- Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
- Hướng dẫn trẻ vui chơi an toàn: không trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi, không chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn.
- Quản lý trẻ và xây dựng các điểm vui chơi an toàn cho trẻ tại cộng đồng.
- Dạy cho trẻ em biết những con vật nguy hiểm và không nguy hiểm, những nơi loài vật nguy hiểm thường ở để tránh xa.
Xây dựng môi trường an toàn:
- Đưa chó, mèo đi tiêm vắc xin phòng dại. Không thả chó bừa bãi, khi cho chó ra đường phải có rọ mõm.
- Phát quang bụi rậm xung quanh nhà. Phải có người giám sát và chăm sóc để trẻ không lại gần các con vật.
- Dạy trẻ không được trêu chọc chó, mèo và các vật nuôi khác; nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không chạy hoặc hét lên, cách tốt nhất là đứng im, không nhìn vào mắt chó; nếu bị chó xô ngã nằm thẳng ra, nằm im, không để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ một mình với các vật nuôi trong nhà, không chơi các trò chơi mạnh với súc vật nuôi…
- Cần cảnh báo với mọi người nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là trong và sau khi lũ lụt.
- Nhân viên y tế, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ cần được tập huấn về các kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi bị động vật cắn.
BS.Lê Anh
Phòng tránh tai nạn, thương tích do động vật cắn hay húc trẻ em
Ảnh minh họa (nguồn ảnh internet) |
Trẻ em dễ bị các loại động vật tấn công vì bản chất trẻ em rất hiếu động, tò mò, hay trêu chọc súc vật nhưng chưa lường hết được sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nhiều loại động vật kể cả động vật nuôi ở trong nhà đều có thể gây ra tai nạn, thương tích cho trẻ em nếu người lớn không cảnh giác và trông giữ chúng. Trẻ nhỏ thường hay yêu quý các động vật nuôi ở trong nhà như chó, mèo...; vì vậy hãy coi chừng tai nạn, thương tích do chính những con vật này gây ra.
Động vật cắn hay húc rất nguy hiểm vì gây ra đau đớn, tình trạng nhiễm trùng, choáng và một số trường hợp có thể bị tử vong.
Để phòng tránh tai nạn, thương tích có thể xảy ra đối với trẻ em do các loại động vật cắn hay húc, cần truyền thông giáo dục nhận thức cho cha mẹ, phụ huynh, những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ em và ngay cả bản thân trẻ em sự nguy hiểm khi bị các loại động vật cắn hay húc, các loại động vật thường hay cắn hay húc người.
Hướng dẫn, dạy bảo cho trẻ em nên vui chơi chỗ an toàn, không nghịch phá tổ o¬ng, trêu chọc chó, mèo và các con vật nuôi khác; không chơi gần các bụi rậm... Khi đi ngang qua các bụi rậm, dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua để phòng tránh bị rắn cắn.
Cần có biện pháp quản lý sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, xây dựng các điểm vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ em tại cộng đồng. Đồng thời chỉ dạy cho trẻ em biết rõ những con vật nào nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm; những nơi các loài vật nguy hiểm thường trú ẩn để lánh xa nơi đó.
Cần có biện pháp quản lý sinh hoạt hàng ngày của trẻ em, xây dựng các điểm vui chơi, giải trí an toàn cho trẻ em tại cộng đồng. Đồng thời chỉ dạy cho trẻ em biết rõ những con vật nào nguy hiểm, những con vật nào không nguy hiểm; những nơi các loài vật nguy hiểm thường trú ẩn để lánh xa nơi đó.
Nếu di chuyển vào ban đêm, phải dùng đèn pin hoặc đèn chiếu sáng để bảo đảm an toàn, đề phòng rắn có thể tấn công hoặc cắn.
Việc xây dựng môi trường sống an toàn là vấn đề rất cần thiết như chó, mèo nuôi phải được tiêm chủng phòng dại. Không thả chó chạy rông một cách bừa bãi, khi cho chó chạy ra ngoài đường phải có rọ bịt mõm chó.
Việc xây dựng môi trường sống an toàn là vấn đề rất cần thiết như chó, mèo nuôi phải được tiêm chủng phòng dại. Không thả chó chạy rông một cách bừa bãi, khi cho chó chạy ra ngoài đường phải có rọ bịt mõm chó.
Nên thường xuyên phát quang bụi rậm ở chung quanh nhà ở. Một điều cần quan tâm là phải có người lớn giám sát và chăm sóc để trẻ nhỏ không đến gần được các con vật nuôi có thể gây nguy hiểm.
Đối với các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo và các động vật khác như khỉ, vượn...; cần dạy bảo trẻ em không nên trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hay cho bú, chăm sóc con của nó.
Đối với các động vật nuôi trong nhà như chó, mèo và các động vật khác như khỉ, vượn...; cần dạy bảo trẻ em không nên trêu chọc khi chúng đang ăn, đang ngủ hay cho bú, chăm sóc con của nó.
Nếu thấy chó lạ, tuyệt đối không được chạy hoặc la hét lên; cách tốt nhất là nên đứng im, không động đậy và giả vờ làm cái cây, không nhìn vào mắt chó. Một vấn đề lưu ý là không nên cho chó ăn nếu chưa cho nó ngửi và nhìn thấy mình.
Nếu bị chó húc và xô ngã cần nằm thẳng ra và nằm im lặng. Không bao giờ để trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ ở một mình với các loại vật nuôi trong nhà. Chỉ bảo cho trẻ em không nên chơi các trò chơi mạnh đối với các loại súc vật nuôi.
Trong khi xảy ra lũ lụt và sau các đợt lũ lụt, cần cảnh báo với mọi ngưởi, kể cả trẻ em đề phòng nguy cơ bị các loại rắn cắn.
Giảm thiểu tác hại và sơ cứu khi xảy ra tai nạn
Để giảm thiểu các tác hại xảy ra cho trẻ khi bị tai nạn do động vật cắn hay húc, cần tổ chức các lớp tập huấn phù hợp cho nhân viên y tế, người trực tiếp chăm sóc trẻ em và ngay cả bản thân trẻ em các kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu khi bị động vật cắn hay húc.
Ngoài ra cần tuyên truyền, vận động các gia đình nuôi động vật có ý thức đưa chó, mèo... đi tiêm phòng vaccine phòng bệnh dại trong các chiến dịch tổ chức tiêm phòng cho chó tại cộng đồng.
Khi phát hiện trẻ em bị động vật cắn hay húc, nếu không biết rõ loại động vật nào là thủ phạm, cần phải thực hiện ngay việc sơ cứu. Người sơ cứu nên quan sát môi trường chung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm xảy ra đối với bản thân mình.
Khi phát hiện trẻ em bị động vật cắn hay húc, nếu không biết rõ loại động vật nào là thủ phạm, cần phải thực hiện ngay việc sơ cứu. Người sơ cứu nên quan sát môi trường chung quanh cẩn thận để tránh mối nguy hiểm xảy ra đối với bản thân mình.
Sau đó giúp trẻ bị động vật cắn hay húc phải bình tĩnh bằng cách an ủi và giải thích là sẽ được sơ cứu ngay; điều này rất cần thiết để giúp cho trẻ tránh sợ hãi thái quá và đề phòng trẻ có thể bị choáng.
Tiếp theo nên rửa sạch vết cắn, thậm chí kể cả vết cắn nhìn rất nhỏ bằng xà phòng với nhiều nước; nếu cần có thể sử dụng bất cứ loại nước nào có sẵn tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Một điều phải nhớ bảo vệ chính bản thân mình và người khác ở chung quanh khi tiếp xúc với máu chảy ra từ vết động vật cắn hay húc.
Nên rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương. Sau khi rửa sạch vết thương, phủ lên vết thương một miếng vải sạch và băng lại; đồng thời thông báo với người có trách nhiệm và đưa trẻ đến ngay trạm y tế nơi gần nhất để được tiếp tục theo dõi, xử trí vết thương và các biến chứng khác có thể xảy ra.
Tiếp theo nên rửa sạch vết cắn, thậm chí kể cả vết cắn nhìn rất nhỏ bằng xà phòng với nhiều nước; nếu cần có thể sử dụng bất cứ loại nước nào có sẵn tại hiện trường nơi xảy ra tai nạn. Một điều phải nhớ bảo vệ chính bản thân mình và người khác ở chung quanh khi tiếp xúc với máu chảy ra từ vết động vật cắn hay húc.
Nên rửa tay sạch trước và sau khi sơ cứu vết thương. Sau khi rửa sạch vết thương, phủ lên vết thương một miếng vải sạch và băng lại; đồng thời thông báo với người có trách nhiệm và đưa trẻ đến ngay trạm y tế nơi gần nhất để được tiếp tục theo dõi, xử trí vết thương và các biến chứng khác có thể xảy ra.
Sơ cứu vết thương thường gặp do chó cắn, rắn cắn, trâu bò húc
- Khi bị chó cắn:
Cần nhanh chóng thực hiện các động tác sơ cứu vết thương do động vật cắn như đã nêu ở trên. Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sau sơ cứu cần chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất, tốt nhất là nơi có vaccine tiêm phòng bệnh uốn ván và bệnh dại.
- Khi bị chó cắn:
Cần nhanh chóng thực hiện các động tác sơ cứu vết thương do động vật cắn như đã nêu ở trên. Nếu vết thương do chó cắn bị rách da, sau sơ cứu cần chuyển ngay trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất, tốt nhất là nơi có vaccine tiêm phòng bệnh uốn ván và bệnh dại.
Sau đó tìm hiểu xem con chó có bị bệnh hoặc có những hành vi nào lạ hay không. Nếu con chó yếu và sùi bọt mép thì có thể là chó dại. Người bị chó dại cắn thường có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu không được tiêm phòng dại kịp thời.
Nếu có điều kiện, cần bắt và nhốt con chó cắn trẻ để theo dõi trong khoảng thời gian 10 ngày, xem con chó có bị lên cơn dại hay không; đồng thời ngăn chặn con chó có thể cắn thêm những người khác hoặc các gia súc khác. Nếu phát hiện, xác định được chó dại thì phải tiêu diệt chúng ngay để đề phòng mối hiểm họa cho cộng đồng.
- Khi bị rắn cắn
Người sơ cứu cần quan sát môi trường chung quanh cẩn thận để phòng tránh mối nguy hiểm có thể xảy ra cho chính bản thân mình. Sau đó phải nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống, bảo trẻ nằm yên để làm chậm sự lan truyền của nọc độc rắn.
Sự an ủi, động viên và cách giải thích của người sơ cứu sẽ giúp cho trẻ phòng tránh được tình trạng sốc do trẻ quá lo sợ. Phải rửa sạch vết rắn cắn bằng nước càng nhiều càng tốt để lấy đi nọc độc.
Trong trường hợp không có sẵn nước, có thể dùng bất cứ chất lỏng nào có sẵn tại hiện trường để rửa ngay vết thương cho trẻ.
Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chân hoặc tay có liên quan bằng một cái nẹp theo cách bất động khi bị gãy xương. Tiếp theo chuyển ngay trẻ đến bệnh viện, cần giữ cho trẻ được nằm yên bất động trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chân hoặc tay có liên quan bằng một cái nẹp theo cách bất động khi bị gãy xương. Tiếp theo chuyển ngay trẻ đến bệnh viện, cần giữ cho trẻ được nằm yên bất động trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lan truyền của nọc độc.
Trường hợp có điều kiện, nên làm cáng để di chuyển trẻ. Người sơ cứu và những người có mặt ở chung quanh hãy cố xác định xem loại rắn gì đã cắn trẻ. Nếu thấy được con rắn, người sơ cứu cần bình tĩnh, tự tin hoặc huy động người có mặt tại hiện trường giết chết con rắn đã cắn trẻ nhưng cũng đề phòng nó có thể cắn luôn mình và người khác.
Sau khi giết chết con rắn, phải bỏ vào trong bao kín và mang nó theo đến bệnh viện để các bác sĩ có thể có căn cứ xác định loại thuốc thích hợp cần sử dụng cấp cứu cho trẻ.
- Khi bị trâu bò húc
Khi trẻ bị trâu bò húc, có thể gây cho trẻ đau đớn, rách da, chảy máy, thủng bụng làm tổn thương phủ tạng hoặc trúng vào mắt gây mù mắt; có trường hợp bị quật ngã dẫn đến tử vong.
Việc sơ cứu trong trường hợp trẻ bị trâu bò húc phải bảo đảm các nguyên tắc như cầm máu, cố định, bất động; nếu bị tổn thương nặng phải tìm mọi cách chuyển ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất giống như trong các trường hợp trẻ bị tai nạn giao thông để được cấp cứu kịp thời.
(TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét