Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mỹ không có mùi hương.
Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ.Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa “ohanami” (flower viewing party). Mỗi khi mùa xuân đến, hoa đào như phủ khắp đất nước Nhật Bản.
Cả một màu hồng phấn ôm trọn lấy núi đồi, lan tỏa khắp phố phường tượng trưng cho một mùa lãng mạn và đẹp nhất: mùa hoa anh đào.
Trong giao tiếp truyền thống của người Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi.
Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên... Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
+ Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
+ Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
+ Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông.
Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào. Ngay cả người Nhật cũng thấy những nghi thức cúi chào này hết sức rườm rà nhưng nó vẫn tồn tại trong quá trình giao tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác và cho đến tận ngày nay.
+ Giao tiếp mắt: người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực.
+ Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều. Trong buổi thương thảo, người có vị trí cao nhất thường ít lời nhất và những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác.
+ Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ và những câu trả lời thì cũng rất mơ hồ. Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu. Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”.
Bất kỳ lời nói, cử chỉ nào của người Nhật kể cả sự thúc giục hay từ chối cũng đều mang dấu ấn của sự lịch thiệp, nhã nhặn. Vì người Nhật có ý thức tự trọng cao nên họ đặc biệt tránh trở thành kẻ lố bịch, không đúng mực, khiếm nhã khi giao tiếp.
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười.
+ Khi bước vào tiếp xúc, sau những lời chào hỏi xã giao, với cương vị chủ nhà, họ thường chủ động đi vào vấn đề cần bàn bạc trước. Lúc câu hỏi được đưa ra có nghĩa là công việc đã chính thức bắt đầu. Trong không khí căng thẳng, nếu bạn tạo được tình huống vui vẻ gây cười thì sẽ tạo được ấn tượng tốt, nhưng nên dừng lại đúng lúc. Người Nhật khi đang thực thi nhiệm vụ hoặc đang suy nghĩ thì không nên đưa ý kiến chệch vấn đề đang bàn, nói những câu thiếu thông tin, hỏi về đời tư. Bạn sẽ bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, thậm chí sẽ gây ác cảm với họ.
Dù người Nhật rất khoan dung với người nước ngoài về khoản này, nhưng sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu không dùng ngôn ngữ lễ phép và kính ngữ khi dùng tiếng Nhật để nói chuyện với người có địa vị cao hơn. Kính ngữ “san” có thể dùng khi bạn nói tiếng Anh nhưng đừng dùng nó để gọi chính mình. Tên người Nhật có họ để phía trước nhưng họ cũng thường để ngược lại vì lợi ích của người Tây phương trong giao tiếp.
Nụ cười hay tiếng cười của người Nhật có thể là do họ cảm thấy bối rối hoặc khó chịu, và có thể không mang nghĩa là họ đang vui.
Sẽ là thô lỗ nếu khi không gửi thiệp trong ngày Tết của Nhật khi nhận được thiệp gửi cho bạn. Nhưng nếu gửi thiệp ấy tới một tang gia chưa giáp năm là lỗi trong giao tiếp.
Với người Nhật, việc tặng tiền thường bị xem là thô lỗ, tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới.
Khi gọi ai đó bằng cách vẫy tay, nên để tay thẳng, lòng bàn tay hướng xuống, sau đó quạt các ngón tay xuống, việc cong một vài ngón tay trong không khí là cử chỉ tục tĩu. Sẽ là một lỗi trong giao tiếp nếu chỉ tay trực tiếp vào người khác, thay vào đó ta mở rộng bàn tay ngửa lên trên như thể đang bưng một cái mâm và chỉ về phía người đó.
Một điều rất quan trọng trong giao tiếp là cách tạo ra thiện cảm ban đầu, trong công việc cũng như sinh hoạt, người Nhật không muốn bị lãng quên. Với quỹ thời gian eo hẹp của cuộc sống công nghiệp, công chức Nhật rất quan tâm vấn đề thời gian nếu có cuộc hẹn. Họ tỏ ra khó chịu khi phải đợi và rất mất cảm tình với người sai hẹn. Nếu là người đi tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh thì anh ta khó có cơ hội thứ hai gặp lại.
Người Nhật thích tặng quà cho từng người khách và khi được tặng quà thường không mở món quà đó trước mặt người tặng quà, như luật bất thành văn, họ tặng quà nhau trong các ngày lễ tết hoặc khi có tin vui, thăng quan tiến chức. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót. Không nên tặng quà có số lượng 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn tại Nhật.
Khi đến nhà người khác chơi, được chủ nhà mời vào nhà thì người khách phải đáp “cảm ơn, rất hân hạnh” và cởi bỏ áo khoác trước cửa nhà. Nếu là người đến thăm lần đầu thì chỉ ở chơi không quá nửa giờ, sau đó vào lúc thích hợp phải xin phép ra về với câu “Tôi đã làm phiền ngài quá lâu, xin lượng thứ”. Sau khi cởi đôi dép đi trong nhà, người khách phải quay mũi dép vào trong phòng, ở cửa người khách phải cúi chào một lần nữa và cảm ơn chủ nhà vì sự tiếp đón rồi mới đi ra.
Phụ nữ Nhật khi nói chuyện với người ít quen biết thì họ phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được coi là những hành vi đức hạnh, được đánh giá là người phụ nữ đức hạnh, còn nếu nhìn chăm chú sẽ bị đánh giá là người không đứng đắn, thiếu đức hạnh vì hành vi đó được đánh giá như lời mời gọi dẫn tới sự thân mật.
8 điều cấm kỵ không nên phá vỡ khi du lịch Nhật Bản
Bất kỳ du khách nào khi du lịch Nhật Bản cũng nên chú ý đến những điều cấm kỵ dưới đây để có một khoảng thời gian du lịch dễ dàng và thoải mái hơn ở xứ sở hoa anh đào.
1. ĐI BỘ VỀ PHÍA BÊN PHẢI.
Mặc dù Tokyo được biết đến là một trong những trung tâm đô thị lớn với lượng dân cư khá đông, nhưng ở đây, người dân rất có trật tự. Người đi bộ tuân theo một quy luật bất thành văn đó là luôn đi về phía bên trái. Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
2. GỌI TÊN BỘ PHẬN SINH DỤC
Gọi tên bộ phận sinh dục, đặc biệt là của phụ nữ, là một trong những điều cấm kỵ mà người Nhật không bao giờ làm. Du lịch Nhật Bản bạn nhất định không nên gọi từ Manko (một từ tục tiếng Nhật chỉ bộ phận sinh dục). Thay vào đó, một người Nhật Bản sẽ gọi “bộ phận dưới” bằng cách nói “asoko,” có nghĩa là “ở đó”, “chỗ kia” cùng với một cái nháy mắt, và thường là ai cũng sẽ hiểu.
3. TIẾP XÚC THÂN THỂ
Nếu bạn nghĩ rằng tiếp xúc thân thể là một trong những cách tốt nhất để kết nối với mọi người ở Nhật Bản, thì có thể bạn đã lầm. Vì việc làm này có thể khiến bạn bị coi là một “hentai” (kẻ biến thái).
Thay vào đó, khi du lịch Nhật Bản, bạn chỉ nên cúi đầu để chào hỏi, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi hoặc cao hơn bạn. Không giống như người phương Tây, người Nhật không bắt tay và tất nhiên cũng không có những nụ hôn vào má!
4. Để lại ‘tiền tip’
Tiền tip ở Nhật Bản chỉ tạo ra sự nhầm lẫn. Nếu bạn để lại tiền tip sau khi sử dụng dịch vụ taxi, hay dùng bữa trong nhà hàng, hoặc khi được người khác chăm sóc, thậm chí là “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn ăn, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu bị đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn quên lấy tiền thừa.
5. XÌ MŨI Ở NƠI CÔNG CỘNG.
Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Và bạn cũng không được xì mũi ở nơi công cộng. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật ghét xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.
6. ĐỔ NƯỚC SỐT ĐẬU NÀNH LÊN CƠM TRẮNG
Thậm chí nếu bạn không thích ăn không cơm trắng, cũng đừng làm điều này ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng… vì họ sẽ rất bực mình. Tất nhiên, có một cách giải quyết khác trong trường hợp này: bạn có thể đổ nước sốt đậu nành vào những thứ khác như dưa chua (hoàn toàn chấp nhận được), ăn chúng, và ngay sau đó là ăn cơm trắng.
7. NGỒI BẮT CHÉO CHÂN
Ở Nhật Bản, bạn đừng nên ngồi kiểu ‘bắt chéo chân” dù nó được coi là bình thường và phong cách. Thay vào đó, hãy ngồi theo kiểu “seiza”, một cách ngồi truyền thống của người Nhật (vốn được phát minh ra để tra tấn người nước ngoài) để có tư thế ngay ngắn. Đây là kiểu ngồi quỳ trên đầu gối và người Nhật rất thích kiểu ngồi này.
8. ĂN TRÊN ĐƯỜNG PHỐ/TÀU ĐIỆN NGẦM
Mặc dù thực tế việc ăn trên đường phố/tàu điện ngầm được xem là tiện lợi song ở Nhật Bản, nó có thể được xem như là không tôn trọng món ăn và người làm ra món ăn đó. Nói chung, bạn cần phải có nghĩa vụ trân trọng thức ăn của bạn khi du lịch Nhật Bản. Thậm chí nếu bạn ăn các món ăn đường phố, bạn cũng cần phải ăn ngay tại chỗ, hoặc mang nó về nhà.
(Theo Matadornetwork.com)
15 điều cấm kỵ khi đi du lịch Nhật Bản
(ĐSPL) - Hút thuốc ngoài trời, xả rác bừa bãi, tip tiền trong nhà hàng, gọi tên bộ phận nhạy cảm... là những điều cấm kỵ bạn cần nhớ khi du lịch Nhật Bản.
15 điều cấm kỵ khi đi du lịch Nhật Bản |
Không đi bộ về phía bên phải
Mặc dù Tokyo được biết đến là một trong những trung tâm đô thị lớn với lượng dân cư khá đông, nhưng ở đây, người dân rất có trật tự. Người đi bộ tuân theo một quy luật bất thành văn đó là luôn đi về phía bên trái. Điều này cũng áp dụng khi đi thang cuốn ở Nhật. Mọi người thường sẽ đứng ở bên phải, để dành một phần còn lại cho những người vội vã hoặc có việc gấp.
Luôn đi vào hàng kẻ vạch khi sang đường
Các lái xe ở Nhật rất nguyên tắc, họ sẽ lớn giọng chê bai, mắng mỏ khi nhìn thấy một người đi ẩu, sang đường không đúng chỗ quy định.
Hút thuốc ngoài trời sẽ bị phạt
Các nhà hàng, quán bar hay một số công ty tư nhân của Nhật vẫn cho phép hút thuốc lá. Tuy nhiên ở hầu hết các thành phố bao gồm cả Toyko và Osaka, việc hút thuốc ngoài trời (đặc biệt là ban ngày) sẽ có thể bị phạt lên đến 50.000 yên (khoảng 8 triệu đồng), chỉ trừ một số góc phố cho phép hút thuốc lá.
Không xả rác
Trong khi nhiều nước khác nhắm mắt làm ngơ nếu có người nào đấy vứt mẩu tàn thuốc hay túi bóng trên đường thì Nhật Bản lại không hề khoan nhượng. Những ánh mắt kinh ngạc sẽ không hướng về phía những người có thời trang kỳ dị mà là để nhìn chằm chằm vào người nhả bã kẹo trên phố. Ngoài ra tại Nhật Bản các thùng rác được chia thành các loại "cháy được" và không cháy". Vì vậy hãy phân loại rác chuẩn trước khi cho vào thùng, giúp việc tiêu hủy, xử lý rác được dễ dàng hơn.
Không chỉ tay vào người khác
Việc chỉ tay vào ai đó là điều khá phổ biến ở các nước nhưng ở Nhật Bản thì nó bị coi là thô lỗ, ngay cả dùng đũa hay chân chỉ cũng vậy.
Gọi tên bộ phận nhạy cảm
Gọi tên bộ phận nhạy cảm, đặc biệt là của phụ nữ, là một trong những điều cấm kỵ mà người Nhật không bao giờ làm. Du lịch Nhật Bản bạn nhất định không nên gọi từ Manko (một từ tục tiếng Nhật chỉ bộ phận sinh dục).
Luôn xếp hàng
Từ các thang cuốn đến xà lan, cửa hàng mọi người đều xếp hàng một cách rất trật tự. Thậm chí ga xe lửa hay tàu điện ngầm là nơi luôn đông đúc và đặc biệt trong giờ cao điểm buổi sáng nhưng người dân Nhật vẫn giữ cách cư xử đúng mực.
Trên tàu điện ngầm
Đi tàu hỏa hay tàu điện ngầm, mọi người có thể tự do trang điểm, chơi điện tử, nhắn tin hay ngủ, miễn là không gây ồn ào. Và hãy nhớ cả không bao giờ ăn uống trên tàu.
Ngồi bắt chéo chân
Ở Nhật Bản, bạn đừng nên ngồi kiểu ‘bắt chéo chân” dù nó được coi là bình thường và phong cách. Thay vào đó, hãy ngồi theo kiểu “seiza” (ngồi quỳ trên đầu gối), một cách ngồi truyền thống của người Nhật để có tư thế ngay ngắn.
Đến thăm nhà người khác
Khi bạn bước vào một vào một ngôi nhà theo phong cách Nhật Bản hay vào một công ty Nhật Bản. Bạn thường sẽ thấy một giá để giầy dép ở cửa ra vào. Như vậy bạn nên để giày hoặc dép của mình vào giá để giầy. Một số người Nhật Bản chỉ mang dép của mình trong trường hợp để đi trong nhà vệ sinh, do đó bạn nên nhớ rằng, bạn không nên đi giày, dép vào trong một ngôi nhà Nhật Bản.
Khi thăm một nhà dân, hãy nói: "O-jama shimasu!" ("Xin lỗi vì đã làm phiền bạn") và mang theo một món quà nhỏ gọi là o-miyage để tặng chủ nhà. Tuy nhiên không nên tặng quà có số lượng 4 và 9, không tặng những vật nhọn. Và cũng không nên tặng giày dép, tất cho cấp trên.
Đổ nước sốt đậu nành lên cơm trắng
Thậm chí nếu bạn không thích ăn không cơm trắng, cũng đừng làm điều này ở nơi công cộng hoặc trước mặt các đầu bếp/chủ nhà hàng… vì họ sẽ rất bực mình. Tất nhiên, có một cách giải quyết khác trong trường hợp này: bạn có thể đổ nước sốt đậu nành vào những thứ khác như dưa chua (hoàn toàn chấp nhận được), ăn chúng, và ngay sau đó là ăn cơm trắng.
Không cần tiền tip
Tiền tip ở Nhật Bản chỉ tạo ra sự nhầm lẫn. Nếu bạn để lại tiền tip sau khi sử dụng dịch vụ taxi, hay dùng bữa trong nhà hàng, hoặc khi được người khác chăm sóc, thậm chí là “lỡ” bỏ lại vài xu trên bàn ăn, bạn cũng đừng ngạc nhiên nếu bị đuổi theo trả lại vì nghĩ rằng bạn quên lấy tiền thừa.
Không nên ăn khi đi trên phố
Khi đi trên các con phố tại Nhật Bản, điều tiếp theo bạn cần nhớ là không vừa đi vừa ăn vì rất dễ bị các cụ già khiển trách hoặc nhìn bạn với ánh mắt thiếu thiện cảm.
Xì mũi nơi công cộng
Nếu đang bị cảm cúm hay sốt, bạn sẽ bị coi là bất lịch sự nếu không đeo khẩu trang khi ra đường. Và bạn cũng không được xì mũi ở nơi công cộng. Tốt nhất bạn nên đi vào một nhà vệ sinh để làm điều đó. Người Nhật ghét xì mũi ở nơi công cộng, hoặc tệ hơn, nhìn thấy một người nào đó xì mũi trước mặt họ.
Không mặc đồ bơi khi tắm suối nước nóng
Các onsen - suối nước nóng rất phổ biến ở Nhật Bản. Hiếm người Nhật nào đi tắm mà lại mặc đồ bơi hay bikini trong suối nước nóng cả, hầu như họ đều khỏa thân. Trừ một số trường hợp có hình xăm thì nên được che lại.
Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản
Đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.
Nhật Bản là một đất nước nghèo ở Đông Á, đây là một đất nước chịu sự thất bại từ chiến tranh thế giới thứ 2 và sự tàn phá của thiên nhiên. Bằng nỗ lực của mình, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi lại đất nước và ngày nay đã trở thành những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Có được những thành tựu như vậy, văn hóa Nhật bản cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công ấy, là động lực thúc đẩy sự thay đổi của đất nước. Không chỉ nỗ lực trong việc khôi phục kinh tế mà Nhật Bản còn phải nỗ lực cả trong việc phòng chống thiên tai, sóng thần, núi lửa… để tạo nên sự uy tín với các nước trên thế giới bởi sự kiên cường, đoàn kết và trật tự của người Nhật.
1. Những nét lạ trong văn hóa Nhật Bản.
Trong văn hóa Nhật Bản có những điều khiến nhiều khách đi du lịch Nhật Bản phải ngạc nhiên đó là:
– Cởi giày quay mũi dép ra ngoài trước khi vào nhà, vào nhà thì đi bằng dép nhẹ trong nhà.
– Lập tức nói cảm ơn, xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền
– Ăn những món sống như cá…
– Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
– Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp, theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
– Nhà vệ sinh kiểu Nhật, khi đi vệ sinh không biết phải quay vào hay quay ra, thực ra là quay vào.
– Không nên đưa tiền Tip khi ở Nhật
Văn hóa Nhật Bản là một điển hình về sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Là nền văn hóa đã tạo nên sự phát triển của xã hội về vật chất cũng như tinh thần của con người cả đất nước Nhật Bản.
2. Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa riêng
Văn hóa ở Nhật Bản được kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa hiện đại đến truyền thống tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của con người Nhật Bản. Để có thể giải thích được về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng nổi bật là ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa Nhật Bản.
Có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của người dân Nhật Bản. Không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người Nhật Bản dự cần cù, chịu khó và bền bỉ.
Cũng chính từ đó là tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí, nghị lực và quyết tâm. Tôn chỉ của võ sĩ có tám đức tính căn bản mà người võ sĩ phải rèn luyện đó là: Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự. Có nhiều tôn giáo du nhập vào Nhật Bản, nhưng chiếm đa số là Thần đạo và Phật giáo.
3. Văn hóa trà đạo ở Nhật Bản
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối thế kỷ 12. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn rộng lớn. Họ cho rằng thông qua cách uống trà và thưởng thức trà đạo co có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân mỗi con người. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn chữ hòa, kính, thanh, tịch. Hòa là hòa bình, kính là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo an nhàn.
4. Văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản
Trong văn hóa giao tiếp truyền thống của người Nhật Bản có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:
– Kiểu Saikeirei: cúi xuống từ từ và rất thấp là hình thức cao nhất, biểu hiện sự kính trọng sâu sắc và thường sử dụng trước bàn thờ trong các đền của Thần đạo, chùa của Phật giáo, trước Quốc kỳ, trước Thiên Hoàng.
– Kiểu cúi chào bình thường: thân mình cúi xuống 20-30 độ và giữ nguyên 2-3 giây. Nếu đang ngồi trên sàn nhà mà muốn chào thì đặt hai tay xuống sàn, lòng bàn tay úp sấp cách nhau 10-20cm, đầu cúi thấp cách sàn nhà 10-15cm.
– Kiểu khẽ cúi chào: thân mình và đầu chỉ hơi cúi khoảng một giây, hai tay để bên hông. Người Nhật chào nhau vài lần trong ngày, nhưng chỉ lần đầu thì phải chào thi lễ, những lần sau chỉ khẽ cúi chào.
5. Phong tục và những nghi lễ ở Nhật Bản
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên Những nét vă hóa đặc trưng ở Nhật Bản, cuộc sống nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang đậm yếu tố nội sinh.
Giữ gìn và phát huy nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc của người Nhật là một trong những nguyên nhân cơ bản giải thích tại sao Nhật Bản không diễn ra tình trạng cướp bóc hay tư lợi trong thảm họa động đất, sóng thần vừa qua, và có nhiều người Nhật đang trở thành đội quân cảm tử, bất chấp mạng sống của mình trong các nhà máy điện hạt nhân.
Trong quá trình phát triển, văn hóa Nhật không bảo thủ đóng kín mà nhạy cảm tiếp nhận những cái mới. Tuy nhiên, người Nhật luôn biết giữ gìn bản sắc dân tộc. Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc và phương Tây đến văn hóa Nhật Bản là không nhỏ, nhưng người Nhật đã biết tiếp nhận ở một cách riêng, tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Nhật.
6. Kimono – Trang phục truyền thống của người Nhật Bản
Kimono có nghĩa là: “đồ để mặc”, hoặc Hòa phục, nghĩa là “y phục Nhật” là loại y phục truyền thống của Nhật Bản.
Kimono dành cho phụ nữ chỉ có một cỡ duy nhất, người mặc cần phải bó y phục lại cho phù hợp với bản thân mình. Kimono có 2 loại, tay rộng và tay ngắn. Phụ nữ đã lấy chồng thường không mặc loại tay rộng, vì rất vướng víu khi làm việc.
Khi mặc kimono phải mặc juban trước, là một áo kimono lót để bảo vệ kimono khỏi dơ, sau đó cuốn bên phải vào trước, bên trái vào sau, và thắt lại bằng thắt lưng Obi làm bằng lụa, rất đắt tiền. Nếu quấn bên trái trước nghĩa là bạn sắp đi dự tang lễ.
Việc mặc kimono rất mất thời gian, và hầu như không thể tự mặc. Người mặc kimono phải đi guốc gỗ, và mang bít tất Tabi màu trắng.
Người Nhật Bản đã sử dụng kimono trong vài trăm năm. Ngày nay, Kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật Bản mặc kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật.
Phái nam dùng kimono chủ yếu trong lễ cưới và buổi lễ trà đạo, và kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, và màu tối hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét