Thứ Năm, 15 tháng 12, 2016

Sơ cấp cứu - Khi bị bong gân

Bong gân là tổn thương dây chằng, do sự kéo giãn quá mức gây ra. Dây chằng có thể bị rách hoặc có thể đứt lìa hoàn toàn.

Dây chằng là những dải băng dai và đàn hồi bám vào xương và giữ cho các khớp ở đúng vị trí. 
Bong gân hay xảy ra nhất ở mắt cá chân, đầu gối hoặc cung bàn chân. Khi bong gân dây chằng bị bong sưng lên nhanh chóng và rất đau.

Nói chung càng đau nhiều thì tổn thương càng nặng. Với phần lớn trường hợp bong gân nhẹ, bạn có thể tự điều trị.


Bong gân độ 1: Dây chằng bị kéo căng

Bong gân thường chia ra 3 cấp độ: 


  • Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.
  • Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.
  • Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng. Khi bị bong gân, cần xử trí đúng để chóng bình phục và tránh những hậu quả đáng tiếc.
Cách xử trí:
- Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn ngừa hoặc hạn chế sưng.
- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau, làm lạnh vùng bong gân trong 10 - 15 phút. Cách này sẽ làm bớt đau và giảm sưng.
- Dùng băng cuộn hay vải, băng thun băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Băng ép vùng bị thương bằng băng chun, băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.
- Gọi y tế trợ giúp và phải bảo đảm nơi bị tổn thương bong gân luôn an toàn cho đến khi được trợ giúp.
Bảo vệ để chi bị thương không bị tổn thương nặng hơn bằng cách không sử dụng khớp. Bạn có thể làm được điều này bằng cách sử dụng bất kì thứ gì từ nẹp cho đến nạng.
Để chi bị tổn thương nghỉ ngơi. Tuy nhiên, không dừng hoàn toàn các hoạt động. Ngay cả với bong gân cổ chân, thì bạn vẫn có thể luyện tập các cơ khác thông thường để tránh mất điều hòa.

Ví dụ, bạn có thể tập bằng xe đạp, hoạt động cả hai tay và chân không bị thương trong khi để bên cổ chân bị thương nghỉ ngơi trên một bên bàn đạp.

Bằng cách này bạn vẫn có thể tập được 3 chi để giữ cho tim mạch điều hòa.

Băng ép tổn thương do bong gân và chườm đá
Băng ép tổn thương do bong gân và chườm đá
Chườm đá vùng bị thương. Dùng khăn lạnh, khăn ướt hoặc túi chườm đổ đầy nước lạnh sẽ hạn chế sưng sau khi bị thương. Cố gắng chườm đá càng sớm càng tốt sau khi bị thương.

Nếu bạn dùng đá, hãy cẩn thận không dùng quá lâu vì có thể gây tổn thương mô.
Hãy gọi cấp cứu ngay nếu:
- Bạn nghe thấy tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc bạn không thể cử động được khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Trên đường tới bác sỹ, hãy liên tục chườm lạnh.
- Bạn bị sốt, và vùng bị bong gân đỏ và nóng. Có thể bạn bị nhiễm trùng.
- Bạn bị bong gân nặng. Điều trị không thích hợp hoặc chậm trễ có thể làm khớp mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.
- Bạn không đỡ sau 2-3 ngày đầu.

Những sai lầm khi xử trí bong gân:
Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này và không tuân thủ đúng điều trị, cho rằng bong gân không quan trọng, vì thế dẫn đến sai lầm do tự điều trị.
 Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. 

Trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. 
Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.
Để phòng không bị bong gân, tránh bước dài vì dễ trượt chân và dễ bị chấn thương cột sống, đứt dây chằng; thận trọng khi chơi thể thao, đi giày cao gót...

Nên mang bao khớp gối, bao cổ chân khi vận động nặng. Hằng ngày nên tập các động tác làm tăng trương lực các cơ quanh khớp cổ chân, khớp gối, khớp cổ tay... 

Không có nhận xét nào: