Thứ Bảy, 17 tháng 12, 2016

Mang thai - Dấu hiệu sảy thai sớm mẹ bầu cần biết

Khi thấy chảy máu bất thường, đau bụng, tăng nhiều tiết dịch âm đạo... mẹ cần đến bệnh viện khám ngay.

Sảy thai là nỗi lo lớn nhất của các mẹ trong thai kỳ đặc biệt trong những tháng đầu mang thai. Sảy thai được tính từ khi thai bắt đầu hình thành cho đến trước 20 tuần. Thông tin đáng buồn cho các mẹ là theo số liệu thống kê, có đến 20% thai kỳ kết thúc bằng việc sảy thai.

Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến những dấu hiệu sảy thai sớm để được can thiệp kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong rất nhiều trường hợp, khi được điều trị kịp thời, đúng cách, em bé sẽ thoát khỏi nguy hiểm.

Cùng tìm hiểu về các dấu hiệu sảy thai sớm và khi gặp những triệu chứng này, mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ ngay:

1/ Mất triệu chứng mang thai:

Dù đã thử và biết mình có thai nhưng lại chẳng thấy triệu chứng nào. Đây không phải điều hiếm gặp, bởi nhiều chị em không bị “hành”, các biểu hiện rất nhẹ, khó phát hiện ra nếu không để ý, do đó mới có chuyện một số người không hề biết mình đang mang thai trong suốt mấy tháng đầu.
Đối với các mẹ nghén bình thường khác, đột nhiên mất các dấu hiệu như ngực không còn căng tức, không thấy buồn nôn… thì phải kiểm tra tim thai ngay.



2/ Chảy máu bất thường:

Dấu hiệu đầu tiên phải kể đến là việc chảy máu âm đạo. Thực ra, khi mang thai, một lượng nhỏ máu màu sẫm có trong tử cung 7 - 10 ngày sau khi trứng rụng, hoặc có ở thời điểm chu kỳ kinh (chu kỳ lúc chưa mang thai) có thể xuất hiện. Hoặc do cổ tử cung của bạn mềm và đang có máu nên sẽ ra một chút sau khi quan hệ.

Nhưng nếu âm đạo bị chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu hàm lượng hormone đang sụt giảm và quá trình sẩy thai có thể xảy ra. Lúc này, việc mẹ cần làm là nên đi khám bác sĩ. Bạn vẫn còn hi vọng vì 70% phụ nữ bị chảy máu dạng này vẫn giữ được con.

Trong trường hợp ngay những tuần đầu tiên, bị ra những mảng huyết dày, sẫm màu, sau đó là chất nhầy hơi hồng hoặc xám kèm theo chuột rút, đau bụng, lưng thì cũng nên đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.

 dau hieu say thai som me bau can biet - 1

Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý khi bị chảy máu bất thường trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

3/ Đau bụng dưới, đau lưng:

Biểu hiện này giống như khi bạn bị đau kinh nguyệt. Nhưng nó cũng là dấu hiệu thường gặp nhất của sẩy thai và mang thai ngoái tử cung. Cái nào cũng nguy hiểm. Do vậy, nếu thấy xuất hiện những cơn co thắt co tử cung (khoảng 5-20 phút một lần) làm cho bạn đau thắt và thở khó khăn, và theo sau đó là chảy máu âm đạo thì đừng chần chừ đi khám ngay.

4/ Chuột rút:


Chuột rút trong thời kỳ mang thai là bình thường. Hiện tượng này xảy ra do các dây chằng mở rộng để thích ứng với tử cung ngày càng tăng. Nhưng nếu chuột rút đi kèm với chảy máu âm đạo và khó thở thì phần nhiều là bạn bị sẩy thai.

5/ Áp lực vùng chậu:

Trong giai đoạn đầu mang thai, chị em cũng thường gặp hiện tượng này. Tuy nhiên, nếu áp lực vùng chậu do thai nhi đè nặng và đi kèm với chứng chảy máu âm đạo, chuột rút thì đó là dấu hiệu rất rõ chỉ ra rằng bạn chuẩn bị sẩy thai.



6/ Dịch nhờn ở âm đạo nhiều:

Trong trường hợp dịch nhờn xuất hiện nhiều bất thường ở âm đạo kèm những cục máu đông và chất lỏng có màu hồng có thể là dấu hiệu bạn sắp sảy thai. Đặc biệt khi dịch nhờn này có mùi hôi nặng là rất đáng lo ngại. Mẹ nên theo dõi cẩn thận.

7/ Thử thai âm tính:

Xét nghiệm có thai dương tính sau đó lại âm tính là một dấu hiệu điển hình của việc mang thai ngoài tử cung, và thường đi kèm với việc ra máu lốm đốm. Hãy thông báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức!

Nhưng hãy nhớ rằng nếu mẹ vừa mới có thai, hãy làm xét nghiệm thêm một lần nữa. Có thể nước tiểu không đủ nồng độ để cho kết quả dương tính. Kiểm tra một lần nữa vào sáng hôm sau để chắc chắn hơn.


Sảy thai là gì?
Sảy thai là tình trạng kết thúc thai nghén trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Ước tính cứ 5 thai phụ thì 1 người bị sảy. Hầu hết các trường hợp (>80%) sảy thai xảy ra trong vòng 12 tuần lễ đầu.
Hơn 60% trường hợp sảy thai tự nhiên là hậu quả của sai lạc nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào của trứng đã thụ tinh hay trong giai đoạn phôi (do những tác nhân như tia X, nhiễm siêu vi, nhiễm độc hóa học,..). Khoảng 15% là do chấn thương, nhiễm khuẩn, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường, nhược năng tuyến giáp hay bất thường giải phẫu cơ quan sinh dục ở người mẹ (cổ tử cung bị hở, tử cung có vách ngăn, u xơ tử cung quá to). Trong ¼ số trường hợp, nguyên nhân sảy thai không xác định được.

Nguyên nhân sảy thai sớm

Sảy thai sớm thường xảy ra khi phôi thai không đạt được sự phát triển như mong muốn. Thông thường, các vấn đề liên quan đến nhiễm sắc thể là những nguyên nhân phổ biến nhất. Những vấn đề này thường xuất hiện bất ngờ, không lý do, và thường không lặp lại.
Để phát triển “đúng cách”, một em bé cần đúng số lượng nhiễm sắc thể bình thường, 23 từ mẹ và 23 từ ba. Bất thường có thể xảy ra nếu bé có quá nhiều nhiễm sắc thể, không có đủ số lượng nhiễm sắc thể hoặc do có sự thay đổi cấu trúc cảu một nhiễm sắc thể. 
Đa số những trường hợp này, hành trình mang thai sẽ chấm dứt ngay tại giai đoạn phôi thai. Theo nghiên cứu, có tới hơn 95% các trường hợp bất thường nhiễm sắc thể sẽ kết thúc bằng hiện tượng sảy thai.

Nên làm gì sau khi sảy thai?

Trong hầu hết các trường hợp sảy thai sớm, cơ thể bạn sẽ tự “hoàn tất” quy trình và không cần sự trợ giúp nào khác. Việc chảy máu có thể kéo dài từ 7-10 ngày, và bạn cần nghỉ ngơi thật nhiều trong khoảng thời gian này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để chắn chắn rằng “hành trình” của bạn đã kết thúc.
Nếu việc chảy máu âm đạo không ngừng lại sau 2 tuần, bạn nên đến bệnh việc để được thăm khám ngay. Một phần của bào thai có thể còn sót lại và khiến quy trình không được “hoàn tất”. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể giải quyết tình trạng của bạn theo 3 cách sau đây:
– Nếu không có dấu hiệu nhiễm trùng, bác sĩ sẽ không can thiệp và sẽ tiếp tục theo dõi trong 1 tuần tiếp theo.
– Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc để hoàn tất quá trình “đào thải” bào thai ra ngoài. Tuy nhiên, cách điều trị này có thể khiến bạn tiếp tục xuất huyết và cần ở lại bệnh viện để theo dõi.
– Bác sĩ sẽ tiến hành một ca phẫu thuật nhỏ chỉ mất vài phút và khả năng phục hồi nhanh chóng.
Với bài viết Sảy thai sớm là như thế nào? Trên hi vọng mang đến cho các bà mẹ những thông tin, kiến thức hữu ích để phòng tránh sảy ra tốt, cũng như có thêm kiến thức để xử lý sau khi sảy thai.

Không có nhận xét nào: