Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

VĂN HÓA ẨM THỰC - CÁCH ĂN UỐNG LỊCH SỰ, CÁCH HAY KHI ĐI DỰ TIỆC



1/ Tư thế ngồi ăn:

Khi đi ăn tiệc phải chú ý tư thế ngồi và tư thế tay. Ngồi lưng ngay ngắn, vai thoải mái không nên cong lưng ưỡn vai. Hai tay có thể nắm lại, đặt tự nhiên trên đùi, ngón tay cũng có thể nắm nhẹ vào mép bàn hoặc một tay để trên bàn, một tay để dưới bàn. Khi ăn canh, chú ý đề phòng canh rơi vào quần áo.

Khi ăn nếu cần nói chuyện thì không nên vừa nhai vừa nói, khi nói nên đặc dao, dĩa, đũa, thìa... xuống bàn. Không nói to, cười to, khi nhai miệng ngậm lại, không nhai nhồm nhoàm. Người lịch sự ăn không pháp ra tiếng động lớn.


Cần tôn trọng sở thích ăn uống của người khác, không nên quá chén. Say sưa là biểu hiện thất lễ và bất lịch sự nhất.

2/ Ăn tiệc kiểu Trung Hoa:

Trong bữa cơm phong cách Trung Hoa, sử dụng đũa là một nghệ thuật. Ngoài việc cầm đũa cho đúng, khi nói chuyện với người khác phải đặt đũa xuống. Đũa có thể được đặt lên giá đũa hoặc bên cạnh bát ăn của mình. Sử dụng đũa không nên chống đũa lên bàn để so đũa. 

Theo phép lịch sự, tay phải cầm đũa chuyển sang tay trái, rồi dùng tay phải sửa lại đôi đũa cho ngay ngắn sau đó lại chuyển đũa sang tay phải. Sử dụng đũa có những kiêng kỵ:

- Sau khi gắp một miếng thức ăn lại gắp ngay một miếng khác.
- Cầm đũa mà không biết nên gắp món nào, cứ chuyển đũa từ đĩa thức ăn này qua đĩa thức ăn khác.
- Lấy đũa để xê dịch bát hoặc cốc.
- Đảo lật món ăn trong đĩa đồ ăn chung.
- Dùng đũa đưa thẳng thức ăn vào miệng.
- Dùng lưỡi liếm thức ăn trên đũa.


Trong các bữa cơm kiểu Trung Hoa, gia vị (nước mắm, ma-gi, xì dầu...) phải múc vào bát (đĩa) riêng của mình chứ không sử dụng chung.

3/ Ăn tiệc kiểu Âu:

Theo lối ăn châu Âu, món ăn do người phục vụ mang đến cho từng người. Phụ nữ và những người được kính trọng lấy trước, chủ nhà lấy sau cùng. Đừng bị lúng túng khi thấy trên bàn ăn có rất nhiều loại dao, thìa, dĩa. 

Thực ra cách dùng chúng rất đơn giản: bất kể là món ăn gì, bạn chỉ cần bắt đầu dùng từ chiếc dĩa bày ở hàng ngoài cùng, mỗi khi thay đổi món ăn thì bạn lại tiến dần vào thứ dụng cụ tiếp theo, làm như vậy bạn sẽ không bao giờ sợ bị dùng nhầm cả.

- Khăn ăn: Khăn ăn phải được để ngay ngắn trên đùi, không lấy khăn ăn để lau bát đĩa. Khi ăn xong hoặc đang ăn có thể để gọn gàng ngay ngắn trên bàn. Chú ý, không làm rơi khăn ăn.

- Dĩa: Theo nguyên tắc, tay trái cầm đĩa tay phải cầm dao. Sau khi cắt thức ăn thành miếng nhỏ, dùng dĩa đưa thức ăn vào miệng. Cắt miếng nào, ăn miếng ấy, không nên cắt toàn bộ rồi cho gia vị, trông sẽ không đẹp mắt. Khi đang ăn muốn nói chuyện cần đặt dao dĩa xuống bàn ngay ngắn. Dao chỉ dùng để cắt, thái thịt, lấy muối chứ không bao giờ được đưa lên miệng.

- Ăn canh: Khi ăn canh đầu hơi cúi, lấy thìa xúc canh vào miệng. Phần canh còn trong bát có thể dùng tay trái nghiêng bát canh rồi dùng tiếp.

- Ăn bánh mỳ: Bất kể bánh mỳ mềm hay cứng đều nên bẻ từng miếng nhỏ cho vào miệng. nếu miếng bánh lớn phải cắt bằng dao, dao phải chùi sạch, quay lưỡi lên trời cắt, không tỳ lưỡi dao xuống mặt bàn hay trên mặt đĩa. Khi dùng bơ (phó-mát), lấy mũi dao phết bơ vào từng mẩu bánh, tránh phết bơ quá nhiều trên miếng bánh.


4/ Sử dụng đồ uống:

Rượu là thức uống gây hưng phấn không thể thiếu được trong bữa ăn của người phương Tây, tuỳ theo món ăn mà dùng các loại rượu khác nhau. "Rượu nho đỏ dùng với thịt màu đỏ, rượu nho trắng dùng với thịt màu trắng" - đó là nguyên tắc chung mà bạn nên biết.

- Trong một bữa ăn kiểu Âu, có đến 3 hay 4 cỡ cốc (ly) để đựng các loại rượu khác nhau tuỳ theo ý muốn của khách hay tuỳ theo lúc dùng món gì. Độ và vị của rượu là một thứ gia giảm nhịp nhàng với tính chất các món ăn.

- Dùng thịt quay, luộc nướng sẽ dùng những loại rượu vừa phải (các loại vang: Vin Fin, Bordeaux Sahel), nếu ăn hải sản sẽ sử dụng các loại rượu cao độ hơn. Khi dùng rau không nên uống rượu. Khi tráng miệng lại sử dụng loại rượu khác.

- Dùng nước đá không nên để sẵn trong cốc. Những thứ rượu ngon không nên cho nước đá mà phải ướp lạnh. Rượu uống nguyên chất và các loại rượu tiêu hoá (digestif) cũng không nên dùng cùng nước đá. Thông thường, rượu mạnh rót vào ly nhỏ, rượu nhẹ rót vào ly lớn

Người Việt vốn quen với đôi đũa, được làm từ cây tre quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Một trong những nét văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là văn hoá dùng đũa. Tuy nhiên không phải cứ ở nước ta thì khách cứ phải nhập gia tuỳ tục mà bản thân chúng ta cũng phải tìm hiểu và am tường cách dùng dao dĩa cũng như văn hoá ẩm thực của người phương tây.



5/ Người Nga:

Bữa ăn tối giao dịch đang ngày càng trở nên phổ biến ở Nga để đưa ra các quyết định,để thương lượng hay để làm quen. Do đó việc đặt trước một nhà hàng thích hợp là rất quan trọng và nhà hàng đó không nên ầm ĩ với tiếng nhạc hay tiếng ồn của một đám đông. Vị trí trung tâm thường dành cho những quan chức cao cấp nhất. Bạn nên ngồi ở vị trí đối diện với đối tác người Nga.

Nâng li chúc mừng là một phần rất quan trọng trong bữa tối.


Người Nga dùng dao dĩa theo kiểu truyền thống với dĩa được cầm trên tay trái, mũi dĩa chĩa xuống dưới và tay phải luôn luôn cầm dao. Người ta cho rằng tay của bạn vẫn nên để trên bàn. Chắc chắn là cổ tay bạn vẫn để nguyên trên mặt bàn.

Nước Nga có một nền văn hoá đồ uống. Từ chối uống rượu là không thể chấp nhận được trừ phi bạn có lí do chính đáng chẳng hạn như giải thích rằng lí do sức khoẻ hay tôn giáo khiến bạn không thể uống rượu. Bạn cũng có thể mỉm cười và giả như mình đang uống để chứng tỏ rằng bạn đồng ý với việc nâng ly chúc mừng và tôn trọng người xung quanh.

Nhưng cần biết là đối tác người Nga có thể muốn tiến hành việc làm ăn ngay khi bạn đang say.
Vì thế phải biết đâu là điểm dừng vì mỗi lần bạn cạn ly, bạn sẽ bị thúc giục phải rót đầy ly.

Ở những bữa tiệc tối cá nhân, bạn sẽ được khuyến khích chứ không bị thúc ép ăn đến xuất thứ hai. Nếu chủ nhà của bạn cứ khăng khăng mời thì có lẽ bạn sẽ thấy để lại một chút thức ăn trên đĩa của mình là cần thiết để họ tin rằng bạn đã ăn đủ. Song trong những trường hợp khác hãy cố gắng ăn hết mọi thứ trên đĩa của bạn, bởi người Nga thấy khó chịu trước sự lãng phí.

Người nào đưa ra lời mời sẽ thanh toán hoá đơn. Như là một cử chỉ lịch sự người khách sẽ đưa ra lời đề nghị thanh toán. Nếu bạn sắp chủ trì một bữa ăn thì cách tốt nhất là nên sắp xếp việc chi trả từ trước. 

Song nếu bạn là một phụ nữ thì những vị khách nam giới sẽ cảm thấy bị xúc phạm khi bạn định áp dụng theo cách này.


6/ Người Đức

Người Đức sau khi họp thường ăn tối với nhau và chủ đề nói chuyện thường vẫn là về các công việc làm ăn. Các doanh nhân Đức đã thành thông lệ không đưa ra các quyết định công việc trong bữa ăn.
Phép tắc về việc ai thanh toán sau mỗi bữa ăn là rất khác biệt trong văn hoá Đức. Ai đưa ra lời mời thì sẽ trả hoá đơn. 

Điều này khác so với phép lịch sự của những nền văn hoá mà khách được mời thì tỏ ý muốn được thanh toán hoá đơn để tỏ ra hào phóng. Đặc biệt là những người Á Đông nên tránh việc khăng khăng muốn giả tiền như vẫn hay làm bởi nó không chỉ làm người Đức cảm thấy xấu hổ và bối rối mà đôi khi thực tế họ không ngờ đến điều này.

 Nếu bạn thực sự thấy bạn cần tỏ ý muốn chia sẻ hoá đơn thì tốt nhất bạn nên làm việc này trước khi tới nhà hàng.

Lưu ý quan trọng là một người bạn hay một đồng nghiệp Đức chỉ gợi ý là cũng nhau đi ăn ở ngoài thì điều đó không có ý là muốn trả hoá đơn. Người Đức vốn dùng nhiều thịt và nước sốt. Đây có thể là vẫn đề với những ai có chế độ kiêng khem đặc biệt. 

Tuy nhiên điều quan trọng ở đây là những vị chủ nhà Đức sẽ không thấy xấu hổ hay bực mình nếu bạn thẳng thắn thông báo trước với họ về điều này.
Những buổi dạ tiệc thường bắt đầu rất đúng giờ. Nếu bạn vì bất kì một lí do nào mà đến muộn thì nên gọi điện thông báo trước với chủ nhà. Không nên tuỳ tiện ngồi ở những bữa tiệc như vậy, hãy đợi cho đến khi nào bạn được chỉ chỗ ngồi hay chủ nhà bảo bạn cứ ngồi bất cứ chỗ nào bạn thích.

Theo truyền thống thì đầu bàn là chỗ ngồi danh dự nhất, vị trí đầu tiên ở bên phải hay bên trái đầu bàn là để dành cho những người thực sự quan trọng. Nếu chủ nhà là hai người thì một người sẽ ngồi ở đầu bàn bên này, còn một người sẽ ngồi ở phía bên kia.

Nếu bạn đã quen với những phép tắc lịch sự khi ăn uống của Pháp thì bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề nào ở Đức.


CÁCH ĂN UỐNG LỊCH SỰ HIỂU BIẾT CĂN BẢN KHI DI DỰ TIỆC
Cách ăn uống lịch sự hiểu biết căn bản khi di dự tiệc. Ăn uống là một điều tế nhị, đi đứng, ăn mặc phản ánh tư cách của con người thì phép lịch sự trên bàn ăn càng phản ánh điều ấy rõ ràng hơn.

CÁCH ĂN UỐNG LỊCH SỰ CÁCH HAY KHI ĐI DỰ TIỆC
Phép lịch sự trong ăn uống
Tư thế ngồi ăn
Khi đi ăn tiệc phải chú ý tư thế ngồi và tư thế tay. Ngồi lưng ngay ngắn, vai thoải mái không nên cong lưng ưỡn vai. Hai tay có thể nắm lại, đặt tự nhiên trên đùi, ngón tay cũng có thể nắm nhẹ vào mép bàn hoặc một tay để trên bàn, một tay để dưới bàn. Khi ăn canh, chú ý đề phòng canh rơi vào quần áo.
Khi ăn nếu cần nói chuyện thì không nên vừa nhai vừa nói, khi nói nên đặc dao, dĩa, đũa, thìa... xuống bàn. Không nói to, cười to, khi nhai miệng ngậm lại, không nhai nhồm nhoàm. Người lịch sự ăn không pháp ra tiếng động lớn.

Cần tôn trọng sở thích ăn uống của người khác, không nên quá chén. Say sưa là biểu hiện thất lễ và bất lịch sự nhất.
Sử dụng đồ uống
Rượu là thức uống gây hưng phấn không thể thiếu được trong bữa ăn của người phương Tây, tuỳ theo món ăn mà dùng các loại rượu khác nhau. "Rượu nho đỏ dùng với thịt màu đỏ, rượu nho trắng dùng với thịt màu trắng" - đó là nguyên tắc chung mà bạn nên biết.
- Trong một bữa ăn kiểu Âu, có đến 3 hay 4 cỡ cốc (ly) để đựng các loại rượu khác nhau tuỳ theo ý muốn của khách hay tuỳ theo lúc dùng món gì. Độ và vị của rượu là một thứ gia giảm nhịp nhàng với tính chất các món ăn.
- Dùng thịt quay, luộc nướng sẽ dùng những loại rượu vừa phải (các loại vang: Vin Fin, Bordeaux Sahel), nếu ăn hải sản sẽ sử dụng các loại rượu cao độ hơn. Khi dùng rau không nên uống rượu. Khi tráng miệng lại sử dụng loại rượu khác.
- Dùng nước đá không nên để sẵn trong cốc. Những thứ rượu ngon không nên cho nước đá mà phải ướp lạnh. Rượu uống nguyên chất và các loại rượu tiêu hoá (digestif) cũng không nên dùng cùng nước đá. Thông thường, rượu mạnh rót vào ly nhỏ, rượu nhẹ rót vào ly lớn
Người Việt vốn quen với đôi đũa, được làm từ cây tre quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Một trong những nét văn hoá ẩm thực của người Việt Nam là văn hoá dùng đũa. Tuy nhiên không phải cứ ở nước ta thì khách cứ phải nhập gia tuỳ tục mà bản thân chúng ta cũng phải tìm hiểu và am tường cách dùng dao dĩa cũng như văn hoá ẩm thực của người phương tây.
Dạy con ăn uống lịch sự bằng cách nào?
Trong những bữa cơm hằng ngày, trẻ có thể có những thói quen xấu khi ăn uống mà nếu không được uốn nắn sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ. Tạo cho trẻ thói quen ăn uống lịch sự, nghiêm túc ngay từ nhỏ thực sự là một khoá học quan trọng đối với việc giáo dục trẻ tại nhà

.1. Dạy trẻ những quy tắc cơ bản trong ăn uống trong gia đình
  • Dạy trẻ cách mời: Muốn trẻ biết cách mời người lớn trước khi ăn thì bạn hãy làm gương. Chính việc cha mẹ mời con cái ăn cơm lại là bài học hiệu quả, bởi trẻ hay bắt chước và mời lại. Đến lúc này, bạn hãy chỉ ra cho trẻ lý do tại sao trước khi ăn phải mời người lớn trước và mời tất cả mọi người. Đó là sự thể hiện tình cảm, sự tôn trọng mà tất cả mọi người đều làm.
  • Dạy trẻ gắp thức ăn: Khi trẻ gắp thức ăn hay làm rơi vãi, hoặc có thói quen đảo bới đĩa thức ăn, hãy chỉ cho chúng biết rằng: không ai làm như vậy và chỉ cho trẻ đó là phép lịch sự tối thiểu khi ăn uống. Lấy những chuẩn mực từ phía ông bà, anh chị lớn tuổi để làm ví dụ thực tế cho trẻ, chứ đừng giảng giải quá nhiều khi đang ăn.
  • Giúp trẻ từ bỏ những thói quen xấu trong khi ăn: Những thói quen xấu như nhai tóp tép, làm bắn thức ăn, nói chuyện huyên thuyên, húp canh gây tiếng động cần được nhắc nhở ngay thì trẻ mới không quên.
  • Dạy trẻ cách ăn: Cha mẹ cần chỉ dẫn cho trẻ những cách ăn khác nhau, cách dùng dụng cụ khác nhau đối với những đồ ăn khác nhau, ví như: với thịt gà thì con có thể dùng tay xé, với con tôm thì dùng tay bóc vỏ, nhưng với những món khác như món xào thì phải dùng đũa gắp, món bánh thì dùng dĩa...

Thỉnh thoảng giải thích cho trẻ những câu thành ngữ, tục ngữ về ăn uống ngay trong bữa cơm như: Thế nào là “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” hay thế nào là “liệu cơm gắp mắm”. Nhân đó, bạn có thể lấy chính mình và trẻ làm ví dụ cho lời giải thích. Trẻ sẽ nhớ rất lâu và thuộc những câu nói này như một nguyên tắc để làm theo.

2. Dạy trẻ quy tắc ăn uống lịch sự nơi đông người

- Cho trẻ làm quen với phong cách ăn uống khi được mời dự tiệc hay ăn cỗ bằng cách tập dượt. Bạn có thể làm một bữa tiệc nho nhỏ vào ngày nghỉ và yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, lịch sự làm mẫu cho trẻ. Bài học này sẽ khiến trẻ thích thú và ghi nhớ mãi. Trẻ sẽ hiểu tại sao khi đi dự tiệc chỗ đông người cần biết kính trên, nhường dưới, ăn uống từ tốn, lịch sự theo những lễ nghi chung….

- Nếu có điều kiện, hãy đưa trẻ đến ăn nhà hàng một vài lần để chúng quan sát cách ăn uống của những người lạ xung quanh. Đi ăn ngoài hàng như thế là cơ hội giúp trẻ kiểm chứng những lời dạy bảo của bạn và học những điều mới mẻ. Bạn có thể để trẻ tự gọi món, dạy chúng cách yêu cầu người phục vụ, chỉ và giải thích cho chúng tại sao người ta nâng ly, chạm cốc và họ làm thế vào những dịp nào.

- Nếu có ông bà ở quê, bạn hãy dành thời gian cho trẻ về thăm, ăn cơm cùng ông bà. Đặc biệt là khi có cỗ bàn nhân dịp giỗ chạp, hãy cho trẻ có cơ hội được làm quen với không khí gặp gỡ họ hàng, ăn uống vui vẻ để trẻ thấy được sự hòa đồng, tình cảm và những thói quen, tập tục ăn uống truyền thống của quê mình…

3. Dạy trẻ ứng xử với những bất thường khi ăn uống

Khi ăn, trẻ thường gặp phải những trường hợp như bị giắt thức ăn vào khe răng, sơ ý làm rớt đũa xuống đất, có thể nhìn thấy con vật lạ trong thức ăn, cha mẹ đều nên dạy cho trẻ biết cách xử lí đúng có thể gây cho người khác ấn tượng không tốt hoặc khiến người khác cảm thấy khó chịu.

4. Những điều cha mẹ cần lưu ý

- Do trong ngày trẻ ít hoạt động, hay ăn vặt nên bữa chính trẻ không còn muốn ăn và chỉ nghĩ đến việc nghịch ngợm, quậy phá… Do vậy, cha mẹ cần lưu ý không để trẻ ăn vặt trước bữa ăn.

- Trẻ bắt chước rất nhiều thói quen từ cha mẹ, đặc biệt là thói quen ăn uống hàng ngày cho nên để chỉnh sửa thói quen cho trẻ thì cha mẹ cũng cần chú ý đến việc chỉnh sửa thói quen ở bản thân để trẻ học hỏi.

- Trẻ nhỏ giai đoạn này học hỏi được rất nhiều điều thông qua trò chơi, nên cha mẹ có thể dành thời gian chơi trò chơi nấu ăn và ăn cơm với trẻ để thông qua đó dạy trẻ các quy tắc lịch sự trong ăn uống.


Cách ăn uống văn minh của người Việt
Từ nhỏ tôi được bố mẹ dạy về cách ăn uống, có một số điều tôi còn nhớ và tôi đang thực hiện. Tôi xin được liệt kê để bạn đọc tham khảo:

1. Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
2. Kính trên nhường dưới, có miếng ngon nên nhường người lớn tuổi và trẻ em.
3. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
4. Khi ăn không được nói lớn, khi ho, hắt hơi phải che miệng .
5. Khi ăn canh phải dùng thìa, muỗng chung để lấy canh, tuyệt đối không cho đũa riêng vào tô (bát) canh hoặc nồi lẩu.
6. Khi chấm không để đũa chạm vào nước chấm, nếu đã cắn miếng thức ăn, muốn chấm thì dùng thìa lấy rồi tưới lên miếng thức ăn đó.
7. Khi gắp cho người khác ( người Bắc thường gắp thức ăn cho nhau) phải đổi đầu đũa hay mượn chính đũa của người mình gắp cho để gắp.

Đó là điều cơ bản mà bố mẹ đã dạy chị em tôi, đến nay gần 30 tuổi tôi vẫn thực hiện như thế. Tuy nhiên khi đi ăn với bạn bè, đối tác cũng có người không làm vậy họ vẫn cho đũa riêng vào nồi lẩu, dùng đũa gảy thức ăn ( chọn miếng).
Tôi đều góp ý và có rất nhiều người bạn của tôi rất vui vẻ với ý kiến của tôi và từ lần sau khi ăn cùng tôi họ luôn chủ động làm điều đó. Nhưng cũng có một số người không từ bỏ thói quen xấu luôn biện minh cho hành động của họ, và họ vẫn thản nhiên ăn như họ nghĩ.
Đương nhiên tôi sẽ không ăn những món đó khi họ đã khoắng lên bằng đũa riêng của họ. Nhưng tôi cũng rất vui vẻ, vì tôi không ăn món đó tôi sẽ ăn món khác, hoặc nếu đói về nhà tôi có thể ăn thêm.
Tôi nghĩ ai cũng có thể làm những điều mà pháp luật không cấm nhưng có những điều việc làm văn minh bảo vệ ngay cho chúng ta và gia đình chúng ta thì chúng ta nên thực hiện.
Tôi là người Hà Nội và lớn lên ở Hà Nội nhưng hiện tại sống ở Sài Gòn và vợ là người Sài Gòn, gia đình tôi và gia đình vợ đều có khái niệm và văn hóa ăn uống giồng nhau.
Tôi nghĩ ở đâu cũng vậy, Nam hay Bắc, hành động của chúng ta là thể hiện văn hóa của chính chúng ta.
Cách dùng dụng cụ ăn uống trong tiệc
  • Thìa lớn dùng để ăn xúp thường được đặt trước mặt khách hoặc trên giá gác dao. Khách ăn xong món xúp thì đặt thìa vào đĩa đựng bát xúp.
  • Khi ăn các món khác, khách lần lượt lấy dao, dĩa theo thứ tự đã sắp xếp theo hướng từ hai phía tay phải và tay trái trở vào. Sau khi dùng dao và dĩa xong, khách đặt vào đĩa ăn, không đặt trên mặt bàn hoặc trên giá gác dao. Trường hợp đặt dĩa trên mặt bàn phải đặt ngửa, không để cho các mũi nhọn chạm vào mặt bàn.
  • Đối với các món ăn phải sử dụng đũa, sau khi dùng xong cần đặt đũa lên giá gác dao. Có một số nước trong chiêu đãi chính thức mà số lượng khách không lớn, chủ tiệc thường để đồ ăn, rượu, chén uống rượu cùng thìa, dĩa, dao, đũa vào trong khay. Khi khách dùng xong lại đặt tất cả trong khay.
  • Khi dùng thìa, dao, dĩa, phải cầm đúng cán của nó, không nên để các thứ đồ dùng này va chạm gây tiếng động. Nếu một trong các thứ này không may bị gẫy hoặc bị rơi xuống đất trong khi đang sử dụng, khách nên đợi người phục vụ đi ngang qua và kín đáo chỉ cho họ biết.
  • Nếu món ăn hơi nhạt, khách nên dùng thìa, bất đắc dĩ mới phải dùng đầu mũi dao để lấy muối trong đĩa hoặc trong lọ nhỏ trên bàn. Trong trường hợp lọ rắc muối bị tắc, tuyệt đối không dùng dao hoặc thứ gì khác để cậy mở nắp lọ, mà nên ra hiệu cho người phục vụ thay lọ khác. 
  • thuật ăn uống trên bàn tiệc

Nghệ thuật ăn uống trên bàn tiệc
Nghệ thuật ăn uống cũng là một điểm cần lưu ý trong văn hóa giao tiếp.
Bạn được mời đi tham dự một bữa tiệc, và bạn thấy hơi lúng túng vì từ trước đến giờ bạn chỉ tham dự các bữa cơm thân mật trong gia đình hay cũng chỉ dừng lại ở các bữa tiệc sinh nhật bạn bè, nơi mà bạn có thể ăn uống thoải mái mà không cần câu nệ. 
Nhưng trong một buổi tiệc sang trọng, khung cảnh lịch sự với nhiều người quan trọng , bên cạnh việc giao tiếp tốt, cử chỉ thân thiện thì bạn cũng phải đặt sự quan tâm đến nghệ thuật ăn uống để gây ấn tượng tốt với người xung quanh.
Trước khi đến buổi tiệc bạn nên tìm hiểu đó là tiệc đứng hay tiệc ngồi để có cách ứng xử cho phù hợp. 

- Đối với tiệc đứng (buffet):
Bạn nên tìm hiểu kĩ các đặc điểm của nó để có cách ứng xử khéo léo. Dưới đây là một vài đặc điểm bạn cần lưu ý.
+ Quy luật chọn món: Buffet là tiệc tự chọn với nhiều đồ ăn khác nhau được đặt trên bàn theo hàng dãy. Bạn có thể chọn những món bạn thích nhưng phải theo quy luật từ món khai vị đến món tráng miệng, từ mặn tới ngọt, từ món khô rồi mới đến món nước, món nguội trước rồi món nóng sau, nhưng cái hay của tiệc đứng là bạn không bị ép hay phải ăn tất cả các món như thế. Tốt nhất bạn nên dành một chút thời gian xem qua bàn tiệc để có thể lựa chọn những món bạn thích.
+ Bước thứ hai là chuẩn bị dụng cụ: bạn có thể chọn dao, nĩa hay thìa, còn phụ thuộc vào món bạn chọn. Bạn chú ý một tay cầm đĩa thức ăn, một tay cầm dụng cụ để tránh làm rơi dao nĩa.
+ Một số lưu ý: Trong khi chọn thức ăn bạn không nên chen lấn, không nên đứng trước một món quá lâu để để nhường chỗ cho ngừơi khác chọn, trong khi gắp thức ăn phải dùng dụng cụ gắp riêng không được dùng thìa nĩa của mình. Khi ăn bạn không nên phát ra tiếng động quá to, ăn nhỏ nhẹ, lần lượt từng món, không nên ngậm thìa hay dĩa. Khi ăn xong bạn hãy gác dao nĩa chéo theo hình chữ X lên đĩa có nghĩa là bạn đã ăn xong để phục vụ đến thu dọn. Sau đó bạn có thể chọn món khác theo ý thích.
+ Một điều tối kị trong tiệc buffet đó là bạn không nên để thừa thức ăn trên đĩa, như vậy sẽ bị coi là lãng phí, bạn hãy lấy đủ lượng dùng thôi.
+ Một lưu ý nhỏ là nếu bạn vẫn còn thấy lúng túng trong khi ăn uống thì hãy quan sát người khác rồi “ bắt chước” theo. Cách này có thể khiến bạn ăn chậm hơn bạn bè nhưng chỉ số an toàn lại rất cao. Hoặc nếu gặp khó khăn gì bạn có thể nhờ phục vụ giúp đỡ, họ sẽ luôn sẵn lòng phục vụ bạn.

- Đối với tiệc ngồi:

Tiệc ngồi thường nguyên tắc và phức tạp hơn tiệc đứng, bạn sẽ được phục vụ những món theo thực đơn vì thế hãy học cách ứng xử trong ăn uống sao cho bạn có thể thuần thục khi gặp bất cứ món ăn nào.
+ Tư thế ngồi: bạn nên ngồi thẳng lưng, khoảng cách từ ghế tới mặt bàn khoảng một gang tay, tuy nhiên khoảng cách này có thể thay đổi miễn sao bạn có tư thế ngồi thoải mái. Nếu có túi xách bạn nên để phía sau lưng ghế, không được ngồi khoanh chân, hay rung đùi, không chống tay lên cằm.
- Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn:
+ Khăn ăn: gấp gọn gàng và dùng bốn góc của khăn nhẹ nhàng lau quanh miệng, không nên dùng khăn lau ngang miệng tránh gây phản cảm.

+ Dụng cụ ăn: đối với đồ ăn Tây cần dùng dao nĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm nĩa, vừa cắt vừa ăn. Khi cắt thức ăn phải nhẹ nhàng tránh gây tiếng động, tránh bị rơi vãi lung tung. Nếu là món ăn dùng đũa thì hãy gắp từng miếng nhỏ, không nâng bát để húp món canh, không được để dụng cụ của mình lung tung tránh nhầm lẫn đối với người khác.
- Cách dùng đồ ăn và uống:
+ Món khai vị: thường là món súp. Món súp thường được đặt trong 1 bát nhỏ hoặc đĩa sâu lòng, bạn sẽ dùng thìa để ăn, tránh cầm cán thìa xa quá hoặc gần quá gây mất thẩm mĩ. Nếu món súp còn nóng bạn có thể khuấy qua cho nhanh nguội, nên múc từng thìa nhỏ để ăn, tránh cầm cả bát húp hay để thìa va chạm vào thành bát gây tiếng động, không nên vét sạch đĩa súp.
+ Món ăn chính: tùy theo mỗi loại thức ăn mà có kiểu ăn cho phù hợp.
Đối với món cá, dùng dao nĩa xẻ cá dọc theo phần xương, ăn từ nửa dưới lên trên.
Đối với món thịt, cắt thành từng miếng nhỏ cho vừa ăn, riêng thịt gà và các món hải sản như tôm cua có thể dùng tay, nhưng chú ý phải rửa tay sau khi ăn xong. Bát rủa tay thường là 1 bát thủy tinh nhỏ, nước trong có vài cánh hoa hồng rắc lên trên, khi rửa không nhúng cả bàn tay vào kì cọ mà chỉ nhẹ nhàng chấm các đầu ngón tay vào nước.
- Đồ uống:
+ Ở các buổi tiệc ngồi người ta hay phục vụ rượu và nước ngọt. Bạn không nên uống rượu khi miệng còn thức ăn, không nên uống quá nhiều sẽ mất tỉnh táo. Nếu bạn không uống được rượu hãy úp cốc xuống bàn, khi nâng cốc có thể thay thế bằng nước ngọt, có thể nâng cốc bằng rượu nhưng bạn chỉ cần chạm nhẹ môi rồi hạ cốc xuống.
+ Khi ăn xong bạn cũng nên để dụng cụ song song trong thành đĩa để phục vụ dọn đồ đi. Nếu chẳng may bạn làm rơi vỡ đồ gì đó không nên hoảng hốt hãy ngồi yên sẽ có người đến dọn dẹp.
Trong lúc dự tiệc kĩ năng giao tiếp dường như không đủ mà cả cung cách ăn uống cũng sẽ thể hiện rõ phong cách của bạn, vì vậy hãy ăn uống sao cho “đẹp” để gây cảm tình với mọi người. 

Không có nhận xét nào: