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là test chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon (tiêm bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự).
Lưu ý : Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi không để lại di chứng gì, tuy nhiên sau cơn hạ đường huyết có giảm đi một phần. Tiến triển của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh nhân có được điều trị kịp thời hay không.
Lời khuyên cho người bị hạ đường huyết.
- Không nên nhịn đói, hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức.
- Không được bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, những người có bệnh mạn tính, cơ thể yếu.
- Đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên quá nóng vội mà dùng quá liều insulin mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Người bệnh đái tháo đường cần có chế độ tập luyện thể lực điều độ, nên mang sẵn những thứ như kẹo gừng để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết cần sử dụng ngay.
- Điều quan trọng nữa là người đái tháo đường phải luôn kiểm soát đường huyết chặt chẽ, tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.
- Luôn có 1 bữa sáng chất lượng để cung cấp năng lượng cho 1 ngày. Lưu ý là hạn chế ăn ngũ cốc đóng gói mà hãy ăn bánh mỳ với chút hoa quả hay nước quả.
- Ăn ít, chia thành nhiều bữa, không nên để khoảng cách giữa 2 bữa quá 3 tiếng. Năng lượng hạ vào buổi chiều có thể làm giảm đường huyết. Bạn có thể tránh tình trạng này bằng cách ăn ít và thường xuyên nhấm nháp các loại snack mà mức độ hấp thụ đường giảm.
- Ăn các loại tinh bột – đường phức trong mỗi bữa ăn: bao gồm bánh mỳ làm từ ngũ cốc nguyên cám, mỳ, gạo, lúa mạch…
- Ăn các loại quả ngọt có thể gây phá hoại hệ thống. Pha nước quả với nước theo tỉ 50/50. Nếu bạn phải uống các đồ uống có chất kích thích như trà, cà phê, sô-cô-la và đồ uống hộp thì hãy uống sau bữa ăn và không bao giờ uống khi dạ dày rỗng.
- Luôn bổ sung các bữa phụ bằng các thực phẩm giàu protein như ăn 1 quả táo cùng với hạnh nhân; ăn cần tây, cà-rốt hay súp lơ xanh, sữa chua với các loại hạt hay quả tươi với 1 nửa thìa hạt bí hay hạ hướng dương và một nửa quả bơ với 1 cái bánh lúa mạch, hạt hướng dương.
Cách tự chăm sóc cho người hay bị hạ đường huyết
- Khi xác định là bị đường huyết thấp, nên dùng ngay một ly nước cam, một viên kẹo, miếng bánh bích quy hoặc uống ly nước pha đường để mang đường huyết trở lại mức bình thường.
- Người bị bệnh tiểu đường nên luôn luôn mang theo vài cục kẹo, miếng bánh khô để dùng khi cần.
- Việc dùng thêm chất ngọt này không gây ra rủi ro nếu đang bị tiểu đường, vì đường huyết chỉ lên cao một chút. Nhưng khi bị hạ đường huyết thì một chút đường dùng thêm là cần thiết và có thể cứu vãn sinh mệnh.
Nếu các dấu hiệu của hạ đường huyết thường xuyên xảy ra, cần đi bác sĩ để tìm nguyên nhân rồi điều trị tới nơi tới chốn.
(Theo Suckhoedoisong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét