Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Sơ cấp cứu - Khi bị chảy máu cam.

HƯỚNG DẪN CÁCH SƠ CỨU KHI BỊ CHẢY MÁU CAM

Chảy máu cam là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh khác nhau như: bệnh viêm xoang mũi, nhiễm trùng mũi, nóng trong người, nhiệt,khí hậu hanh khô… 
Khi bị chảy máu cam không ít người cảm thấy hoang mang lo lắng không biết làm thế nào là tốt nhất. 
Chính vì vậy chúng tôi xin hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chảy máu cam ngay sau đây sẽ giúp bạn xử lí nhanh tình huống chảy máu cam bảo vệ sức khỏe mình tốt nhất. 

Cách xử lí khi bị chảy máu cam hợp lý nhất 
Để không gặp phải tình huống khó xử này thì ngay khi bị chảy máu cảm bạn nên dùng một số cách xử lý bệnh hiệu quả đơn giản như sau:
Đầu tiên người bệnh nên để cho lưng thẳng nhằm hạ huyết áp ở các tĩnh mạch mũi, sau đó bạn dùng ngón tay trỏ bóp chặt bên mũi chảy máu và thở bằng miệng khoảng 5- 10 phút thì buông tay, điều này sẽ làm cho máu ngừng chảy, cách cầm máu khá hiệu quả. 

Sau khi máu ngừng chảy có thể dùng khăn lau sạch vùng mũi và tuyệt đối không được ngửa đầu ra sau cũng như không nên ngoáy mũi hay xì mũi mạnh vì làm như vậy máu có thể tiếp tục chảy, làm tổn thương mũi hơn. 
Trong trường hợp máu tiếp tục chảy tái tiếp diễn thì người bệnh có thể  có cách xử lý khác đó là dùng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa thành phần là oxymetazolin có tác dụng cầm máu tốt. 

Lưu ý trường hợp cần tới bệnh viện:

Trong trường hợp người bệnh không thể tự cầm máu hoặc gặp phải một số vấn đề sau thì nên tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể như: 
 – Máu chảy nhiều chảy không ngừng
 – Máu chảy do tai nạn va đập cần đi khám ngay để phát hiện những tổn thương bên trong. 
 – Người bị huyết áp cao 
 – Chảy máu cam xuất hiện liên tục thường xuyên lặp lại nhiều lần thì nên tới bệnh viện khám để phát hiện những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. 
Tuy chảy máu cam không nguy hiểm nhưng cần được người bệnh lưu ý quan tâm vì biết đâu đây có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra. 


Bệnh Chảy máu cam


Các tên gọi khác của bệnh này:

  • Chảy máu mũi
Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi, nguyên nhân phổ biến nhất là chấn thương do ngón tay và dị vật trong mũi hoặc do khô niêm mạc mũi. Hầu hết chảy máu là ở phần phía trước của mũi dọc theo vách ngăn mũi do khu vực tập trung các động mạch nhỏ và tĩnh mạch mũi. Có khoảng 95% số ca chảy máu mũi ở mũi trước, thường nhẹ tự cầm trước khi đến bệnh viện, do chảy máu ở vùng điểm mạch Kiesselbach. Trường hợp máu chảy ở vùng vách ngăn mũi sau hay thành ngoài sau mũi có nguồn gốc từ động mạch thì máu chảy nhiều, khó cầm máu, có thể phải nhập viện.

Triệu chứng

Chảy máu từ mũi; máu cũng có thể nhỏ vào phần sau họng hoặc xuống đến dạ dày làm bệnh nhân khạc nhổ hoặc thậm chí nôn ra máu.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể, tập trung khám phần mũi.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC).
  • Xét nghiệm có thể bổ sung: xét nghiệm protime, xét nghiệm thromboplastin từng phần

Điều trị

Trường hợp máu chảy ở vùng vách ngăn mũi sau hay thành ngoài sau mũi có nguồn gốc từ động mạch cần phải nội soi mũi để xác định chính xác vị trí chảy máu, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp như điều trị bằng phương chấm nitrat bạc, đốt điện, đốt laser, nhét mũi trước bằng quả bóng... Dùng thuốc co mạch, thuốc đông máu, vitamin K…

Không có nhận xét nào: