Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Tật xấu người Việt - Những thói hư tật xấu của người Việt

NGƯỜI XƯA CẢNH TỈNH

(Vương Trí Nhàn)

Theo tôi “tìm hiểu thói hư tật xấu người Việt” đang là một nhu cầu của xã hội. Rút kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu đàn anh, và cũng là tự lượng sức mình, ngay khi xác định đề tài, tôi sớm đi vào sưu tầm tài liệu, tuyển chọn những khái quát, những nhận xét của lớp người đi trước, là các trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Đây là thời gian đất nước vẫn do người Pháp cai quản; nhưng ý thức dân tộc, nhất là phần tự ý thức về bản thân mình, có dịp nẩy nở hoàn chỉnh hơn bao giờ hết. Tôi nói hoàn chỉnh với nghĩa tinh thần tự phê phán khá rõ.
Các nhà lịch sử khi nhắc đến Nguyễn Trường Tộ, thường chỉ nhắc đến những điều trần của ông, tức là những kế sách của ông trong việc cứu nước. Nhưng theo tôi, ông là người Việt Nam đầu tiên nhìn dân tộc một cách khách quan, xem xét và đánh giá cộng đồng theo những tiêu chuẩn thế giới.
Sau Nguyễn Trường Tộ, từ các nhà nho trong tới các trí thức tây học, tức là từ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tản Đà v. v.. tới Trần Trọng Kim, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Huy Liệu, Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, ... người nào cũng có đóng góp vào việc cảnh tỉnh, tức là việc vạch ra những thói hư tật xấu, để đưa cộng đồng bước vào giai đoạn lịch sử hiện đại.
Những phát biểu bao quanh chủ đề thói hư tật xấu, hoặc nói theo một danh từ đang trở nên thời thượng, những cố gắng dựng lại chân dung người Việt xấu xí mà tôi thu thập được trải rộng ra trên đủ mọi phương diện. Sau khi giới thiệu các đoạn này trên báo chí và các mạng, tôi tạm tổng hợp lại và chia thành một số cụm ý kiến như sau.
I/ Ăn ở luộm thuộm, ăn xổi ở thì, vụng nói chuyện, nếp sống buông tuồng tùy tiện, a dua làm bậy, thị hiếu tầm thường, ham cờ bạc. Dễ tin nhảm, lòng tin sơ sài, biến thành mê muội. Quan niệm nông nổi về cuộc sống.
II / Bảo thủ ngại thay đổi, cam chịu, đầu hàng hoàn cảnh, khiếp nhược trước những giáo điều ngoại nhập, suy đồi thoái hóa, hư vô trống rỗng. Bịp nhau chọe nhau,hay diễn trò, đạo đức giả, nhìn hàng xóm như kẻ thù, với người nước ngoài không thật lòng và đầy nghi kỵ.
III/ Sống rời rạc đèn nhà ai nhà nấy rạng, kém ý thức pháp luật, đặt quyền lợi riêng lên trên cái chung. Tinh tướng khôn vặt “ ăn cỗ đi trước lội nước đi sau ‘, thực dụng vụ lợi vặt vãnh. Không trọng chữ tín. Không có khả năng đặt mình vào địa vị người khác. Quan hệ với thiên nhiên cẩu thả, thiếu tinh thần hướng thượng và óc lãng mạn chân chính.
IV/ Đời sống tinh thần nghèo nàn,dễ thỏa mãn, không chuyên chú học hỏi nghiên cứu; học không biết cách, chỉ giỏi học lỏm. Nội dung văn chương học thuật phù phiếm. Bằng lòng với tình trạng tự phát, không đặt trí óc vào công việc.
V/ Tầm nhìn hẹp, không có nhu cầu hoàn thiện, không cái gì đi tới cùng. Tình trạng phi chuẩn kéo dài, không có khả năng tự sàng lọc, không hình thành nổi bộ phận tinh hoa, dìm dập níu kéo nhau trong tình trạng bảo thủ trì trệ.
Sau nữa là sĩ diện, che giấu, dễ dãi với bản thân, không lo tự hoàn thiện mà chỉ sợ người ta biết thói xấu của mình.
Thoạt đầu tôi cũng chỉ nghĩ thử đi đi tìm một số thói hư tật xấu thông thường, chuyện trong nhà chúng ta bảo nhau ngay được. Đọc kỹ vào những dòng chữ mà các bậc tiền bối đã viết bằng cả tình yêu và tâm huyết, thấy có lẽ phải đặt vấn đề một cách nghiêm chỉnh hơn. Nhiều nhược điểm nêu lên quá nghiêm trọng. Phải chăng đây là những nhận xét tổng quát có liên quan tới trình độ sống trình độ làm người của dân ta, chính nó là nguyên nhân hạn chế chúng ta trên đường phát triển?! Có một số nhược điểm cản trở nước ta gia nhập vào thế giới hiện đại.
Tuy nhiên chúng ta sẽ bình tâm hơn nếu biết rằng hầu như tất cả các dân tộc trên thế giới đều qua giai đoạn tự nhận thức như thế này. Và họ thường nói về họ hết sức nghiêm khắc. Như với một nước gần với chúng ta là Trung quốc. Lâu nay chỉ nghe nói đến cuốn Người Trung quốc xấu xí của Bá Dương. Nhưng nên biết là trước đó, dân tộc tính của người Trung quốc đã được các nhà chính trị các nhà văn hóa các trí thức hàng đầu đất nước này đề cập tới. Lương Khải Siêu bảo dân Tàu quen óc nô lệ chỉ biết vì mình, các thói xấu như ngu muội nhút nhát lừa đảo,võ đoán giả dối ... không gì là không có. Với Tôn Trung Sơn, người Trung quốc trình độ kiến thức thấp, xã hội giống như một chậu cát rời. Lâm Ngữ Đường còn nói thẳng là đồng bào của ông xảo quyệt. Hiện nay tài liệu Trung văn có liên quan tới người Trung quốc xấu xí rất nhiều, cả các cuốn sách các bài báo của các tác giả phương Tây cũng được giới thiệu đầy đủ, để người trong nước cùng nghĩ.
Nghĩa là không nên hoảng sợ khi thử tìm cách gọi ra một số phẩm chất tiêu cực. Tất cả đều nên coi là những giả thiết để làm việc, nếu sau khi thảo luận chúng ta thấy rằng một số nhận xét nêu ra là không đúng, ta sẽ phải tìm một công thức khác để diễn đạt, cốt sao nắm bắt chính xác đặc tính dân tộc.
Cái chính là đằng sau mỗi “nhãn hiệu”, người ta phải tìm ra nội dung cụ thể của nó. Ví dụ gần đây qua cuốn sách Việt Nam và Nhật Bản – giao lưu văn hóa của Vĩnh Sính, tôi được biết là nhiều người Nhật cho là người Việt có mắc căn bệnh dạ lang tự đại. Đây là một ẩn dụ, bắt đầu từ câu chuyện có thật về một nước nhỏ thời Hán, trong giao thiệp với thiên hạ mắc bệnh hoang tưởng, từng tranh luận với các sứ giả quanh chủ đề “nước Dạ Lang so với Trung Quốc bên nào lớn bên nào nhỏ”. Và đấy là dấu hiệu của một tình trạng tư duy ấu trĩ. Thế nhưng trong 17 điểm mà chính Tôn Trung Sơn đã từng khái quát về người Trung quốc thì điểm thứ 9 cũng là dạ lang tự đại (Dẫn theo Bản đồ tính cách người phương Đông, bản Trung văn của Sơn Đông họa báo xuất bản xã, 2005, tr 151). Vậy thì vấn đề đặt ra với người nghiên cứu là nội dung cụ thể của bệnh tự cao tự đại ở từng nước. Cũng bệnh ấy, nhưng ở ta nó sâu sắc, nặng nề và ... buồn cười đến đâu, triển vọng sắp tới có chữa được không.
Với các đặc tính khác cũng phải khảo sát tương tự.

Người Việt và ý thức công dân, ý thức xã hội

  1. Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an
  2. Tri túc và hiếu cổ
  3. Cái gì cũng đổ tại trời
  4. Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu
  5. Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm
  6. Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh
  7. Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
  8. Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi
  9. Tư tưởng gia nô
  10. Kém óc hợp quần
  11. Một vài thói tục đã thành di truyền (một là học để làm quan, hai là làm quan ăn lót, ba là a dua người quyền quý, bốn là trọng xác thịt...)
  12. Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ
  13. Chưa trưởng thành trên phương diện công dân
  14. Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp (Tham gia các hội nghề nghiệp chỉ cốt hư danh)
  15. Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng
  16. Theo sự chi phối của quan niệm hư vô (Sống không lý tưởng)
  17. Có độc lập cũng cướp đoạt của cải và chém giết nhau đến chết (Sự suy đồi toàn diện)
  18. Dân trí thấp kém (hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả…)
  19. Dễ ỷ lại
  20. Trong việc nước cũng ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ (Ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ)
  21. Rên rỉ than vãn mỗi khi gặp khó (Nặng về rên rỉ than vãng)
  22. Không có chí viễn du (Tầm nhìn tầm nghĩ chật hẹp)
  23. Xa lạ với chuyện phiêu lưu
  24. Căn tính nô lệ, run sợ trước cái mới (Co mình trong hủ lậu)
  25. Không thiết việc đời (Người dân quen sống cẩu thả)
  26. Chống đối tự phát
  27. Đi đâu cũng lo quay về làng (Xóm làng níu kéo kìm hãm nhau)
  28. Ngoài làng xã không biết gì đến nước nhà đến thế giới (Tự giam hãm mình trong lũy tre làng)
  29. Tình yêu làng nước cản trở tiến bộ (Tự giới hạn trong tình yêu làng xóm)
  30. Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt (Thủ cựu và ngại thay đổi)

Người Việt qua cách nói năng cười cợt

  1. Không còn lễ nghĩa liêm sỉ
  2. Những câu chửi rủa quá quắt (Chửi rủa quát mắng)
  3. Tây không ra tây, tàu không ra tàu, ta không ra ta (Nói năng lộn xộn)
  4. Thiên về những cái tầm thường thô bỉ
  5. Tật huyền hồ sáo hủ
  6. Trong tiếng cười ẩn chứa nhiều ý xấu (Gì cũng cười)
  7. Tiếng cười vô duyên
  8. Nói bừa nói bãi, tủi nhục cho cả nòi giống (Điếc không sợ súng, nói liều làm ẩu)
  9. Hay cãi nhau, thích kiện tụng
  10. Chỉ trích và châm chọc (Cách chống đối tiêu cực)

Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán

Lời dẫn
Cuối 2011, có tin trong cuộc thi tay nghề quốc tế World Skills 2011 ở Anh, tổ chức ở khu Excell, phía Đông London, Việt Nam không đoạt được huy chương nào mà chỉ đem về 7 chứng chỉ ở các môn Công nghệ may thời trang, Nấu ăn, Lắp cáp mạng thông tin, Điện tử, Xây gạch, Công nghệ thông tin và Thiết kế trang web. Con số quả là rất nhỏ trên tổng số 950 chứng chỉ cấp cho 50 quốc gia tham dự.
Báo Tuổi trẻ cuối tuần, số ra 11-3-2012 có bài của một quan chức của cơ quan phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc. Ông này nhận xét đại ý là lao động Việt thường ít nghĩ đường dài, cố cầy kiếm tiền hơn lo học hỏi để làm ăn lâu dài.
Những tin tức loại này ngày càng được đưa ra trên báo chí. Chúng cho thấy điều mà người mình thường tự hào là giỏi giang chăm chỉ cần mẫn khéo tay cần phải xem lại. Nếu không phải là một huyền thoại, nghĩa là một điều ta tự lừa ta, thì đó cũng là một phẩm chất không có gì chắc chắn, người ta rất dễ đánh mất.
Đằng sau cái vẻ bề ngoài cố sống cố chết mang hết năng lực ra kiếm sống, thực ra con người vẫn chỉ dừng lại ở một quan niệm thô thiển về sự làm việc và cuộc sống nói chung.
Dưới đây là những nhận xét tương tự về sự làm ăn buôn bán sản xuất kinh doanh của người Việt từ các bài viết của các trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX, khi chúng ta chuyển mình theo hướng hiện đại hóa lần thứ nhất.
Mấy năm trước chúng tôi đã có dịp sưu tầm và đưa ra rải rác các nhận xét này trên mặt báo, nay dồn cả lại thành một cụm kính trình bạn đọc.
Điều cần nói thêm là từ những kém cỏi trong làm ăn buôn bán, nhiều nét tiêu cực trong cách sống cách nghĩ của người Việt đã được hình thành. Suy nghĩ nông nổi. Lừa lọc dối trá. Mua tranh bán cướp. Làm hàng giả…
Và chúng cũng lan sang cả mối quan hệ giữa người và người giữa cá nhân và xã hội.
Nhìn vào các lĩnh vực khác như học hành thi cử cầu cúng tín ngưỡng, văn hóa giáo dục, quản lý xã hội nói chung …đâu đâu ta cũng thấy đời sống kinh tế lạc hậu đã kéo thấp con người xuống, và đến lượt nó, sự hạn chế trong đời sống tinh thần lại quay lại làm cho sự sản xuất làm ăn không bao giờ phát triển lên được.
  1. Thiếu cái gan làm giàu (Lối tính toán thiển cận)
  2. Không lo xa, dễ thoả mãn
  3. Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá
  4. Không biết chấn hưng thực nghiệp
  5. Đồng tiền không dùng để sinh lợi
  6. Những người thợ bất đắc dĩ (Học vấn một đẳng, công nghệ một nẻo)
  7. Buôn bán lòng vòng trong phạm vi hẹp
  8. Không có nghề nào đạt tới trình độ chuyên nghiệp
  9. Không chịu học buôn học bán
  10. Khéo tay mà trí không khôn
  11. Không ai chuyên nhất việc gì
  12. Làm hàng bán hàng đều kém
  13. Tài trí thua kém
  14. Thời gian phí phạm cách sống làm điệu làm dáng
  15. Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ
  16. Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp
  17. Những cái gia truyền dần dần mất đi
  18. Ngủ yên trên danh vọng
  19. Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ
  20. Người làm nghề không ngóc đầu lên được
  21. Không biết thích ứng với xã hội hiện đại

Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt

  1. Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi
  2. Dễ học cái dở
  3. Học thuật hủ bại (Nội dung học tập viển vông phù phiếm)
  4. Học để kiếm gạo
  5. Học để làm quan
  6. Học đòi vặt vãnh bỏ qua chuyện lớn
  7. Nặng tính hiếu kỳ
  8. Thần trí bạc nhược, thiếu óc tự lập (Chăm học nhưng chưa thoát khỏi tư cách học trò)
  9. Như cái cây bị “cớm” (Ỷ lại, chỉ lo học mót)
  10. Con ma cử nghiệp giết chết sự học
  11. Có khoa cử mà không có sự nghiệp
  12. Giáo dục hiện đại bị thương mại hóa (Giáo dục bị thương mại hóa)
  13. Thiếu niên hư hỏng
  14. Đỗ đạt là xong, không còn cầu học (Thiếu tinh thần cầu học)
  15. Một nền giáo dục giết chết nhân cách
  16. Không có một nhà tư tưởng, không có người khao khát tìm đạo lý mới
  17. Khi học thuật kém cỏi lòng người sinh ra phù phiếm, phong tục trở nên bại hoại
  18. Nói láo nói linh
  19. Không học nên thiếu tư cách làm người
  20. Cái hay của người đến mình trở thành cái dở
  21. Học không biết cách, luật pháp hồ đồ, cương thường giả dối
  22. Không học được cách tư duy hợp lý
  23. Không có học thuyết của mình (Chỉ học theo lối mòn)
  24. Việc bắt chước dễ dãi thường gây nhiễu loạn
  25. Mô phỏng lâu ngày quên cả sáng tạo
  26. Mình lại rẻ mình, bản thân tự làm hỏng (Khi học hỏi người, thường thiếu tự tin)
  27. Tình nghĩa thầy trò bị hiểu sai lệch và bị lợi dụng
  28. Chỉ lo nuôi không lo dạy (Biếng nhác trong giáo dục gia đình)
  29. Sẽ có lúc mất hết đạo lý? (Lớp trẻ hỗn xược, thô lỗ)
  30. Không chú trọng học thuật sẽ thành dân tộc bỏ đi

Thị hiếu nhỏ mọn và chất bi thương sầu cảm trong văn chương

  1. Thị hiếu tầm thường
  2. Văn chương phù phiếm, toàn giọng bi thương
  3. Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược
  4. Chỉ giỏi về văn thù ứng
  5. Tưởng thật mà hoá dối
  6. Khinh miệt cá nhân
  7. Không tìm thấy bản sắc
  8. Phê bình nghĩa là nịnh nọt (Chỉ quen ưa nịnh)
  9. Nhắm mắt bắt chước cốt kiếm lợi
  10. Tiểu thuyết của phường coi cổng
  11. Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi
  12. Những nhạc điệu rời rạc, ẻo lả
  13. Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống (Xu thế trang sức quá nặng)
  14. Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não

Quan hệ giữa người với người: Tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt

  1. Không ai hết lòng với ai
  2. Tham lợi dẫn đến vô cảm
  3. Không biết hợp quần
  4. Ích kỷ và khôn vặt
  5. Chỉ biết cạnh tranh trong những việc tầm thường, lặt vặt
  6. Vừa không thiết chuyện gì, vừa xét nét nhỏ nhặt (Không thiết chuyện gì)
  7. Lợi dụng đạo nghĩa kiếm lợi
  8. Danh dự bị hiểu sai lạc và mang ra mua bán
  9. Trông nhau để ... yên tâm trục lợi (Trăm sự đều do lỗi ở giáo dục)
  10. Cách sống của kẻ cùng đường
  11. Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác
  12. Chỉ biết lo thân

Bẻ queo những chuẩn mực đạo lý nhân bản

  1. Lêu lổng qua ngày, mất hết tự trọng (Vô nghề, vô nghiệp, lêu lổng qua ngày)
  2. Trông đợi quá nhiều ở sự may rủi
  3. Thiếu tận tâm, tránh khó tìm dễ (Vốn mỏng lại thiếu tận tâm)
  4. Xấu làm tốt dốt làm thông
  5. Không biết tôn trọng cả lợi ích công cộng lẫn lợi ích cá nhân
  6. Những ham muốn tầm thường
  7. Giả dối thịnh hành, không biết nhìn ra sự thật (Không chịu nhìn sự thật)
  8. Giải thich sai các giá trị (Chỉ biết theo đuổi những giá trị tầm thường)
  9. Đạo lý ngược đời (Tha hóa một cách tự nhiên)
  10. Trung dung theo nghĩa nửa vời, trung dung cốt để ngu dân
  11. An nhàn lẫn với đê hèn nhục nhã
  12. Lười biếng và hay nói hão

Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh

  1. Không biết giữ chữ tín
  2. Hiếu danh đến mất tự trọng
  3. Bệnh giả dối quá nặng
  4. Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu
  5. Chỉ giỏi diễn trò trước mặt mọi người
  6. Kiêu ngạo, hợm hĩnh, theo đuổi những cái hão huyền
  7. Khiêm nhường giả, kiêu căng thật
  8. Hay tự ái và thích chơi trội (Hay tự ái và hiếu danh)
  9. Tinh thần voi nan
  10. Học đòi, làm dáng (Ở đâu cũng thấy học đòi làm dáng)

Một nếp tư duy đơn sơ, tùy tiện

  1. Kém óc khoa học
  2. Óc tồn cổ
  3. Quá vụ thực trong tư duy
  4. Điều hòa với nghĩa ... chắp vá bừa bãi
  5. Áp đặt chuyên chế mọi nơi mọi chỗ
  6. Gọt chân cho vừa giày
  7. Chỉ suy nghĩ bằng khuôn sáo
  8. Không chịu được những tìm tòi phá cách (Thù ghét mọi sự thay đổi)
  9. Bỏ cũ theo mới một cách nông nổi (Học không biết cách mà bỏ cũng không biết cách)
  10. Thói quen cam chịu
  11. Dễ dãi thô thiển thế nào cũng xong (Dễ dãi trong tiếp nhận nên hỏng việc)
  12. Tùy tiện thay đổi, chỉ cốt có lợi (Một nền nghệ thuật thiếu tư tưởng)

Một số thói hư tật xấu khác

  1. Kéo bè kéo cánh nắm giữ quyền lực
  2. Đám đông chỉ chờ kiếm chác
  3. Nhìn đâu cũng thấy chuyện đáng chê cười
  4. Quá thiết thực hóa tầm thường
  5. Dân khí bạc nhược
  6. Pháp luật đơn sơ
  7. Văn chương nặng về chơi bời đùa giỡn
  8. Không có can đảm là mình
  9. Đời sống tinh thần suy đồi trống rỗng
  10. Dễ dãi trong quan hệ
  11. Chê bai bừa bãi, sinh nghi kỵ nhau
  12. Dân quá sợ quan
  13. Việc quan hỗn hào lẫn lộn
  14. Đã thành bia miệng trong dân
  15. Gánh nặng đông dân
  16. Mô phỏng đã thành thói quen
  17. Một quan niệm đơn sơ về thế giới
  18. Sang đến xứ người cũng không biết học hỏi
  19. Thông minh rút lại hóa ra tinh vặt
  20. Mê tín gây nhiều lãng phí
  21. Tinh hoa trở thành phù phiếm
  22. Bắt chước đến đánh mất cả bản ngã
  23. Quá tin ở những điều viển vông
  24. Tầm thường hóa những giáo lý sâu xa
  25. Vớ được sách nào theo sách ấy
  26. Đời sống tôn giáo hời hợt
  27. Người có tài cán mải chuyện đâu đâu
  28. Lễ nghi phong tục phiền phức
  29. Tâm lý học để đi thi
  30. Chơi bời lãng phí
  31. Dấu xưa tan biến
  32. Không có thì giờ lo đến văn hóa, đành đi vay mượn
  33. Những thói xấu thông thường
  34. Dễ tin nhảm
  35. Vàng thau lẫn lộn, nhầm của người với của mình
  36. Thiếu người trí thức dẫn đường
  37. Một đẳng cấp nho sĩ trì trệ
  38. Cả người có học cũng dễ trở nên tầm thường
  39. Hời hợt trong sự học
  40. Quanh năm chỉ những ăn uống
  41. Càmg bế tắc càng hư hỏng
  42. Không thật bụng trong khi giao tiếp
  43. Từ trên xuống dưới tự tư tự lợi
  44. Lan tràn thói đạo đức giả
  45. Tang ma xa xỉ
  46. Tục ấy thật quá hủ bại!
  47. Chỉ biết học cái bề ngoài
  48. Giam mình trong vòng khách sáo
  49. Mong tìm yên lành, hóa ra bảo thủ
  50. Từ chối mọi cuộc cải cách
  51. Không hình thành nổi một dư luận sáng suốt
  52. Con người thiên về buồn sầu não
  53. Nền văn hóa của kẻ yếu
  54. Những mâu thuẫn nội tại
  55. Phá hoại rồi bịa ra những thứ không đâu để thờ
  56. Cường hào lý dịch gian giảo điêu ngoa
  57. Làng xóm “quân hồi vô phèng”, không ai bảo được ai
  58. Ăn ở luộm thuộm
  59. Nông nổi, hời hợt
  60. Đối với những tư tưởng lớn chỉ hiểu sơ sài
  61. Tín ngưỡng xen lẫn hoài nghi
  62. Cần mẫn một cách bất đắc dĩ
  63. Trống rỗng tầm thường
  64. Tài hèn trí đoản, bán quẩn buôn quanh
  65. Cái gì cũng giả
  66. Những cuộc khao vong nặng nề vô nghĩa
  67. Đời sống hàng ngày hủ bại tầm thường
  68. Bóc lột thay cho quản lý
  69. Quan cao chức lớn cũng sống như kẻ hạ lưu
  70. Từ ảo tưởng tới thoái hóa
  71. Trì trệ và bất lực
  72. Thiết thực nhưng lại phù phiếm
  73. Hay nghi ngờ và làm hại nhau trong công việc
  74. Ỷ lại như một căn bệnh
  75. Biếng nhác, vô cảm, lẩn tránh
  76. Nặng óc hư danh
  77. Sống không lý tưởng
  78. Tuỳ tiện trong quản lý
  79. Mưu lợi trên sự kém cỏi của dân
  80. Giỏi bắt chước, thiếu sáng tạo

Nguồn

  • Chuyên mục "Người xưa cảnh tỉnh" trên báo Thể thao văn hóa

Không có nhận xét nào: