Ngoài những bữa ăn vỉa hè, trong chợ hay hàng quán bình dân, bạn cũng nên vào một nhà hàng nào đó để cảm nhận rõ hơn về phong vị địa phuơng. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích dưới đây để trang bị thêm kiến thức cho mình.
1. Tìm hiểu thực đơn
Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều cung cấp thông tin về thực đơn, dinh dưỡng và giá cả trên mạng trực tuyến. Hãy dành khoảng 5 phút để tìm hiểu về các món ăn, chi phí trước khi chọn nhà hàng phù hợp với túi tiền và nguyện vọng của mình. Tránh trường hợp ăn một bữa mà sau đó bạn phải méo mặt vì đồ ăn quá đắt hay món ăn quá chán.
2. Tìm hiểu kỹ văn hóa tiền tip
Quy tắc tiền tip ở mỗi quốc gia trên thế giới đều khác nhau, có nơi "tùy tâm" khách hàng nhưng cũng có nơi cộng luôn vào hóa đơn ăn uống. Vì vậy, để không bị bối rối và thể hiện mình là người cư xử văn minh, bạn hãy tìm hiểu từ những người thân quen của mình hoặc trên mạng trước khi xách va li lên đường.
|
Ở các nước có văn hóa tip như Mỹ hay châu Âu, việc tip cho nhân viên bồi bàn là cách thể hiện sự hài lòng của bạn với dịch vụ của nhà hàng, vì vậy bạn nên chú ý để tip đúng cách và lịch sự. Ảnh: Brokeassstuart
|
3. Bạn luôn có khoảng 5 phút để chọn món và gọi đồ
Khi vào quán, mỗi người sẽ được phục vụ một thực đơn để chọn món ăn. Khi chọn xong đồ ăn, bạn gấp thực đơn lại để trên bàn, người phục vụ sẽ hiểu là bạn đã chọn xong. Chú ý nên chọn đồ ăn ngay sau khi ngồi xuống bàn, người phục vụ luôn dành cho bạn khoảng 5 phút để đọc thực đơn và đặt câu hỏi nếu có gì thắc mắc. Đừng ngồi xuống và buôn chuyện trước khi đặt đồ ăn.
4. Đừng ngại thắc mắc về món ăn
Dù gọi những món yêu thích khi ăn tại nhà hàng nhưng có thể bạn sẽ không biết trong đó chứa những thành phần nào, liệu nó có làm ảnh hưởng đến việc giảm cân hay gây dị ứng hay không. Vì thế, đừng ngại hỏi người phục vụ để tìm hiểu về món ăn và có thể yêu cầu nhà bếp bỏ đi một số nguyên liệu bạn không thích hoặc không phù hợp.
5. Không nên lấy quá nhiều khi ăn buffet
Khi dùng bữa ở bất cứ nơi nào theo phong cách tự phục vụ, hãy chú ý lấy đồ ăn vừa đủ vào đĩa của mình. Nếu cảm thấy ngon miệng và muốn ăn nữa thì sau khi hết, bạn có thể ra lấy thêm. Đôi khi không nên chỉ ăn những món mình thích, việc thay đổi khẩu vị cũng mang lại nhiều điều mới mẻ cho chuyến du lịch của bạn.
|
Tuyệt đối không nên đứng ăn ngay tại chỗ lấy đồ ăn bởi bạn sẽ chắn đường những người đang chờ đến lượt. Ảnh: Ngoisao.net
|
6. Tránh những tiểu tiết gây hiểu nhầm
Khi cần rời bàn ăn đi đâu đó, hãy để khăn trên ghế của bạn. Nếu để khăn ăn lên bàn, người phục vụ có thể hiểu nhầm là bạn đã dùng xong. Tương tự, nếu bạn đặt dao dĩa vào lòng đĩa thức ăn, chúc mũi xuống, họ cũng sẽ hiểu ra như vậy.
7. Không nên ăn hết cả khẩu phần
Hầu hết các nhà hàng đều phục vụ một suất ăn lớn nên bạn cần phải tiết chế. Bạn nên cùng chia với những người bạn có trong bàn, hoặc gọi một nửa món. Tốt nhất nên gọi nhiều món để cùng thưởng thức hơn là gọi ít.
8. Kiêng dùng chung bát đĩa
Nếu đến các nước phương Tây, nhất là khi ngồi ăn chung với bạn bè quốc tế, bạn cần tránh dùng chung bát đĩa hay thìa dĩa với người khác. Mỗi người thường có một bát nước chấm riêng. Món ăn chung cũng sẽ có một dụng cụ riêng để xúc đồ ăn. Khi ăn mỗi người sẽ lần lượt lấy phần của mình cho vào đĩa của họ rồi mới dùng đũa, hay thìa dĩa để ăn.
|
Văn hóa dùng chung đồ ăn, nước chấm… phổ biến ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các nước phương Tây, bạn không nên dùng đũa hay thìa đã dùng của mình xúc vào đồ ăn chung để thể hiện mình là người cư xử lịch sự và tôn trọng văn hóa của họ. Ảnh: Nhà hàng Phương Nam
|
9. Chọn nhà hàng phù hợp với trẻ nhỏ
Nếu bạn đi cùng con nhỏ, nên chọn những quán ăn có chỗ cho trẻ đi lại. Nếu cẩn thận bạn có thể chọn đi ăn thật sớm hoặc thật muộn khi quán chưa đông khách.
10. Tránh gây ồn ào
Khi ngồi bàn, bạn nên tắt hoặc giảm âm lượng điện thoại. Sẽ khá bất lịch sự nếu giữa quán hàng ăn sang trọng, bỗng dưng có chuông điện thoại reo lên ầm ĩ. Nếu bắt buộc phải nghe điện thoại, hãy xin lỗi và cầm điện thoại đi ra ngoài. Nếu bạn cứ thản nhiên nghe điện thoại, người đối diện sẽ cho là họ không quan trọng với bạn.
15 quy tắc vàng khi dùng bữa ở nhà hàng hạng sang
Đặt khăn đúng chỗ, không hét lên để gọi bồi bàn, ăn mặc lịch sự, ngồi thẳng lưng... là những chuẩn mực giúp bạn ứng xử tốt hơn khi dùng bữa với đối tác tại nhà hàng sang trọng.
Có những quy tắc mang tính bất biến khi dùng bữa như không nói chuyện nếu miệng đang đầy thức ăn, không kể chuyện hay cười thô lỗ và luôn che miệng khi ho. Ngoài ra, đó sẽ là câu hỏi cho việc ai trả tiền sau bữa ăn mang tính công việc? Đặt khăn ăn ở đâu khi đứng dậy? Và làm thế nào để gọi được một chai vang tốt nhất?
Bà Napier-Fitzpatrick, từng xuất bản cuốn sách về bàn ăn có tên "The Art of the Meal: Simple Etiquette for Simple Everyone" đưa ra 15 quy tắc nên áp dụng tại các nhà hàng hạng sang.
1. Luôn mặc trang phục lịch sự
"Tôi cho rằng đàn ông nên mặc áo khoác tới bữa ăn tối. Nếu người đó ăn tối với khách hàng có phong cách chỉn chu, họ nên mặc áo khoác với cà-vạt. Riêng phụ nữ thì mặc đầm hoặc vest đều được, nên đi giày thay vì sandal", bà Napier-Fitzpatrick cho biết.
2. Không đặt điện thoại, chìa khóa hay ví lên bàn
Để những vật dụng cá nhân như thế lên bàn không những khiến người đối diện phân tâm mà còn khiến phục vụ bàn "để ý" đến bạn nhiều hơn.
3. Để đối tác gọi đồ trước
"Bạn, đặc biệt nếu là phụ nữ, cần thể hiện rõ mình là người chủ động mời khách đi ăn", bà khuyên. Bạn có thể sử dụng một số mẫu câu mở như "Vui lòng mang cho vị khách của tôi..." hoặc "Để bạn của tôi gọi món trước nhé".
4. Thanh toán trước, nếu bạn là người mời đối tác đi ăn
Ai mời đối tác đi ăn, người đó nên là người thanh toán. "Một người mời hiểu biết sẽ đưa thẻ tín dụng cho nhân viên trước khi ngồi xuống hoặc yêu cầu thanh toán trước khi kết thúc bữa ăn thực sự", bà nhấn mạnh. Với phụ nữ, nếu mời đi ăn ở một quốc gia mà người đàn ông có vẻ quyền lực hơn nữ giới, bạn nên thực hiện triệt để quy tắc này.
5. Đừng quá tỏ ra hiểu biết về rượu
Bạn nên nói với phục vụ bàn về món mình thích, đề nghị họ gợi ý về loại rượu nên dùng và biết khả năng tài chính của bạn bằng cách khéo léo chỉ tay đến mức giá để có thể chọn trong khả năng tài chính của mình. Bồi bàn có thể không sành rượu, nhưng anh ta chắc chắn năm rõ về giá bán của từng loại hơn bất kì thực khách nào trong nhà hàng.
6. Không trả lại chai rượu đã khui
Quy tắc ở đây là, người uống nên giữ chai rượu cho dù có không thích vị của nó đi chăng nữa. Đơn giản, phục vụ bàn đã khui chai rượu do bạn yêu cầu như thế. Trong trường hợp chai rượu quá tệ so với vị giác, bạn có thể lịch sự nói với bồi bàn lý do ngưng dùng rượu của mình.
7. Không chụp ảnh đồ ăn trên bàn nếu bạn dùng bữa với khách
Điều này đang dần trở thành thói quen của một số người. "Tôi thấy chuyện này sẽ là bình thường nếu nó không làm phiền khách tiệc hoặc chụp ảnh một cách kín đáo. Trong trường hợp bạn đang dùng bữa tối với đối tác, tôi khuyên bạn không nên làm thế. Nhưng ngược lại, nếu đối tác đề nghị chụp ảnh, bạn cứ để họ tự nhiên", bà nói.
8. Học cách để khăn ăn đúng chỗ
Nếu bạn được mời đi ăn, hãy đợi người đó đặt khăn ăn của họ lên đùi, rồi mới bắt đầu ăn. Và nếu bạn đứng dậy, khăn ăn nên được đặt ở chỗ ngồi của chính mình.
Nếu đã ăn xong, bạn nên đặt khăn ăn lên phía bên tay trái đĩa ăn của mình. Bạn không cần gấp khăn nhưng hãy để gọn gàng và nên đợi người chủ tiệc làm trước.
9. Không với tay ngang qua bàn
Nếu đi ăn cùng một người chỉ quen xã giao, không thân thiết, hoặc với đối tác kinh doanh, bạn nên tránh việc với tay qua bàn để mời họ thử một chút đồ ăn trong đĩa của mình. Còn nếu đó là người quen, thân, bạn nên cho một phần đồ ăn đó ra đĩa khác và đưa cho họ.
10. Không hét lên để gọi bồi bàn
Nên nháy mắt ra hiệu với bồi bàn thay vì lớn giọng gọi họ từ xa. Nếu điều này không hiệu quả, bạn có thể giơ tay phải với ngón trỏ giơ thẳng để thu hút chú ý từ bồi.
11. Không trả lại đồ ăn dù món đó nấu không đúng cách
Bạn nên tiếp tục ngồi trong bữa ăn cùng mọi người cho dù không ưng ý với những món được dọn ra trên bàn tiệc (như thịt quá tái, đồ ăn nấu quá kỹ). "Nếu là chủ tiệc, tôi vẫn sẽ ngồi ăn cho dù chúng không được nấu đúng như ý muốn. Điều này tránh cho những người khác không phải đợi tôi đổi món mới hoặc cảm thấy khó chịu", bà Napier-Fitzpatrick nói.
12. Gọi số món ăn tương đương của đối tác
Giả sử đối tác của bạn gọi 3 món mặn, bạn cũng nên yêu cầu bồi bàn 3 món mặn khác. Điều này giúp bạn và đối tác dễ có thiện cảm với nhau. Chú ý ăn từ tốn - sau vài lần nhai có thể dừng lại để "ăn chậm". Bạn nên chú ý quy tắc này nếu bạn là chủ tiệc và không khiến người khác phải ăn nhanh vì thấy bạn "cũng" ăn nhanh.
13. Không để dao dĩa qua một bên khi đã ăn xong
Bà Napier-Fitzpatrick bật mí rằng đây chính là tín hiệu ngầm cho đội ngũ bồi bàn. Dựa vào cách bạn xếp dao dĩa trên đĩa, bồi bàn sẽ biết rằng bạn đã ăn xong hay mới chỉ dừng thôi. Khi dùng bữa xong, bạn nên tuân thủ đúng quy tắc 10h20. Tưởng tượng chiếc đĩa là một mặt đồng hồ, bạn đặt dĩa hoặc dao ở vị trí giống như khi kim chỉ 10h20. Chú ý để chiếc dĩa ngửa lên mặt đĩa.
14. Không thảo luận về công việc trước khi bàn ăn được dọn đi
Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến công việc cũng không nên thảo luận cho đến khi bữa ăn đã được dọn xong, tránh tối đa than phiền về đồng nghiệp và công việc của mình trong suốt bữa ăn.
15. Chú ý đến cách ăn uống của bản thân
Lau ngón tay và miệng thường xuyên bằng khăn ăn của bạn.
Chỉ cắt một miếng thịt hoặc cá và ăn nó trước khi bạn cắt miếng kế tiếp.
Hãy phết bơ vào bánh mì của bạn chứ đừng cầm dao phết bơ ở trong không trung.
Nhìn vào trong cốc, không phải qua miệng cốc, mỗi khi uống.
Ngồi thẳng lưng và giữ cho cánh tay của bạn không đặt lên bàn.
(theo Business Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét