Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa giao tiếp của người Malaixia


CÁCH GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI MALAYSIA

Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn.
Phong tục tập quán của người Malaysia
Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa do có sự hòa trộn của những nền văn hóa Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa bản địa Orang Asli. Tuy có nhiều tộc người với nhiều nền văn hóa khác nhau, ở đây vẫn có sự dung hòa, tôn trọng lẫn nhau, gắn kết trong cả nước. Người dân Malaysia rất hữu nghị và mến khách. Dưới đây là một số thông tin về phong tục tập quán của người Malaysia khá hữu ích cho du khách cũng như những ai muốn đến sinh sống, học tập, làm việc tại đây.

Văn hóa giao tiếp
- Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Phụ nữ thường mặc áo dài tay. Vì thế, du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.
- Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, bạn nên gọi điện thông báo trước. Để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự. Và hãy nhớ, khi cho hoặc nhận tiền, quà hãy dùng tay phải! Tay trái bị xem là không sạch sẽ, vì thế khi ăn uống bạn cũng nên nhớ chỉ sử dụng tay phải và phải rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.
- Trong giao tiếp người Malaysia rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề. Vì vậy nếu bạn có những cuộc hẹn với người Malaysia vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.
- Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay của nhau, sau đó chắp tay lại. Tuy nhiên, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Một lưu ý quan trọng khác là người Malaysia không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới.
- Chủ đề tốt nhất để bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử nền văn minh Malaysia, cách nấu nướng món ăn ở các vùng của Malaysia, bóng đá. Không nên bàn luận về chính trị, chủng tộc, mức sống với người Malaysia.

Quà tặng
- Quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn là bút viết, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa), bởi vì hầu hết người dân theo đạo Hồi ở Malaysia không uống rượu.
Trong ăn uống
- Người  Mã  Lai chiếm đa số dân số Malaysia. Người Malaysia là những người theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và ăn thịt heo vì đây là những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi. Người  Malaysia chỉ ăn những thực phẩm được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn được gọi chung là halal.
- Nhiều người Malaysia và Ấn Độ thích ăn bằng tay vì thế việc đựng thức ăn trong lòng bàn tay và việc người ta sản xuất rất nhiều các loại hóa chất để rửa tay trước và sau khi ăn không có gì là lạ ở đất nước này.
- Khi ăn uống không dùng tay trái vì phong tục người Malaysia chỉ dùng tay phải để ăn uống. Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi vì vậy họ rất giữ nghiêm giáo quy. Họ không mời khách uống rượu mà chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó.
 Doanh nhân Malaysia mộ đạo và lịch thiệp

Định vị văn hóa 


Tập quán trong nhận thức: Người Malaysia thường nhận thức sự vật theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Hồi giáo. Những thông tin được họ xử lý ít nhiều có chi phối bởi tình cảm và tâm lý xã hội riêng của họ. Do vậy, họ rất chú trọng đến quan hệ cá nhân trong đánh giá vấn đề.

Người Malaysia đánh giá đối tượng trên cơ sở nào? 
Đa phần người Malaysia dựa vào cảm xúc chủ quan riêng để đánh giá một sự việc; các số liệu dẫn chứng, bằng chứng khách quan ít quan trọng hơn. Dĩ nhiên, số người ảnh hưởng bởi tư duy duy lý của phương Tây thì vẫn thích căn cứ vào các bằng chứng khách quan hơn là cảm xúc.

Người Malaysia xử sự theo chuẩn mực nào? Cần chú ý rằng, nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Malaysia do người Hoa và người Ấn chi phối, các sắc tộc này trong cộng đồng dân tộc Malaysia lại có những hệ thống giá trị khác nhau. Bài này cho thấy hệ thống giá trị có ảnh hưởng nhất tại đó là người Malaysia Hồi giáo.

Họ quyết định trong hoàn cảnh nào? Khi tiến hành quyết định, người Malaysia thường chú ý xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của sự việc và các mối quan hệ chằng chịt chung quanh nó. Nhưng, dù gì đi nữa các quyết định của họ không bao giờ đi ngược lại luật Hồi giáo. Thông thường sau khi đã được quyết định, quyết định đó luôn nhanh chóng gặt hái được sự hỗ trợ của cộng đồng.

Tự bản chất, người Malaysia không giỏi trong việc đối kháng nên họ thường tìm cách hài hòa các mâu thuẫn. Cũng như người Thái, họ ít khi nói "không" một cách thẳng thừng. Điều cực kỳ quan trọng là: bạn phải xây dựng cho được mối quan hệ cá nhân gần gũi với đối tác người Malaysia nếu bạn muốn tìm được sự ủng hộ nhanh chóng của họ.

Điều tạo ra sự yên tâm: Niềm tin tôn giáo giúp người Malaysia vững vàng và ổn định trong đời sống. Gia đình với mối quan hệ chặt chẽ giữa bên nội và bên ngoại là hạt nhân của xã hội. Xã hội được củng cố bởi luật pháp và luật đạo (Hồi giáo) và hai bộ luật này hầu như không có mâu thuẫn. Để tránh những căng thẳng tâm lý không cần thiết, người Malaysia sống tôn trọng chính quyền, củng cố các giềng mối gia đình và luôn đúng mực trong các cư xử xã hội.

Quan niệm về bình đẳng: Malaysia là một liên bang và hầu hết các tiểu bang đều có tiểu vương (Sultan) riêng. Sự phân biệt giữa hoàng tộc và thứ dân khá rõ. Hoàng tộc thường được cư xử tôn kính với nhiều nghi thức tỉ mỉ và cách xưng hô cầu kỳ.

Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn. Đây là một xã hội nam quyền còn rất mạnh.

Các lời khuyên thực tiễn trong thương lượng 

- Thông thường, người Malaysia chỉ làm ăn với người họ biết và thích. Chinh phục được tình cảm này quả là khó và mất thời gian, nhưng đó lại là yếu tố quyết định để thành công.

- Cũng như hầu hết các nước Á Đông, tiến trình thương lượng kinh doanh ở đây diễn ra chậm, nên đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Đừng bao giờ nghĩ đến việc hoàn thành thương lượng chỉ trong một chuyến đi đến Malaysia mà hãy tính kế hoạch cho nhiều chuyến đi kéo dài và nhiều tháng thương lượng.

- Lịch thiệp là một trong những đòi hỏi cơ bản để thành công ở Malaysia. Cũng do lịch thiệp, người Malaysia ít khi nói "không". Do vậy, khi họ nói "vâng" thì chữ này hàm ý nhiều nghĩa, từ nghĩa "đồng ý" đến "có thể", đến "mong ngài hiểu cho tôi là tôi không thể". Chữ "vâng" hàm ý "không" rõ nhất là "Yes, but…" (Vâng, nhưng…).

- Một số người Malaysia gốc Hoa thường chọn ngày lành tháng tốt cho công việc, nên đừng ngạc nhiên nếu ngày ký kết hợp đồng bỗng được dời đến một hôm khác. Cũng do lịch sự, một số doanh nhân Malaysia gốc Hoa thường đưa ra những lời mời có nhiều chọn lựa cho khách.

Chẳng hạn thay vì mời: "Ngài vui lòng dự bữa tiệc tối với tôi", thì họ sẽ nói: "Ngài có thể dùng tiệc tối với tôi hay không?" (Cũng như vậy khi dùng tiếng Anh, họ không nói "Would you like to have dinner" mà sẽ nói: "You want dinner or not"). Cách đặt vấn đề kiểu "muốn hay không muốn", "khỏe hay không khỏe", “có hay không có” lý do xuất phát từ cấu trúc câu hỏi trong khẩu ngữ Trung Hoa.

- Cuối cùng cần chú ý rằng, ở Malaysia người ta không bao giờ biểu lộ cảm xúc giận dữ nơi công cộng. Họ quan niệm rằng ai không kiểm soát được cảm xúc thì không thể tự chủ được. Những người như vậy thường chưa đủ tin cậy.




Những điều cấm kỵ khi đến Malaysia


 Với nền văn hóa đa dạng, đa ngôn ngữ và sắc tộc, nhiều quy tắc ứng xử riêng biệt, Malaysia đang trở thành một điểm đến yêu thích của du khách.

Cư xử đúng mực khi tới Malaysia. Ảnh: Onemoderncouple.
Nên cư xử đúng mực khi tới Malaysia. Ảnh: Onemoderncouple.
Cử chỉ
Khi tới Malaysia, bạn nên tránh như ôm hôn thân mật nơi công cộng, cho dù bạn đang đi cùng nửa kia, hay đi nghỉ tuần trăng mật với vợ/chồng.
Mối quan hệ đồng tính vẫn là một điều cấm kỵ, và pháp luật nước này chưa cho phép, nên những du khách thuộc giới tính thứ ba nên tránh thể hiện tình cảm với bạn mình, thậm chí cả nắm tay nhau ở nơi công cộng.
Người Malaysia thường tránh tiếp xúc với người lạ khác giới. Đừng ngạc nhiên khi bạn không nhận được lại cái bắt tay từ một người bạn không quen ở đây. Không bắt tay với phụ nữ Malaysia trước để chào hỏi, trừ khi cô ý đưa tay ra trước.
Theo quan niệm của người Malaysia, đầu được xem là nơi thiêng liêng nhất trên cơ thể và cần được tôn trọng. Người Malaysia kiêng kỵ người khác chạm vào đầu, hay đưa vật gì đó qua đầu của họ, vì điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng.
Hơn nữa, phụ nữ không được phép chạm vào người tu hành, cho dù là vô tình chạm phải, hay đưa cho thầy tu cái gì thì sau đó họ cũng phải ăn chay và thực hiện nghi lễ tẩy rửa.
Trang phục của phụ nữ Malaysia. Ảnh: Theantdaily.
Hơn 60% dân số Malaysia theo đạo Hồi. Ảnh: Theantdaily.
Ăn mặc
Malaysia là đất nước theo đạo Hồi, vì thế du khách tới đây nên ăn mặc lịch sự. Người dân đều phải mặc quần dài, váy dài, che kín vai. Phụ nữ ở đây cũng thận trọng khi chọn đồ bơi, nhiều người mặc nguyên cả bộ đồ gồm cả khăn che đầu đi tắm biển. Họ không được phép để ngực hở khi tắm nắng, trừ một số địa điểm du lịch cho phép mặc bikini. Du khách nên mang một chiếc khăn để quấn quanh người và một bộ đồ bơi nếu bạn có kế hoạch đi bơi hay tắm biển ở Malaysia.
Ứng xử trong  ăn uống
Việc ợ hơi sau khi ăn được chấp nhận và là một điều bình thường khi dùng bữa ở Malaysia. ​Bạn không được phép đi giày vào nhà, vào nhà thờ Hồi giáo, chùa, vì thể hiện sự thiếu tôn trọng.
Người Malaysia luôn dùng tay phải để ăn, vì bàn tay trái trong văn hóa Malaysia thường dành riêng cho các hoạt động liên quan đến vệ sinh thân thể. Nếu bạn thuận tay trái và không thể được sử dụng tay phải để ăn, hãy dùng đũa, thìa, dĩa thay thế.
Dùng tay phải để nhận và đưa đồ cho người khác. Nếu bạn dùng tay trái, hành vi này bị coi là vô lễ.
Nếu bạn được mời tới ăn tối ở nhà người dân, bạn nên mang quà tới (bánh ngọt hoặc chocolate) và nói là quà cho trẻ con. Đừng mang đồ uống có cồn hay bất cứ thứ gì làm bằng da heo. Đừng đưa những đồ chơi hình con vật (chó, heo) cho trẻ con. Không tặng dao, kéo cho chủ nhà, vì điều đó có nghĩa là cắt đứt mối quan hệ. Không tặng hoa, trừ trường hợp thăm người ốm hay tới đám tang.
Tôn trọng các nhà sư khi tới Malaysia. Ảnh: Snipview.
Tôn trọng các nhà sư khi tới Malaysia. Ảnh: Snipview.
Làm gì khi vào đền chùa
Bạn nên tuân theo những quy tắc khi tới tham quan đền chùa ở Malaysia. Thể hiện lòng kính trọng khi tới những nơi linh thiêng này: bỏ mũ và giày bên ngoài khi vào tham quan, ăn mặc lịch sự, kín đáo. Lúc ngồi, không được để bàn chân hướng vào người khác hay hướng vào hình ảnh, tượng Phật. Đứng lên khi các thầy tu, ni cô bước vào. Bước vào đền, chùa bằng chân trái trước, và bước ra bằng chân phải. Hành động này biểu hiện cho sự tròn vẹn.

Không có nhận xét nào: