Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa giao tiếp tại Marốc.



Tên Ả Rập đầy đủ là Al-Mamlaka al-Maghribiya dịch nghĩa là "Vương quốc phía Tây". Al-Maghrib (có nghĩa "phía Tây") được sử dụng phổ biến. Đối với tài liệu lịch sử, các sử gia và các nhà địa lý Ả Rập Trung cổ thường gọi Maroc là Al-Maghrib al Aqşá ("Tối Viễn Tây"), để phân biệt với các khu vực lịch sử láng giềng gọi là al-Maghrib al Awsat ("Trung Tây", Algérie) và al-Maghrib al Adna ("Tối Cận Tây", Tunisia).
Tên Latin hóa "Morocco" trong tiếng Anh xuất phát từ tiếng Latin trung cổ "Morroch," liên quan đến tên của cựu Almoravid và kinh đô AlmohadMarrakech. Người Ba Tư gọi tên xứ này một cách đơn giản là "Marrakech". Từ "Marrakech" được cho là có nguồn gốc từ Mur-Akushtrong tiếng Berber có nghĩa là "Vùng đất của Thượng đế". 
Từ "Ma-rốc" trong tiếng Việt được lấy từ tiếng Pháp.


Vài nét văn hóa kinh doanh tại Marốc

Về trang phục
Các nhà kinh doanh ở Marốc luôn ăn mặc rất đẹp, lịch lãm và hợp thời trang với những kiểu mẫu mới nhất. Họ rất quan tâm đến thương hiệu, nhãn mác của loại trang phục mà họ mặc. Phụ nữ thường trang điểm nhẹ nhàng.

Để được kính trọng, một điều rất quan trọng đối với phụ nữ là cần phải ăn mặc kín đáo. Với mỗi trang phục, điều quan trọng là cần phải thể hiện được sự dịu dàng, trang nhã và khiêm tốn.

Về cử chỉ giao tiếp, chào hỏi
Để có thể bắt chuyện với một người Marốc, thông thường bạn có thể hỏi thăm về sức khoẻ, công việc hay thời tiết. Câu trả lời sẽ là: tất cả mọi thứ đều tốt đẹp, mặc dù trên thực tế không phải tất cả mọi trường hợp người Marốc đều đưa ra câu trả lời lịch sự.

Khi muốn giới thiệu vắn tắt về bản thân, bạn Phải bắt đầu từ những nội dung chính và trước khi tham gia vào câu chuyện, bạn cần phải đợi họ lên tiếng trước. Tuy nhiên, nếu như bạn không muốn lãng phí thời gian, hoặc bạn nhận thấy phần giới thiệu hơi dài, thì bạn có thể đi ngay vào chủ đề của cuộc họp và tất cả mọi người sẽ nghe theo sự chỉ dẫn của bạn.

Trong suốt cuộc trò chuyện, nếu có khúc mắc bạn đừng do dự nhắc lại bất cứ vấn đề gì mà bạn đang nói để có được những ý kiến chân thực của mọi người, và để họ đồng thuận với bạn, thông thường họ sẽ đồng ý với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lắng nghe những quan điểm, ý kiến khác và lời giải thích cho ý kiến đó, bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào những thoả thuận đầu tiên mà hai bên đã đạt được, bởi vì rất có thể đối tác của bạn sau đó sẽ đưa ra những ý kiến phản đối kèm theo những lời giải thích.

Người Marốc không thích nói về những câu chuyện phiếm. Bạn đừng bao giờ làm trò gây cười cho một người nếu bạn không hiểu rõ người đó.

Những người Marốc xuất thân từ tầng lớp có điều kiện kinh tế, được giáo dục tốt thường tỏ ra rất lịch sự. Họ sẽ không tỏ ra thân mật, thân thiện với người khác trong lần gặp đầu tiên. Đối với người Marốc, gia đình là rất quan trọng, trong lần gặp gỡ đầu tiên, gia đình luôn được coi là một chủ đề thích hợp để trò chuyện. Người Marốc kiêng kỵ rất nhiều điều, một trong những điều đó có liên quan đến Chúa. Bạn cần phải nhớ rằng bạn không bao giờ được chỉ trích hay phê phán Chúa. Những chủ đề bàn luận về Hồi giáo hay quyền của phụ nữ cũng là một trong những chủ đề hết sức nhạy cảm mà bạn cần phải tránh nhắc đến.

Khi gặp gỡ với một phụ nữ Marốc, bạn chỉ nên bắt tay họ nếu họ không cho phép bạn hôn vào má. Trong trường hợp được phép, bạn có thể lần lượt hôn vào hai má họ ba cái.

Thông thường, trong khi nói chuyện, người Marốc sẽ sử dụng từ "you" (trong tiếng Pháp là "vous" để xưng hô nếu như họ hay bạn không có đề nghị gì khác. Nếu bạn không biết rõ tên họ của tất cả mọi người, bạn có thể gọi bằng từ "ông" hay "bà" trước tên (last name) của người đó. Sau đó bạn có thể gọi người đó bằng họ (fist name).

Trong lần gặp gỡ đầu tiên, khi nói chuyện, tốt nhất là bạn đừng tỏ ra quá thân mật, bạn nên sử dụng cách xưng hô là "you" (trong tiếng Pháp là "vous") và gọi người Marốc bằng tên của họ. Sau khi đã tiếp xúc nhiều lần, mối quan hệ giữa bạn và người Marốc sẽ trở nên thân mật hơn, và cách xưng hô sẽ không còn cứng nhắc như vậy nữa. Tuy nhiên, vì người Marốc rất lịch thiệp và kín đáo nên những cử chỉ, lời nói vẫn còn có phần hơi trang trọng, thiên về nghi thức, hình thức bên ngoài. Chính bởi vậy nên, khi tiếp xúc với người có địa vị cao hơn hay với người nước ngoài, việc sử dụng cách gọi "you" để xưng hô vẫn là thích hợp hơn cả.

Khi nói chuyện với nam giới, hãy nhìn thẳng vào mắt họ, việc không nhìn thẳng vào mắt họ thể hiện rằng bạn không đồng ý với ý kiến của họ. Tuy nhiên với phụ nữ thì bạn cần phải lưu ý rằng họ sẽ không nhìn vào mắt bạn khi bạn đang nói, và bạn cũng nên làm như vậy để thể hiện mình là người lịch sự và cũng rất tôn trọng họ. Người phụ nữ Marốc khi  lập gia đình sẽ mang họ của nhà chồng và thường được gọi bằng bà (Mrs) trước họ. Tuy nhiên bạn cũng có thể đề nghị gọi họ bằng tên Họ (fist name) và họ cũng có thể sẽ đồng ý mặc dù trên thực tế họ không thích bạn gọi họ như thế. Trong trường hợp này, tốt hơn hết là bạn nên xưng hô theo tập quán của người Marốc.

Người Marốc rất coi trọng thứ bậc và địa vị. Thông thường, người có địa vị xã hội thấp sẽ không nhìn thẳng vào mắt người có địa vị xã hội cao hơn mình. Người Marốc thường muốn tuân theo những nghi thức lễ tân ngoại giao hơn là thẳng thắn bộc lộ suy nghĩ của mình, họ cũng không bao giờ nghĩ rằng mình là người cởi mở và thẳng thắn.

Người Marốc rất coi trọng học vị cũng như là địa vị xã hội hay địa vị ở công ty, nếu bạn là phó chủ tịch, là con trai của tổng giám đốc một tập đoàn hay là vợ của chủ tịch một tập đoàn... thì bạn sẽ rất được kính trọng.

Trong giới kinh doanh, các đối tác Marốc thường hay hứa hẹn để thuyết phục bạn rằng họ đang nói sự thật và bạn nên tin vào những gì mà họ đang nói. Ví dụ như họ có thể nói rằng: "tôi cam đoan với bạn là mức giá đó là đúng"; hay "Tôi xin đảm bảo rằng mức giá mà bạn đưa ra là quá thấp". Ở Marốc, bạn rất hiếm khi gặp những người sử dụng những lời nói thông tục vì điều này bị coi là rất bất kính.

Người Marốc thường sẽ bày tỏ thái độ của mình ở nơi đông người nếu xung quanh họ là những người có cùng địa vị xã hội. Tuy nhiên, nếu xung quanh họ có một người có địa vị cao hơn, họ sẽ tỏ ra rất dè dặt, kín đáo, họ sẽ không nói nhiều và rất ít khi bày tỏ thái độ của mình.

Về việc gặp gỡ, đàm phán
Trong đàm phán, khi thương lượng về giá cả, các đối tác Marốc luôn muốn mình là người quyết định đưa ra giá cuối cùng và rất muốn mình được coi trọng. Chính vì thế, để có thể đưa ra được mức giá cuối cùng và kết thúc cuộc đàm phán, bạn nên gây cho họ một ấn tượng là họ là người chiến thắng trong cuộc đàm phán đó. Bạn cũng đừng ngạc nhiên khi họ đều đồng thanh nói rằng việc họ chiến thắng là bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải quay trở lại cuộc trò chuyện sau đó ít phút để chắc chắn rằng họ đã hiểu những gì mà bạn đang nói.

Trong các cuộc hẹn, thời gian không phải là vấn đề quá quan trọng đối với người Marốc. Các đối tác Marốc thường hay trễ hẹn. Thời gian của các cuộc hẹn thường sẽ không chính xác như đã định trước đó. Nếu một cuộc hẹn được sắp xếp từ 2:00 đến 2:30 thì thông thường họ sẽ đến vào lúc 2:30- 3:00 hoặc muộn hơn. Tuy nhiên bạn có thể không cần phải cố gắng kiên nhẫn chờ đợi họ, cũng không cần phải ngần ngại khi gọi cho họ 30 phút trước giờ hẹn chính thức để yêu cầu họ đến đúng giờ. Bằng cách này, họ có thể sẽ chỉ đến muộn 15 phút.

Nói chung, người Marốc rất tôn trọng người nước ngoài, và nếu bạn có địa vị hay học vị cao, bạn sẽ gây cho họ một ấn tượng mạnh. Bạn cần phải cố gằng duy trì ấn tượng tốt đẹp này và cố gắng đừng tỏ ra quay mặt lại với sự hấp dẫn và vẻ đẹp của người Marốc ví điều đó sẽ gây khó khăn cho bạn trong cách ứng xử với họ.

Thông thường, người Marốc sẽ không bắt đầu câu chuyện bằng cách đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận. Chính vì thế, để thể hiện rằng bạn rất quan tâm đến một ai đó, trước tiên bạn nên hỏi họ về gia đình, sức khoẻ hay về những người bạn của họ. Nếu không làm như vậy, rất có thể bạn sẽ làm cho họ cảm thấy khó chịu, và gây cho họ ấn tượng không tốt.

Người Marốc không thích thảo luận, bàn cãi về một vấn đề nào đó một cách trực tiếp. Ví dụ như khi bạn mời một người Marốc đi ăn, họ sẽ không biểu lộ ngay cho bạn thấy họ cảm thấy thích thú như thế nào về món ăn, mà sau khi trở về, họ sẽ nói với một người quen khác và người này sẽ nói lại cho bạn biết điều đó. Nếu bạn sống ở Marốc thì bạn sẽ hiểu rằng cách gặp trực tiếp, đối diện với một ai đó kể cả là ở nơi công cộng hay ở nhà riêng...không phải là sự lựa chọn sáng suốt. Tốt hơn hết là bạn cần phải tìm một người nào đó có vai trò như một người trung gian sẵn sàng nói cho bạn biết bạn cần phải làm gì. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải một vấn đề nghiêm trọng, bạn đừng ngần ngại nói thẳng với họ. Nói chung, ở Marốc phụ nữ sẽ tỏ ra thân thiện hơn nam giới.

Khi làm ăn buôn bán với đối tác Marốc, việc thiết lập mối quan hệ cá nhân là việc làm rất quan trọng và nhất thiết phải có. Tất cả mọi người đều phải hướng tới và cố gắng xác lập những mối quan hệ, ít nhất là mối quan hệ với người mà trong tương lai có thể sẽ trở thành người trợ giúp mình. Điều này có lẽ là do ở Marốc gần như không có sự bảo đảm an toàn xã hội chính thức nào (không có sự bảo trợ cho tình trạng thất nghiệp, hệ thống y tế lại thấp kém), và cũng do một thực tế là bạn không thể biết trước được khi nào thì bạn cần đến sự giúp đỡ của những người bạn thực sự. Chính vì thế, thông thường, khi một ai đó giúp đỡ bạn thì điều đó cũng được hiểu là bạn cũng sẽ giúp đỡ lại họ khi họ cần.

Về ăn uống.
Những món ăn đặc trưng của Marốc là món couscous (bột mỳ nấu với thịt hay nước thịt- một món ăn của vùng Bắc Phi), món tagine, và món pastilla; đây là những món ăn độc nhất vô nhị chỉ có ở nơi đây, có lẫn cả vị ngọt và vị mặn. Thức ăn của Marốc rất nhiều chất béo.

Nếu trong bữa ăn, chủ nhà không ngừng mời bạn ăn thì điều đó cho thấy rằng bạn rất được chủ nhà yêu quý.

Trong bữa ăn của người Marốc thường sẽ có từ 2 đến 7 món. Tuy nhiên, không phải tất cả các món ăn đều được bày lên trên bàn ăn cùng một lúc, mà họ sẽ đưa lần lượt từng món ra, bàn ăn sẽ được dọn sạch trước khi mang món tiếp theo ra.

Cần nhớ rằng, khi nhận món ăn tiếp theo, bạn cần phải nói lời cảm ơn, và bạn hãy ăn cho tới khi cảm thấy đủ no, bạn không cần phải tỏ ra cố gắng để ăn hết phần thức ăn của mình. Bạn cũng đừng liên tục ăn khi các món ăn lần lượt được đưa ra.

Để tránh xảy ra những tình huống không mong muốn, tốt hơn bạn nên hỏi chủ nhà xem mùi, vị của món ăn đậm hay nhạt. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn sẽ không bị đánh giá là mất lịch sự.

Không có nhận xét nào: