Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

ẨM THỰC VN - Địa chỉ quán ăn ngon ở Quy Nhơn, Bình Định

Tt tn tt đa ch quán ăn ngon Quy Nhơn bn không th b qua



1/ Bún cá Phượng Tèo

Bún cá là đặc sản khá nổi tiếng ở Quy Nhơn, được bày bán ở nhiều con phố. Sự độc đáo của bún cá chính là cách làm bún, chả và chế biến nước dùng. Chả cá ở đây được chế biến hoàn toàn từ cá tươi với nhiều gia vị. Còn sợi bún làm bằng bột gạo pha với bột mì, khi chín có độ dai và màu trong rất lạ. Nước dùng chủ yếu nấu bằng xương cá, đầu cá tạo ra vị ngọt thanh thanh, để lại cho người ăn cảm giác khó quên. Bạn có thể ghé quán bún cá Phượng Tèo ở số 211 Nguyễn Huệ và 415 Nguyễn Huệ để thưởng thức món ăn này.

2/ Bánh xèo tôm nhảy cô Năm

Đến Quy Nhơn, muốn thưởng cái hương vị rất riêng của ẩm thực đất Võ, mời bạn ghé quán bánh xèo cô Năm dưới chân cầu Mỹ Cang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Từ Quy Nhơn, đi xe máy hay ô tô, theo đường qua thị trấn Tuy Phước rồi rẽ về hướng Phước Sơn; hay qua cầu Thị Nại rồi men tuyến đường ven đầm đến Cát Tiến rẽ xuống; cả hai tuyến đều dài chưa tới 30km. Quán nhỏ, không biển hiệu, nằm ngay ven đường nhưng thực khách luôn vào ra tấp nập.

3/ Chè Nhớ

Quán chè Nhớ 157 Ngô Mây có thể coi là quán chè nổi tiếng nhất Quy Nhơn, nằm ngay đường Ngô Mây, kế bên trường Đại Học Quy Nhơn nên còn gọi là quán chè sinh viên. Ngoài chè, khu đường Ngô Mây cũng nổi tiếng với nhiều món ăn vặt hấp dẫn khác.

4/ Gié Bò Tây Sơn – Quán Anh Nhật Gia Viên

Gié bò là loại món ăn bình dân hợp với túi tiền của mọi người, du khách vừa có thể thưởng thức ăn chơi hay ăn đến no bụng. Nguồn gốc của món ăn này có từ thời Tây Sơn của đồng bào dân tộc Ba Na vùng đất Bình Định được lưu truyền cho đến ngày nay. Nguyên liệu chế biến nên món ăn chủ yếu từ ruột non của bò, bạn có thể đến quán Anh Nhật Gia Viên ở số 1087 Trần Hưng Đạo để thưởng thức món ăn lạ miệng này.

5/ Gà chỉ Đường Sơn Quán

Từ thành phố Quy Nhơn, dọc theo quốc lộ 1A (tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu) nếu để ý các bạn sẽ thấy 2 bên đường có rất nhiều các quán gà mọc lên. Gọi là gà chỉ, đơn giản bởi khi tới quán, khách sẽ lựa chọn những chú gà đã được nhốt sẵn trong chuồng để quán chế biến, chỉ chú nào thì thịt chú đó, cái tên gà chỉ cũng từ đó mà ra.
Gà có thể được chế biến theo nhiều cách như nướng, chiên mắm, luộc hay hấp, tất cả phụ thuộc vào sở thích của thực khách đến với quán. Đường Sơn Quán không chỉ nổi tiếng bởi món gà chỉ, mà du khách khi thưởng thức món ăn cũng được nhìn ngắm khung cảnh biển tuyệt đẹp.

Bún bò – giò Vân Hường

Ngoài các món bánh canh và bún chả cá nổi tiếng khắp nơi, Quy Nhơn cũng có món bún bò – giò khá hấp dẫn. Bún bò ở Quy Nhơn không đậm vị như bún bò Huế nhưng cũng đáng để thử lắm đó. Một địa chỉ để cho bạn tham khảo là quán Vân Hường ở số 127 Tăng Bạt Hổ.

5/ Bánh hỏi cháo lòng quán Mẫn

Bánh hỏi là đặc sản Bình Định, tới Quy Nhơn du khách sẽ thấy nhan nhản những biển hiệu cháo lòng, bánh hỏi. Thật ra bánh hỏi, cháo lòng là hai món ăn khác nhau nhưng lại được người dân kết hợp với nhau tạo nên món ăn thú vị. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Còn cháo được nấu khá loãng, bằng huyết ninh với nước cốt hầm từ xương và lòng lợn. Cháo vừa ngọt lại vừa thơm, ăn cùng với đĩa lòng lợn được chế biến khéo léo khiến món ăn này trở nên ngon ngọt khác thường.

6/ Bún sứa nhà hàng Tàu Hoa Hoa

Nhà hàng Tàu Hoa Hoa ở số 318 Phan Chu Trinh nổi tiếng với những món về sứa như lẩu sứa, bún sứa… Bún sứa ngon có nước lèo trong veo, vị ngọt thanh, cắn miếng sứa giòn sần sật, ăn hoài không biết ngán. Ngoài ra, các quán bán bún chả cá ở Quy Nhơn hầu như cũng có bán món sứa ăn kèm, bạn nhớ thử nha.


7/ Lòng nướng

Lòng nướng là món ăn được nhiều bạn trẻ Quy Nhơn yêu thích vì ngon, dễ ăn mà đặc biệt giá thành rất rẻ. Món ăn này lý tưởng nhất để thưởng thức là vào những ngày mưa.

8/ Bánh căn quán Bà Già

Bánh căn cũng là một món ăn hấp dẫn bạn không nên bỏ qua khi đến Quy Nhơn. Bánh căn Quy Nhơn thoạt nhìn bạn sẽ thấy nó khá giống món bánh khọt của người miền Nam. Tuy nhiên nếu có cơ hội được ăn bạn sẽ thấy được nét đặc trưng khác biệt của loại bánh này. Quán bánh căn Bà Già ờ số 7 Ngô Quyền thường bán vào buổi sáng và rất mau hết, nên nếu thích ăn bánh căn, bạn nhớ ghé đến thật sớm để thưởng thức nhé.

9/ Bún riêu quán Thùy

Không riêng gì ở Quy Nhơn, bún riêu là món ăn có mặt ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, tuy nhiên mỗi vùng lại có cách chế biến, bày biện tô bún và phụ gia ăn kèm lại không giống nhau. Ở Quy Nhơn có vô số những quán bún riêu cua ngon, mỗi quán lại có một cung bậc sắc màu riêng. Ngoài quán Thùy ở số 261 Tăng Bạt Hổ, bạn cũng có thể dễ dàng thưởng thức món bún riêu tại các phố Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Huệ, Tây Sơn, Nguyễn Thái Học… với giá chỉ từ 8.000 – 15.000 đồng.

10/ Vịt lộn chiên mắm

Ngoài món hột vịt lộn luộc và hột vịt lộn xào me, ở Quy Nhơn cũng có món hột vịt lộn chiên mắm khá lạ miệng. Nếu muốn thử món ăn này bạn có thể ghé quán ở số 53 Nguyễn Hữu Thọ vào buổi tối để thưởng thức, ngoài ra quán cũng có bán thêm ốc nữa đấy.

11/ Bánh bèo

Mỗi đĩa bánh bèo Quy Nhơn thường được bày khoảng 10 chiếc bánh nhỏ xinh, trắng muốt, thơm mùi gạo, dai và không hề bở. Sau đó người chế biến sẽ rắc ruốc tôm, đậu phộng giã nhỏ và hành lá lên trên, cuối cùng là chan nước chấm và rắc thêm vài mẩu bánh mì chiên giòn. Quán bánh bèo ở số 318 Diên Hồng chỉ bán từ tầm 2 giờ chiều đến 7 giờ tối, ngoài bánh bèo quán cũng có bán cả bánh vạc và bánh ít.

12/ Thịt lụi nướng
Là một món ăn rất thơm ngon, hấp dẫn bởi mùi thơm của thịt được nướng trên than hồng, thịt nướng lụi thích hợp cho những ngày thời tiết mát mẻ ở thành phố biển Quy Nhơn. Thịt heo hoặc bò sau khi tẩm ướp mật ong và các loại gia vị cần thiết khác được đặt lên bếp than hoa nóng nướng khoảng 15 phút. Khi chín, món ăn tỏa ra hương thơm ngào ngạt, tiếng mỡ cháy xèo xèo trên lửa hồng khiến nhiều thực khách khó cầm lòng được. Bạn hãy đến số 157 Nguyễn Huệ để thưởng thức món ngon này nhé!


13/ Bánh tráng kẹp cô Bình

Quán bánh tráng kẹp cô Bình là một trong những quán ăn vặt ngon, đông khách của Quy Nhơn. Quán phục vụ các món ăn về bánh tráng và một số món ăn vặt hấp dẫn khác. Bánh tráng ở đây rất ngon, mềm, thơm lừng và ăn kèm với xoài bào.

14/ Bánh mì lagu

Quán bánh mì lagu hẻm 171 Nguyễn Huệ có tuổi đời hơn 30 năm và là điểm đến quen thuộc ở Quy Nhơn cho những người thích món ăn này. Khác với các quán khác, quán bánh mì lagu ở đây rất chú trọng tới phần bánh mì để chấm. Chủ quán luôn để một lò than nóng hổi để nướng lại bánh mì. Trước khi nướng, người bán nhanh tay quét một lớp bơ đều lên bánh. Hơi nóng từ than hồng khiến bánh giòn rụm hoà với mùi bơ nướng, thoáng ngửi qua cũng đã thấy thèm.

15/ Bún cá ngừ đại dương

Không quá màu mè, gia vị cũng tối giản, nhưng hương vị thì đậm đà thơm ngon vô cùng đó chính là những miêu tả chính xác nhất về tô bún cá ngừ đại dương ở số 33 Nguyễn Tư. Nồi bún cá ở đây được ninh từ xương cá ngừ để nước bún có vị ngọt của cá, cá ngừ cắt khúc nhỏ, khách ăn tới đâu bỏ tới đó để thịt cá luôn ngọt mềm. Ngoài ra, khách ăn bún sẽ được ăn kèm miếng bánh tráng nước dừa, một trong những đặc sản địa phương nổi tiếng ở Hoài Nhơn.

16/ Nem nướng quán Tuận

Nem nướng quán Tuận ngon do cách chế biến một phần nhưng yếu tố chính ở đây vẫn là thịt được chế biến từ heo cỏ nuôi dân dã. Nem có thể ăn với rau thơm, cuốn với bánh tráng, hoặc chỉ ăn mỗi nem để tận hưởng hương vị độc đáo của món đặc sản này.

17/ Sinh tố Kim Đình

Quán sinh tố Kim Đình ở số 18A Nguyễn Huệ rất nổi tiếng ở Quy Nhơn. Trái cây ở đây tươi, ngon, giá phải chăng. Ngoài ra, quán còn có luôn bánh bèo, nếu bạn thích đổi món.

18/ Bún tôm, bún rạm Mỹ Hạnh

Nguyên liệu của món bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nức tiếng Quy Nhơn là phải tôm, rạm của chính đầm Trà Ổ mới có được vị ngọt, vị thơm. Bún trong món này phải là sợi bún tươi được ép ra từ máy, luộc qua nước gạo, vắt qua nước trong mới cho vào tô. Loanh quanh khắp thành phố Quy Nhơn, không dưới 10 quán bún tôm, bún rạm Phù Mỹ nên thực khách có thể thoải mái thưởng thức. Giá thành món bún này cực kỳ bình dân, tô bún lớn 18.000 đồng/tô, tô bún nhỏ 16.000 đồng/tô cho cả bún tôm, bún rạm.

19/ Ẩm thực đường Ngô Văn Sở

Khu ẩm thực Ngô Văn Sở là khu nổi tiếng nhất Quy Nhơn về ẩm thực với hằng hà sa số quán hàng ăn vặt ngon và rẻ. Sau một ngày lang thang khám phá Quy Nhơn, đừng quên ghé qua phố này để “nạp lại năng lượng” nhé!


20/ Ẩm thực đường Ngọc Hân Công Chúa

Là khu phố ẩm thực mới nổi lên trong thời gian gần đây và không nổi tiếng bằng phố ẩm thực Ngô Văn Sở, nhưng nơi đây có các quán bánh canh và quán ốc cũng đáng thử lắm đấy.


Du lịch Bình Định: Cẩm nang từ A đến Z

Thời điểm lý tưởng du lịch Bình Định
Từ tháng 2 đến tháng 8 là thời điểm lý tưởng để du lịch Bình Định, vì khoảng thời gian còn lại thường có bão lũ. Bạn nên chọn lịch trình đi vào đêm hôm trước để sáng sớm hôm sau đến nơi là có thể tham quan luôn.
Bình Định có rất nhiều thắng cảnh đẹp, mà phải mất rất nhiều thời gian bạn mới có thể khám phá hết. Ảnh: ST
Bình Định có rất nhiều thắng cảnh đẹp, mà phải mất rất nhiều thời gian bạn mới có thể khám phá hết. Ảnh: ST

Phương tiện di chuyển

Quy Nhơn – Bình Định thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.065km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía Nam. Từ 2 thành phố lớn của cả nước đến đây bạn có thể di chuyển bằng các phương tiện sau:
Máy bay
Hiện từ Hà Nội và Tp.HCM các hãng Vietnam Airlines, Vietjet air… đều có khai thác chặng bay đến sân bay Phù Cát cách Quy Nhơn khoảng 30km. Mỗi ngày 2 chuyến bay từ Tp.HCM và 1 chuyến từ Hà Nội. Với giá vé dao động 470.000 – 2 triệu đồng. Thời gian di chuyển là 60 phút.
Từ sân bay Phù Cát, để tới Quy Nhơn bạn đi xe trung chuyển của Cảng hàng không Phù Cát (xe trả khách ở số 1 Nguyễn Tất Thành), thời gian đi khoảng 50 phút, phí 50 nghìn đồng/lượt hoặc bạn đi taxi, giá khoảng 400 nghìn đồng. Để tiết kiệm chi phí bạn có thể ngồi ghép với nhiều hành khách và chia đều tiền ra.
Tàu hỏa
Từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn – Bình Định mỗi ngày có rất nhiều chuyến tàu Bắc – Nam chạy qua địa phận tỉnh Bình Định và dừng ở ga Diêu Trì. Vì thế bạn có thể lựa chọn tàu hỏa trong cuộc hành trình đến với đất võ Bình Định. Để nắm rõ lịch trình, bạn có thể liên hệ phòng vé nơi mình đang ở để biết chính xác giờ tàu đi, tàu đến.
Ở TP.HCM bạn mất khoảng 10 tiếng đế đến Diêu Trì, từ Diêu Trì bạn đi taxi về Quy Nhơn mất chừng 30 phút, phí taxi khoảng 200 nghìn đồng + giá vé dao động từ 500 – 800 nghìn đồng tùy theo loại vé bạn mua. Từ Diêu Trì, để tiết kiệm, bạn cũng có thể thương lượng đi ghép với những hành khách khác cũng về thành phố.
Xe khách
Một số hãng xe chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội – Quy Nhơn, Bình Đình và thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn, Bình Định bạn có thể tham khảo như sau:
– Hãng xe Phương Trang:
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh đến trực tiếp tại địa chỉ: 272 Đề Thám, Quận 1. Điện thoại liên hệ: (08) 38375570.
+ Tại Quy Nhơn: 15 Tây Sơn, thành phố Quy Nhơn, Bình Định. Điện thoại liên hệ: (056) 3946 538.
– Hãng xe Mai Linh:
+ Tại Hà Nội: 55 Kim Đồng, P.Giáp Bắc, Q.Hoàng Ma. Điện thoại: (04) 36 33 66 99.
+ Tại thành phố Hồ Chí Minh liên hệ tổng đài đặt vé: (08) 39 29 29 29. Hotline: 0985 29 29 29.
+ Tại Quy Nhơn: Mua vé trực tiếp tại bến xe Quy Nhơn. Điện thoại: (056) 3946 099.
– Hãng xe Hoàng Long:
+ Tại Hà Nội: 505 Minh Khai. Điện thoại (04) 3987.5410; 28 Trần Nhật Duật. Điện thoại (04) 39.28.28.28; Bến xe Lương Yên, số 1 Nguyễn Khoái. Điện thoại (04) 3987.7225. và 873 Giáp Bát. Điện thoại (04) 3664.6617.
+ Tại Quy Nhơn: số 60 Tây Sơn – Quy Nhơn. Điện thoại: (056) 946111.
+ Tại Sài Gòn: Mua vé tại bến xe miền Đông. Điện thoại: (08) 35113113. Hoặc liên hệ văn phòng tại số 47 Phạm Ngũ Lão, Quận 1. Điện thoại: (08)39151818.
Phương tiện di chuyển tại Bình Định
Để đi lại các điểm du lịch trong thành phố Quy Nhơn bạn có thể di chuyển bằng xe bus hoặc thuê xe máy.
Cũng như các thành phố khác, đến Quy Nhơn bạn có thể thuê xe máy đi tham quan với giá 120 nghìn đồng/ngày Bạn có thể thuê xe máy trong các khách sạn để tham quan Quy Nhơn, giá khoảng 120.000 đồng một ngày. Để thuê xe bạn phải đặt CMND và tiền cọc khoảng 500 nghìn đồng.

Điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Bình Định

Quy Nhơn
Thành phố trung tâm của Bình Định luôn hấp dẫn bởi núi non cùng biển cả hòa quyện tạo nên cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng. Du khách sẽ có một kỳ nghỉ lý tưởng khi đến mảnh đất trải dài như hình cánh cung, với một bên là biển xanh sóng vỗ rì rào, một bên là các khách sạn, resort hiện đại hóng gió biển. Sóng biển Quy Nhơn từ lâu cũng đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca.
Một góc thành phố Quy Nhơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Duc Kieu/flickr.com
Một góc thành phố Quy Nhơn nhìn từ trên cao. Ảnh: Duc Kieu/flickr.com
Ghềnh Ráng
Khí hậu trong lành và phong cảnh hữu tình nơi đây đã được vua Bảo Đại chọn làm nơi nghỉ mát từ năm 1927. Dưới chân Ghềnh Ráng, là bãi tắm độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho hoàng hậu Nam Phương nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Từ trên sườn đồi có thể ngắm bao quát toàn bộ phía đông thành phố Quy Nhơn như một bức tranh thủy mặc.
Ảnh: Binh Huynh
Ảnh: Binh Huynh
 Biển Quy Hòa
Nằm dọc theo con đường Quy Nhơn – Sông Cầu, biển Quy Hòa như một bức tranh thơ mộng mà thiên nhiên đã ban tặng với những bãi biển xanh ngắt, sạch đẹp, chạy dài tít tắp. Du khách có thể thỏa thích vui đùa cùng sóng nước hay chỉ mất khoảng 30 phút đi thuyền máy sang các hòn đảo ở ngoài khơi để tận hưởng không gian yên tĩnh và trong lành.
Ảnh: goterest
Ảnh: goterest
Đầm Thị Nại
Với chiều dài hơn 10 km, bề rộng khoảng 4 km, đầm Thị Nại lớn nhất Bình Định có nhiều loại thủy hải sản nổi tiếng. Trong đầm có một núi nhỏ, trên có ngôi miếu nhỏ do dân chài lập ra để thờ thủy thần, hình dáng núi tựa như một ngôi tháp cổ, gọi là tháp Thầy bói. Du khách sẽ rất thích thú khi mỗi buổi ban mai, ánh sáng trải trên những khu rừng ngập mặn khiến mặt đầm huyễn hoặc, quyến rũ.
Bình minh trên đầm Thị Nại. Ảnh: Hoai Nam Le
Bình minh trên đầm Thị Nại. Ảnh: Hoai Nam Le
Biển Nhơn Lý – Cát Tiến
Là một trong những bãi biển đẹp nhất Nam Trung Bộ với nhiều bãi tắm lý tưởng như Cát Tiến, Nhơn Hội, Hải Giang. Đến đây du khách có thể hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, biển cả bao la với những cồn cát, hải đảo ngập tràn gió lộng, xen vào những bãi biển lấp lánh cát vàng.
Kỳ Co là một một trong những thắng cảnh đẹp của Nhơn Lý. Ảnh: Nguyễn Thị Vân
Kỳ Co là một một trong những thắng cảnh đẹp của Nhơn Lý. Ảnh: Nguyễn Thị Vân
Đảo Yến
Du khách đến đây vào mùa xuân sẽ thấy hàng đàn yến rủ nhau làm tổ. Đảo Yến có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, hấp dẫn bởi những hang động thiên tạo hàng vạn năm tuổi, những vòm đá có nơi cao tới cả trăm mét, lòng hang động hiểm trở, cheo leo là nơi thích hợp cho loài chim yến đến làm tổ. Trên đảo có tất cả 30 hang lớn nhỏ: hang Rừng Cao, hang Dơi, hang Ba Nghé, hang Cạn…
Ảnh: svhttdl.binhdinh.gov.vn
Ảnh: svhttdl.binhdinh.gov.vn
Hòn Khô
Nằm cách Quy Nhơn khoảng 6 km, đảo Hòn Khô như một tấm bình phong khổng lồ che chắn cho làng chài Nhơn Hải. Trong mùa biển động, Hòn Khô đón những con sóng lớn tung bọt trắng xóa trông xa như những đóa hoa biển kỳ ảo. Mùa biển yên, Hòn Khô lại quyến rũ mời chào du khách với những bãi cỏ xanh mượt như nhung và lạch nước ngọt nứt từ vách đá. Thú vị nhất là được thăm làng chài Nhơn Hải, lặn ngắm san hô và thưởng thức những món hải sản tươi ngon.
Ảnh: Cindy Gia & Goterest
Ảnh: Cindy Gia & Goterest
Hòn Khô có sức quyến rũ khó cưỡng với bất cứ du khách nào. Ảnh: Cindy Gia & Goterest
Hòn Khô có sức quyến rũ khó cưỡng với bất cứ du khách nào. Ảnh: Cindy Gia & Goterest
Cù Lao Xanh
Cù Lao Xanh hay còn gọi là xã đảo Nhơn Châu là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người đất võ, cách Quy Nhơn chỉ khoảng hơn 20 km. Du khách sẽ được đắm mình trong một khoảng không gian bất tận của biển trời và đảo xanh. Vào lúc hoàng hôn, du khách sẽ được ngắm khung cảnh đẹp như tranh vẽ với những chiếc thuyền con dập dềnh trên sóng biển, tìm hiểu cuộc sống dung dị của người dân làng chài trong khung cảnh yên bình.
Một góc Cù Lao Xanh. Ảnh: baobinhdinh.com.vn
Một góc Cù Lao Xanh. Ảnh: baobinhdinh.com.vn
Mũi Vi Rồng
Mũi Vi Rồng – một ghềnh đá ngày đêm nước biển xô vào rồi trào ra như miệng rồng phun nước trắng xóa, là một thắng cảnh hấp dẫn nhiều du khách đến tham quan. Theo truyền thuyết, mũi Vi Rồng xưa kia là một khối giống vi cá chép, dân địa phương gọi là Đá Vẩy Rồng. Khi triều xuống, với quần thể những bãi đá như Bãi Bàn, Đá Dựng lô xô kỳ thú, khu vực mũi Vi Rồng trông như một con rồng đang cất mình ra biển.
Ảnh: dulichbinhdinh.com.vn
Ảnh: dulichbinhdinh.com.vn
 Hầm Hô
Là một khúc sông dài gần 3 km, chảy qua các khu rừng già với những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ, Hầm Hô nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về mùa lũ. Cá lội ngược dòng bị thác nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền rằng, hàng năm Long Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được thác sẽ hóa rồng. Do điển tích này mà thác có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian gọi là thác Cá Bay.
Ảnh: tayson.binhdinh.gov.vn
Ảnh: tayson.binhdinh.gov.vn
Tháp đôi
Tháp Đôi là tòa tháp nằm ngay trên đường Trần Hương Đạo thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, mang đậm kiến trúc Champa, gồm 2 tháp, trong đó tòa tháp phía Bắc cao 20m còn tòa tháp phía Nam cao 18m. Trải qua nhiều biến cố của thời gian, tháp đã bị tàn phá và hư hỏng nặng. Đến năm 2008 tháp được đầu tư, tu bổ lại theo đúng hình dáng và kiến trúc ban đầu. Ngày nay tháp Đôi là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Bình Định.
Ảnh: hivietnam
Ảnh: hivietnam
Tháp Bánh Ít
Tháp Bánh Ít thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tháp nằm trên ngọn núi cao giữa hai nhánh sông Côn và sông Tân An, cạnh Cầu Gành, dọc theo Quốc lộ 1 A. Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 20km. Tháp Bánh Ít là quần thể 4 tòa tháp nhìn từ xa trông giống chiếc bánh ít nên người dân nơi đây đặt tên là tháp Bánh Ít. Tháp Bánh Ít cao 22m, trên đỉnh tháp là tượng thần Siva được làm bằng đá, xung quanh tháp chính là ba tháp phụ, mang đậm kiến trúc Champa, được trang trí đẹp và có giá trị nghệ thuật cao.
Ảnh: hivietnam
Ảnh: hivietnam
Đàn tế trời
Đàn tế trời được xây dựng trên đỉnh núi Ấn Sơn (Ấn Sơn là ngọn núi thấp, được bao bọc bởi những dãy núi cao trùng điệp. Với người dân Bình Định từ xa xưa, ngọn Ấn Sơn là nơi linh khí tụ hội), thuộc thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, rộng 46ha.
Đàn tế có 2 tầng nền gồm hình vuông bên dưới và hình tròn bên trên tượng trưng cho trời và đất. Quanh khu Đàn tế từ đỉnh Ấn Sơn đi xuống còn có Đền Ấn, trong đó có khu vực đặt bài vị của ba anh em nhà Tây Sơn, hồ bán nguyệt, nghi môn, nhà quản lý khu di tích…
Bậc thềm lên Đàn tế trời. Ảnh: Lê Quỳnh
Bậc thềm lên Đàn tế trời. Ảnh: Lê Quỳnh
Du lịch Bình Định ăn gì?
Đến với mảnh đất biển miền Trung này, du khách sẽ được thưởng thức những đặc sản dân dã nhưng chứa chan bao ân tình. Nem chợ huyện với yếu tố chính là thịt và hạt tiêu được quấn bằng lá ổi, ruột có màu hồng bóng, ăn với rau thơm, có thể cuốn với bánh tráng, chấm với nước tương hoặc nước mắm tùy theo khẩu vị của mỗi người. Vị chua chua ngọt ngọt của thịt và cay cay của vị tiêu làm the the đầu lưỡi, không gì ngon hơn nữa.
Bún cá Quy Nhơn thật đặc biệt vì không được nêm bột ngọt, mà được nấu với vị ngọt đậm đà 100% tinh chất từ cá. Thưởng thức món bánh hỏi lòng heo tại một quán ăn bên đường cũng là một trải nghiệm thú vị tại nơi đây. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức bánh xèo, gỏi cá chình, nem ram tôm, gà nướng lu xôi cháy, bún sứa nước lèo, hải sản tươi rẻ như hàu, cua huỳnh đế, nhum biển,…
Món bún chả cá Quy Nhơn hấp dẫn. Ảnh: diadiemquynhon.com
Món bún chả cá Quy Nhơn hấp dẫn. Ảnh: diadiemquynhon.com
Quà mang về
Mực ngào tỏi ớt, tré, bánh tráng nước dừa, bánh tráng mè hay rượu Bàu Đá là những món quà dân dã mà bạn có thể mua về cho người thân sau chuyến du lịch Bình Định.

Không có nhận xét nào: