Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim thường đến rất nhanh và đột ngột khiến người bệnh không kịp trở tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Việc biết được các triệu chứng và cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng.
Các dấu hiệu giúp nhận biết nhồi máu cơ tim:
Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài từ 5-15 phút và không quá 1 giờ.
Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…
Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở…
Nhiều trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng như một tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt.
Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử...
Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử...
Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim:
Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất dột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
- Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông.
- Thực hiện hô hấp nhân tạo.Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.
- Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị.
Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi.
Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay.
Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim…
Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bệnh nhồi máu cơ tim và bệnh đột quỵ có nguyên nhân giống nhau hay không?
Triệu chứng và cách sơ cứu khi người nhà gặp phải những loại bệnh này là gì ạ?
(Đặng Thị Mười, 51 tuổi, 259 Ngô Gia Tự, Hải An, Hải Phòng)
Phó giáo sư, bác sĩ Nguyễn Văn Liệu:
Nhồi máu cơ tim là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể chết đột ngột bất cứ lúc nào, khi bạn vui chơi, nghỉ ngơi, làm việc.
Có thể bệnh nhân đã có bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì…nhưng chưa điều trị hoặc có điều trị nhưng không chú ý đến chế độ dinh dưỡng, lối sống và luyện tập.
Trên thực tế có rất nhiều người bỏ qua những triệu chứng báo hiệu nguy cơ nhồi máu cơ tim như đau thắt ngực, vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập mạnh… cho đến khi xuất hiện một cơn nhồi máu cơ tim thì đã quá muộn.
Khi người nhà có những dấu hiệu bao trước như đau thắc ngực, vã mồ hôi, mệt mỏi…thì cần tiến hành bất động bệnh nhân (hạn chế tối đa các cử động của bệnh nhân) và đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện càng sớm càng tốt
Đột quỵ, hay tai biến mạch máu não, là bệnh lý tổn thương một phần não xảy ra đột ngột do mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ. Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não.
Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê...
Khi thiếu máu nuôi, não sẽ ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút Phần nào của não bị chết thì phần phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, hoặc hôn mê...
Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc mạch máu, hoặc vỡ mạch máu não.
Triệu chứng báo trước: đau đầu dữ dội, chóng mặt, mất cảm giác, nói khó hoặc không nói được…
.
Khi trong gia đình có người bị đột quị thì bạn nên đưa đến cơ sở y tế nơi gần nhất, không làm mất “ thời gian vàng” trong vòng 3 giờ đầu khi có biểu hiện đột quị xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét