Những cuốn sách dưới đây sẽ giúp đọc giả hiểu thêm về những điều xấu xí vốn tồn tại bao nhiêu đời này, để từ đó có sự khao khát đổi thay, hướng tới tương lai.
1. Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu – Nhiều tác giả.
Cuốn sách tổng hợp các bài viết của các nhà văn, nhà báo, trí thức, những người dân bình thường và cả các em học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường từ những câu chuyện thực tế sinh động của từng người. Những câu chuyện sâu lắng, thâm thuý, những nụ cười vui và cả những nỗi buồn, hoặc cả sự xấu hổ bởi những tính cách ngộ nghĩnh của người Việt. Các tác giả không chỉ gọi ra thói hư tật xấu mà đã cụ thể hoá bằng những câu chuyện sinh động, những vụ việc, tình huống, nhân vật để chuyên mục hấp dẫn, phát huy tác dụng với người đọc.
Những câu chuyện đời thường cho ta những bài học bổ ích. Nhiều tác giả đã nêu và đưa ra ý kiến, trong đó nêu bật được những phẩm chất tốt đẹp cũng như những thói hư tật xấu của người Việt. Kiến giải những nguyên nhân của những thói hư tật xấu đó, đồng thời đề xuất hình thức, phương pháp sửa chữa, loại bỏ dần những tính cách và “căn bệnh” có hại cho sự phát triển, nhằm xây dựng đời sống văn hoá tinh thần ngày càng tốt đẹp.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn đã miêu tả những chuyện thường ngày như: tiếng ồn vượt ngưỡng, tai nạn giao thông, sự vô cảm của con người… bằng con mắt quan sát tinh tế. Mỗi bài viết là sự kết hợp hiện thực với vốn kiến thức về tác phẩm, nhà văn mà ông đọc được trong quá trình nghiên cứu văn học. Vì thế, độc giả sẽ bắt gặp hình ảnh những nhà văn nổi tiếng cùng nhiều mẩu chuyện vui về Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Phan Khôi…
Cuốn sách của ông đề cập nhiều đến những thói xấu của người Việt, chẳng hạn ông so sánh, cái vội vàng, gấp gáp của người Việt như nhà văn có tác phẩm chưa hoàn thành đã giục nhà xuất bản xin giấy phép.
Ông cho rằng: “Sự nóng vội của người đời bây giờ có cái hạn hẹp trong tầm nghĩ, chỉ thấy đời sống trước mắt mà không thấy đời sống thâm nghiêm lâu dài; có cái tự ti biết mình quá lạc hậu với thế giới nên phải lo truy đuổi trong tuyệt vọng; có cái hỗn loạn trong cảm giác về giá trị, từ đó tạo nên ám ảnh lấy thịt đè người, chỉ có nhanh mới hốt được của thiên hạ”.
Ông cho rằng: “Sự nóng vội của người đời bây giờ có cái hạn hẹp trong tầm nghĩ, chỉ thấy đời sống trước mắt mà không thấy đời sống thâm nghiêm lâu dài; có cái tự ti biết mình quá lạc hậu với thế giới nên phải lo truy đuổi trong tuyệt vọng; có cái hỗn loạn trong cảm giác về giá trị, từ đó tạo nên ám ảnh lấy thịt đè người, chỉ có nhanh mới hốt được của thiên hạ”.
3. Văn hóa trì trệ nhìn từ Hà Nội đầu thế kỷ 21 – Lê Thị Huệ
Một quyển sách thực tế và quan trọng mở màn cho hiện tượng người Việt bàn thảo về vấn đề Văn Hóa Việt Nam, trên báo chí, trên các diễn đàn trong và ngoài nước, trong thời gian gần đây. Tác giả có cơ hội đi khắp Việt Nam, đã từng về học và sống ở Hà Nội một năm 1999-2000 theo chương trình nghiên cứu (sabbatical leave) của các giáo sư đại học Hoa Kỳ. Tác giả cũng đã có dịp đi du lịch nhiều nơi trên thế giới với mục tiêu quan sát các nền văn hóa.
Vậy nên cuốn sách đã chỉ ra được những đặc điểm rõ ràng, tiêu biểu và cũng không kém phần tinh tế về những yếu điểm, những trì trệ của tính cách con người Việt Nam, cũng như sự trống rỗng, mục ruỗng trong quá trình phát triển và bảo tồn văn hóa trong công việc hòa nhập với thế giới của Việt Nam.
Vậy nên cuốn sách đã chỉ ra được những đặc điểm rõ ràng, tiêu biểu và cũng không kém phần tinh tế về những yếu điểm, những trì trệ của tính cách con người Việt Nam, cũng như sự trống rỗng, mục ruỗng trong quá trình phát triển và bảo tồn văn hóa trong công việc hòa nhập với thế giới của Việt Nam.
Nội dung tác phẩm đã vạch ra được những cá tính của dân tộc Việt từ ngàn xưa đến ngàn nay cùng với những yếu tố thay đổi của thời đại đã làm hao mòn, thui chột những đức tin và cá tính anh hùng của người Việt. Sự thật nào cũng phủ phàng và khó chấp nhận.
Dân tộc Việt sẽ không bao giờ khá lên được và có nguy cơ nước Việt sẽ trở thành một quốc gia hèn yếu thấp kém và nghèo khó nhất vùng Đông Nam Á nếu chúng ta không thức tỉnh để cùng nhau cắt đứt những ung nhọt đã có từ lâu trong văn hóa người Việt.
Dân tộc Việt sẽ không bao giờ khá lên được và có nguy cơ nước Việt sẽ trở thành một quốc gia hèn yếu thấp kém và nghèo khó nhất vùng Đông Nam Á nếu chúng ta không thức tỉnh để cùng nhau cắt đứt những ung nhọt đã có từ lâu trong văn hóa người Việt.
Đọc xong tác phẩm này có lẽ người đọc sẽ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi của mình: Kẻ thù của ta ở đâu?
4. Con rối tha hương – Karin Kalisa.
Con rối tha hương kể về gia đình Việt kiều 3 thế hệ sống tại Đức. Cậu bé Minh học sinh cấp 1, phải mang đến “Tuần thế giới mở” của nhà trường một tiết mục văn hóa mang đậm màu sắc Việt Nam mà không được là thực phẩm. Sung và Mây – bố và mẹ cậu bé – bó tay, chỉ cậu vào viện cầu đến bà nội.
Một con rối nước với một câu chuyện gây ngạc nhiên, và hấp dẫn người nghe, được kể qua màn độc thoại kỳ lạ và những động tác duyên dáng của người phụ nữ đã đi qua hơn nửa đời người, được mang đến sân khấu của “Tuần thế giới mở”. Và từ đó biết bao nhiêu câu chuyện, tính cách, tâm tình của người Việt đã được khơi mở.
Một con rối nước với một câu chuyện gây ngạc nhiên, và hấp dẫn người nghe, được kể qua màn độc thoại kỳ lạ và những động tác duyên dáng của người phụ nữ đã đi qua hơn nửa đời người, được mang đến sân khấu của “Tuần thế giới mở”. Và từ đó biết bao nhiêu câu chuyện, tính cách, tâm tình của người Việt đã được khơi mở.
Từng câu từng chữ trong tác phẩm tinh tế, trào lộng đến chê thói xấu của người Việt thôi cũng rất nhẹ nhàng sâu lắng. Cách chỉ thói xấu của người Việt của tác giả kiểu “những người yêu nhau, chê nhau” chứ không phải “kẻ thù của nhau chê nhau”.
Chỉ có ai đã từng trải qua những ngày tháng sống ở Đức mới có thể hiểu sâu sắc được những cái “chê khéo” của tác giả về người Việt sống ở Đức.
Chỉ có ai đã từng trải qua những ngày tháng sống ở Đức mới có thể hiểu sâu sắc được những cái “chê khéo” của tác giả về người Việt sống ở Đức.
5. Hệ giá trị Việt Nam: Từ truyền thống đến hiện đại và con đường tới tương lai – Trần Ngọc Thêm.
Giáo sư viết “Tính cộng động làng xã là một trong hai đặc trưng quan trọng nhất, điển hình nhất cho văn hóa nông nghiệp – nông thôn truyền thống Việt Nam, nên cũng là một trong hai đặc trưng biến động mạnh nhất khi đi vào giai đoạn hiện đại. Những phi giá trị nảy sinh từ đặc trưng này cũng rất nhiều.
Trong đó, tiêu biểu nhất là 11 thói hư tật xấu sau đây: Thói dựa dẫm, ỷ lại, thói cào bằng, đố kỵ, bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái, bệnh sĩ diện, háo danh, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh hình thức, bệnh nói xấu sau lưng, bệnh vô cảm, chặt chém, tật ham vui, thích “tám”, bệnh triệt tiêu cá nhân…”.
Trong đó, tiêu biểu nhất là 11 thói hư tật xấu sau đây: Thói dựa dẫm, ỷ lại, thói cào bằng, đố kỵ, bệnh hẹp hòi, ích kỷ, bè phái, bệnh sĩ diện, háo danh, bệnh thành tích, bệnh phong trào, bệnh hình thức, bệnh nói xấu sau lưng, bệnh vô cảm, chặt chém, tật ham vui, thích “tám”, bệnh triệt tiêu cá nhân…”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét