Quốc kỳ Iran tiếng Ba Tư: پرچم ایران, Parcham-e Irân) hiện nay có ba dải ngang bằng nhau màu xanh lá cây (ở trên đỉnh), màu trắng và đỏ.
Quốc huy (một dạng cách điệu của chữ Allah) bằng màu đỏ được đặt chính giữa dải trắng: Allahu Akbar (Thượng đế vĩ đại) bằng chữ Ả Rập màu trắng được lặp lại 11 lần dọc mép dưới dải xanh và 11 lần dọc theo mép trên của dải đỏ, tổng cộng là 22 lần để thể hiện ngày 22 tháng Bahman trong lịch Ba Tư (11 tháng 2 năm 1979), ngày chiến thắng Cách mạng Hồi giáo Iran.
Độc đáo ẩm thực Iran | ||||
Ẩm thực Iran chịu ảnh hưởng của khá nhiều nền văn hóa như Trung Đông, Trung á, Cáp ca, Nga và châu Âu, vì thế có nhiều loại thức ăn đồ uống đa sắc, đa vị.
Tuy nhiên, do tập tục và quan điểm khắt khe cho rằng cuộc sống phải điều độ, kín đáo nên phần lớn người dân có thói quen ăn uống tại gia. Ngày thường cũng như dịp lễ Tết, mọi người đều tự mua nguyên liệu, tự nấu ăn. Họ không mấy ra quán nên có rất ít quán ăn uống truyền thống. Muốn hiểu biết về các món ăn và tập tục ăn uống sở tại chỉ có cách là đến dự tiệc tại nhà dân.
Một đặc điểm chung của ẩm thực Iran là trong các món ăn thường trộn lẫn nhiều nguyên liệu khác nhau, cho dù đó là món cơm, canh hay đồ nướng, thường thấy nổi bật là rau, củ, hạt quả với nghệ, quế, ngò, diếp, mộc qua, óc chó, lựu, nho, táo, mận khô, chanh, ớt ngọt, cà chua, lá cải bắp, lá nho, đậu ván, bí ngô, bí đao, cà rốt, dưa chuột và hành. Người dân rất thích ăn rau ghém nên cũng có nhiều thứ sa lát xanh trộn dầu ô liu, nước chanh, muối, hạt tiêu và tỏi.
Trong các món ăn truyền thống của Iran đầu tiên phải kể tới là món cơm nàng hương (nấu từ gạo thơm berenj). Đây cũng là lương thực chính có mặt trong mọi bữa ăn ở Iran. Hiện nay, nước này có nhiều loại gạo như champa, rasmi, anbarbu, mowlai, sadri, khanjari, shekari, doodi… chủ yếu được trồng ở miền bắc.
Từ các loại gạo trên nảy sinh nhiều thứ cơm, như cơm tẩm màu bằng bột nghệ và nêm gia vị gọi là polo. Polo được nấu bằng cách ngâm gạo trong nước muối đun đến khi gạo nở thì vớt ra để ráo, rồi cho lên nồi hấp cách thủy nhờ thế hạt cơm trơn và tơi. Nhiều khi người ta còn cho rau, thịt, hạt và quả trộn với gạo đem hấp tạo thành các loại cơm gia vị đặc biệt như shirin polo – cơm trộn bột vỏ cam, dâu tươi, cà rốt tẩm mật ong và giá đỗ; baghli polo – cơm có đa vị thuốc và sabzi polo – cơm có vị ngò, thìa là và bạc hà.
Do đã đủ mặn ngọt, polo có thể ăn độc lập hoặc kèm thịt. Cũng có một số loại cơm khác như cơm Kateh là gạo đun cạn chín như bình thường, và là món ăn truyền thống của tỉnh Gilan. Cơm Damy là loại cơm nấu giống Kateh song nêm thêm phụ gia, các loại hạt như đậu lăng vào nấu cùng. Khi nấu Kateh và Damy phải vặn lửa nhỏ vì nếu để lửa to sẽ tạo ra cháy Tah-deeg màu vàng. Riêng từ Damy có nghĩa là hấp. Một loại Damy đặc sản là bánh nhân Tah-chin được làm nhờ trộn gạo với sữa chua, nghệ, lòng đỏ trứng và nhân thịt gà, thịt cừu.
Cũng có cơm không tẩm mầu mà để trắng gọi là chelo. Chelo thường ăn với thịt. Có hai loại chelo/thịt, nhiều nhất là chelo thịt nướng kabab và chelo gà quay morgh. Thịt nướng cả miếng hoặc dưới dạng chả xiên. Sau đó đặt trên một nắm cơm. Ngoài ra, khi ăn có thể phết thêm bơ, pho mát, khoai tây rán, gia vị chua somagh, và ở một số hàng ăn còn cho thêm lòng đỏ trứng.
Người Iran thường ăn các loại thịt nướng sau: kabab koobideh – thịt bò băm trộn với hành thái nhỏ nêm gia vị; kabab barg – thịt cừu ướp nước chanh và hành thái; kabab makhsoos – thịt để cả miếng to và ở phần ngon nhất của con vật; joojeh kabab – thịt gà xiên que tẩm nước chanh và nghệ; kabab bakhtiari – thịt gà và cừu xiên xen kẽ trên một chiếc que.
Ngoài ăn cơm với thịt, người ta còn ăn cơm với canh đặc khoresht (canh rau nấu với thịt). Có tới hàng chục loại canh như canh chua ngọt fessenjan làm từ bột óc chó và nước lựu ép; ghormeh-sabzi từ rau tươi, chanh khô, đậu tây; gheimeh từ hạt đậu khô tách đôi và canh ngọt sih-aloo từ mận và táo.
Cháo cũng là một món ăn ngon của người Iran, phổ biến là cháo ăn kiêng reshteh từ rau, đậu xanh và mỳ, được bày đẹp mắt cùng những chiếc cốc sữa chua và những củ hành khô.
Cùng với cơm nhiều nơi cũng ăn bánh mỳ. Tại Iran có tới 40 loại bánh mỳ từ màu sẫm đến trắng, giòn cứng dễ vỡ đến mềm dai. Trong bữa ăn luôn có ít nhất một loại bánh mỳ. Tại Iran, bánh mỳ được gọi là nan, có dạng dẹt với bốn loại chính sau: Nan-e barbari còn gọi là Nan-e Tabrizi do bắt nguồn từ thành phố Tabrizi hình ô van dày chừng 1 cm, đậm đà; Nan-e lavash hình tròn hoặc ô van mỏng như bánh đa và là loại bánh lâu đời nhất Trung Đông và Trung á; Nan-e sangak hình chữ nhật nướng trên đá; Nan-e tafftoon hình tròn, mềm, dày hơn lavash; Nan-e shirmal có cách làm giống barbari song dùng sữa thay cho nước, cho thêm ít đường và ăn vào bữa sáng hoặc với trà; Nan-e Gandhi là bánh mỳ ngọt giống taftoon cũng ăn vào bữa sáng hoặc với trà; Nan-e gisu là bánh mỳ ngọt ăn vào bữa trưa; Nan-e dushabi là bánh mỳ làm bằng sirô nho; Nan-e tokhme-ru là bánh mỳ trên vỏ rắc các loại hạt ngọt…
Nói chung, mỗi cái bánh to bằng chiếc vung nồi, xếp chồng lên nhau như chồng bát được ăn với rau, dược thảo sabzi, pho mát panir và mứt…
Trong các loại lương thực, thực phẩm của Iran, bánh mỳ là thứ duy nhất được bày bán nhiều ngoài vỉa hè. Những tiệm bánh ngon từ sớm đã có người xếp hàng mua. Để bánh nguội bớt, chủ tiệm xếp chồng bánh trên vỉ cao chạy dọc hành lang. Nếu mua ít, từ dăm đến chục cái người ta sẽ không cần gói ghém, mà chỉ tay không cầm bánh mang về, nếu mua nhiều thì mới cho vào túi ni lông.
Mỗi vùng miền Iran có một loại đồ ăn thức uống đặc trưng, song tựu chung gồm món chelo kakab như barg, koobideh, joojeh, shishleek, soltani, chenjeh; món hầm khoresht ăn cùng cơm trắng Basmati; canh đặc aash, rau chiên kookoo, cơm trắng pollo hoặc cơm ghém thịt hoặc rau như loobia pollo, albaloo pollo, sabzi pollo, zereshk pollo, Baghali Polo và nhiều loạisalat bánh, kẹo… Ở miền bắc Iran, như Gilan có món cơm truyền thống Kateh là gạo nấu với bơ và muối, cho hạt cơm dính ăn nóng với sữa và mứt hoặc lạnh với pho mát và tỏi. Người dân ở Gilan cũng thường ăn cơm nguội Kateh với đậu ván sống Mazandarani và trứng cá Ashpel, hoặc đậu chín nóng có hương kinh giới khi trời lạnh. Ở miền trung Iran như Esfahan có món thịt hầm Fesenjan – thịt (gà, vịt, bò hay cừu) ninh với quả óc chó và lựu nghiền ăn với cơm. Có món kẹo mật Shohan-e Asali làm từ bột bạch đậu khấu trộn mật ong, bơ, nghệ rồi phủ bên ngoài một lớp hạnh và hồ trăn. Hay món bánh ngọt Khoresh-e-mast từ thịt gà, cừu trộn sữa, đường, nghệ và vỏ cam dùng trong dịp lễ tết hoặc cưới hỏi. Ở miền nam Iran nổi bật có món canh cá Ghaliye Mahi, được nấu với rau củ quả dưới dạng súp. Do bận rộn, người ta cũng dùng thức ăn nhanh, chủ yếu là abgusht – món canh nóng nấu đặc từ thịt cừu, đậu xanh và chanh khô (còn gọi là dizi) chấm với bánh mỳ. Đầu tiên, chủ quán sẽ đưa cho khách hai bát canh một to một nhỏ, khách sẽ chắt nước từ bát to sang bát nhỏ mà chấm bánh mỳ. Sau khi ăn hết bát nhỏ mới ăn nốt phần thịt còn sót lại ở bát to với bánh mỳ, rau sống, hành tươi và một số thảo dược. Để ăn no bụng tốn khoảng 10 nghìn IR. Ngoài ra là món ăn tây như bánh pizza, hamburger, bít tết… Nhờ trồng được nhiều cây như lê, táo, dưa hấu, mơ, mận, đào, cam, chanh, lựu, dâu, nho và chà là, người dân dùng nhiều quả khô vào chế biến món ăn cũmg như cho ra nhiều loại kem trái cây. Kem bọc sữa có gia vị nghệ và nước hoa hồng, kem Bastani-e Zafarani và bánh quế có nhân kem là món tráng miệng lạnh truyền thống của Iran. Cũng từ hoa quả, có khá nhiều loại kẹo gồm kẹo ướt kiểu Pháp dạng kem, trên cắm quả và kẹo khô truyền thống Iran như Shirini-e Berenji, Shirini-e Nokhodchi, Kolouche, Shirini-e Keshmeshi, Shirini-e Yazdi, Nan-e kulukhi… Từ rau, củ, quả người Iran cũng chế biến được nhiều đồ uống. Thứ đồ uống truyền thống dùng trong bữa cùng các món ăn là doogh – nước uống chua gồm sữa chua, soda và bạc hà khô; nước có ga ngọt Sharbat và Khak shir; nước cà rốt Aab-e Havij còn gọi là havij bastani ở dạng kem, có vị quế và hạt nhục đậu khấu. Đồ uống không dùng với món ăn là nước sữa chuối Sheer Moz, nước anh đào ngâm sharbat albaloo, nước dưa đỏ Aab Talebi, nước dưa hấu Aab Hendevaneh, nước lựu Aab Anaar và sirô có ga Sekanjebin. Chúng được bán ở vỉa hè hoặc kiosk vào mùa hè hoặc dọc các tuyến dã ngoại. Họ cũng dùng một số nước giải khát nhẹ quốc tế như Fanta, Coca-cola, Pepsi… Người Iran cũng uống trà và gọi trà là chai. Mọi người thường uống trà đen với cách thưởng thức đặc biệt: ngậm một cục đường sau đó nhấp một ngụm trà. Tùy nơi uống trà vào buổi sáng hoặc buổi trưa. Riêng ở tỉnh Khorasan, người dân lại uống trà trước và sau bữa trưa. Ngoài giải khát, các quán trà đồng thời là nơi tụ tập của nam giới để hút ống điếu và chơi cờ. Người dân ít khi uống cà phê song gần đây đã uống nhiều hơn và làm nảy sinh nhiều quán cà phê phục vụ kiểu Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, các loại cà phê tan và cà phê Cappucino… Tại Iran, do đa số dân chúng theo đạo Hồi nên có luật cấm uống rượu, sản xuất cũng như lưu hành rượu, nếu vi phạm sẽ bị phạt rất nặng thậm chí là nhục hình. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo ở một số dân tộc thiểu số cũng được phép uống rượu và nấu rượu song không được bán hay phổ biến rượu. Iran cũng cấm ăn thịt lợn và các chế phẩm từ lợn. Người dân thích ăn hoa trái, mứt kẹo, nhiều loại rau, uống nước hoa hồng vì cho rằng nó đem lại sự trẻ trung và hồn hậu, ít uống rượu và ăn đồ ngậy nhiều mỡ vì nó có hại cho sức khỏe, kích thích dụng vọng, lòng tham.
Bữa sáng người Iran gọi là sobhaneh hay nashtayi bao gồm các loại bánh mỳ, bơ, sữa, pho mát trắng, kem, mứt hoa quả… Bữa trưa gọi là naahaar, bữa tối là shaam. Lúc này, mọi người phải sửa soạn nấu nướng khá lâu. Bữa cơm này nói chung sinh động, đa sắc, giàu dưỡng chất bao gồm cơm/bánh mỳ, rau quả (đậu xanh, đậu ván, cải…), thảo dược (bạc hà, húng, thì là, ngò), sữa, pho mát (dê, cừu hoặc bò), thịt (gà, bò, cừu) và cá.
Sau buổi ăn mọi người uống trà với bánh, kẹo, hoa quả khô. Khác nhiều nước, người Iran dùng bữa ăn trưa bắt đầu từ một giờ đến ba giờ trưa và bữa ăn tối sau chín giờ tối. Khi sắp bữa, họ kê bàn, rải khăn trải bàn sofreh hoặc thảm đặt các món chính ở giữa, món phụ xung quanh, bánh mỳ và các món ăn ghém gần người ăn. Khi bữa cơm đã bày sẵn, cả nhà ngồi quây quần bên nhau.
Bữa ăn ở xứ Ba Tư huyền ảoTrong những câu chuyện cổ tích, người ta đã quá quen thuộc với vương quốc Ba Tư huyền ảo. Thậm chí đến tận bây giờ rất nhiều người dân Iran vẫn tự nhận mình là con dân của vùng đất thần thánh này. Là quốc gia thuộc Trung Á, thức ăn chính của người Iran vẫn là cơm ăn kèm với các loại thịt như cừu, bò, gà nấu với cà ri.
1. Không giống như các quốc gia lân cận sử dụng tay để bốc khi dùng cơm, người Iran lại sử dụng dao và nĩa khi ăn cơm, có thể một phần là do ẩm thực Iran pha trộn bởi hơi thở của các quốc gia Đông Âu nằm bên kia bờ biển Đen.
Càng về phía Bắc của Iran, ẩm thực lại mang âm hưởng của người Thổ Nhĩ Kỳ với các loại kebab (một kiểu ăn thịt nướng đặc trưng của vùng Trung và Nam Á)
Dưa chuột hay bắp cải muối là những món không thể thiếu trong các bữa cơm hàng ngày của người Iran. Những trái oliu muối từ người Thổ cũng bắt đầu xâm nhập và gây nên cơn sốt trong văn hóa ẩm thực của người Iran. Chỉ một số vùng đất ở Iran mới phù hợp cho cây oliu phát triển nên oliu muối trở thành món khá xa xỉ và chỉ có mặt trong những nhà hàng lớn.
2. Xuôi về phương Nam, những món cà ri lại được yêu chuộng trong các bữa ăn hàng ngày. Cũng không nhộn nhịp và giàu có như các thành phố phương Bắc nên kebab trở thành món ăn dành cho tầng lớp trung lưu và giàu có.
Trong bữa ăn sáng, người Iran thường sử dụng bánh mì ăn cùng với các loại bơ, mứt và phô mát. Không là chiếc bánh mì bagguet của người Pháp, mà chiếc bánh mì của người Iran mang những nét rất đặc trưng của vùng Nam Á. Nó có hình tròn trông giống như là chiếc bánh tráng. Bánh mì có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo hình dáng và mục đích sử dụng. Buổi ăn sáng những chiếc bánh mì thường dày và được gọi là "phitti", buổi ăn trưa chúng được cán mỏng hơn và gọi là "roti" để mọi người có thể cuộn tròn cơm vào trong chiếc bánh.
Những ngày mùa hè người trẻ lại thích dùng cà phê vào buổi sáng. Những ngày mùa đông hay mùa thu, trà lại được sử dụng nhiều hơn. Khi uống, người Iran thường cho một viên đường vào trong ly trà. Những người lớn tuổi hơn lại có thói quen uống sữa tươi pha cùng mật ong nguyên chất. Anh Lesman, một công dân của thành phố Shiraz cho tôi biết : “Mật ong ở Iran khá đắt tiền bởi bao quanh quốc gia là những sa mạc rộng lớn, nên mật ong chỉ thật sự dành cho tầng lớp giàu có”. Những túi trà được nhập khẩu từ Sri Lanka với hương thơm nhè nhẹ lẫn trong vị thanh tao khiến tôi cứ muốn được thưởng thức mãi khi đến đây.
3. Bữa trưa và bữa tối hầu hết mọi người đều dùng cơm. Những cửa hàng thức ăn nhanh cũng đã góp mặt nhưng chỉ phù hợp với số đông giới trẻ, cũng như không khí ở đây không nhộn nhịp như các quốc gia châu Á khác. Hạt cơm của người Iran rất dài, chúng không dẽo mà lại thật tơi xốp. Người Iran thường để một vài hạt dầu điều phía trên để tạo sắc màu cho dĩa cơm thêm phần bắt mắt. Trong các loại kebab, xếp theo mức độ giảm dần về sự đắt đỏ : thịt cừu, cá, thịt bò và thịt gà. Tùy theo mức độ sang trọng của nhà hàng, tôi có dịp thử qua những hương vị kebab khác nhau. Ở mức độ ngon nhất, độ hăng thịt cừu nó chỉ thoáng qua và đánh thức vị giác cho tôi biết rằng tôi đang dùng món sườn cừu nướng.
Tôi học theo cách của người Iran dùng nước chanh rải đều lên trên những xâu kebab thơm lừng. Mùi vị chua chua hòa lẫn trong độ ngọt và thơm của thịt luôn tạo thành hương vị khó quên. Đến Iran, cũng đừng bỏ qua món kebab cá. Những chú cá được đánh bắt từ sông và suối luôn mở màng và béo ngậy.
Kinh nghiệm du lịch Iran an toàn, tiết kiệm
Iran là quốc gia lớn thứ 2 ở Trung Đông, được bao quanh bởi núi và sa mạc. Vài năm trở lại đây, du lịch Iran bắt đầu khởi sắc và dần trở thành một trong những điểm nóng của du lịch thế giới.
Tuy nhiên nhiều du khách vẫn lo ngại một số vấn đề khi du lịch Iran bởi nó từng là một điểm nóng chiến sự, hơn nữa lại bị Mỹ cấm vận.
Nhưng đừng lo lắng, Iran giờ đã khác xưa và những kinh nghiệm du lịch Iran suôn sẻ và an toàn sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có một chuyến du lịch Iran hoàn hảo nhất.
Thời điểm du lịch Iran đẹp nhất
Khí hậu và thời tiết ở Iran có sự khác biệt rất rõ ràng, mùa xuân ấm áp, mùa hè rất nóng, mùa thu mát nhưng hơi ẩm ướt và mùa đông thì cực kỳ lạnh.
Theo kinh nghiệm du lịch Iran tự túc và thuận lợi thì thời gian đẹp nhất và tốt nhất để bạn khám phá Iran là từ giữa tháng 3 đến tháng 6 và cuối tháng 9 đến đầu tháng 11. Thời gian này thời tiết khá đẹp, không lạnh, ấm áp và nhất là lại đúng dịp năm mới của Iran (cuối tháng 3).
Còn nếu bạn muốn tìm hiểu về lễ Ramadan của Iran thì hãy đến đây vào tầm tháng 8.
Đây là tháng ăn kiêng của người Hồi Giáo Iran, nhiều người không thích du lịch Iran trong khoảng thời gian này, thế nhưng nó lại là một trải nghiệm thú vị và vẫn có nhiều nhà hàng phục vụ du khách nước ngoài từ bình minh đến chạng vạng.
Hướng dẫn làm visa và cách di chuyển đến Iran
Từ Việt Nam không có chuyến bay thẳng nào đến Iran nên bạn phải bay những chuyến quá cảnh. Rất may là Iran có một mạng lưới hàng không rộng lớn giữa các nước châu Á, Âu và Trung Đông. Hầu hết các chuyến bay đều hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tehran, sân bay Mehrabad cũ, Sân bay quốc tế mới Imam Khomeini…
Nếu bạn đến Iran từ các nước Châu Âu hoặc Australia thì phải đáp các chuyến bay qua châu Á hoặc Trung Đông. Còn nếu ở Thổ Nhĩ Kỳ thì có thể đi xe bus hoặc xe lửa. Còn nếu đi từ Qatar hoặc Dubai thì có thể đi phà hoặc tàu biển.
Hình thức lưu trú khi du lịch ở Iran
Ở Iran có hẳn một hệ thống khách sạn lớn CARAVANSERAI và hàng loạt các nhà nghỉ, khách sạn bình dân cho nên bạn không cần quá lo lắng về chỗ ngủ nghỉ ở quốc gia Trung Đông này.
Tuy nhiên, vì Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận với Iran, nên lượng khách du lịch Châu Âu tới Iran thường tăng vọt vào những mùa du lịch, cho nên một kinh nghiệm du lịch Iran cực bổ ích là bạn nên đặt phòng khách sạn sớm, và nên đặt qua các trang đặt phòng trực tuyến hoặc các hãng tổ chức tour du lịch chuyên nghiệp để được chiết khấu giá phòng và hưởng ưu đãi, khuyến mại hấp dẫn.
Những điểm thăm quan nên đến khi du lịch Iran
Tuy rằng Iran được bao quanh bởi sa mạc và núi nhưng những công trình kiến trúc cổ, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, sự thân thiện của người dân, những món hàng lưu niệm độc đáo,…chính là điểm thu hút của Iran.
Theo kinh nghiệm du lịch Iran tự túc, khám phá của chúng tôi thì bạn nên ghé thăm những địa điểm sau:
– Tổ hợp các CARAVANSERAI (khách sạn cổ) trên con đường tơ lụa. Đây là những khách sạn, nhà nghỉ cổ mà các thương nhân ngày xưa đã dựng nên để làm trạm nghỉ giữa đường. Ngày nay, tổ hợp các CARAVANSERAI đã được cải tạo lại nhưng vẫn giữ được nét cổ kính xưa cũ.
– Sân vườn Eram Garden: Và thật thiếu sót nếu bạn bỏ qua sân vườn Eram Garden khi du lịch Iran. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và chưa có cơ hội khám phá vườn treo Babylon. Bởi sân vườn Eram Garden đẹp và hấp dẫn không kém gì vườn treo Babylon cả.
– Nhà thờ Vank: Nhà thờ đẹp và nổi tiếng nhất Iran. Với kiến trúc mái vòm và nội thất đậm chất phong cách Iran sẽ làm bạn ngỡ rằng mình đang ở trên thiên đàng.
– Các thành phố trên sa mạc Iran cũng là những điểm thăm quan bạn không thể bỏ lỡ. Trong những thành phố đó, bạn nhất định phải đến “Hòn ngọc quý của sa mạc…
– Bảo tàng Tehran: Một trong những bảo tàng đẹp nhất thế giới. Ở đây chuyên trưng bày những viên ngọc trai lớn, quý hiếm, đá quý và trang sức bằng vàng, kim loại hiếm…
– Tháp Milad: Là tòa tháp cao nhất thế giới với tổ hợp các nhà hàng, khách sạn, trung tâm mua sắm,…Từ tầng cao nhất của tòa tháp bạn có thể thu toàn bộ Iran vào mắt.
– Quảng trường Meidan Emam: Nơi ghi dấu lại những dấu ấn văn hóa, lịch sử của triều đại Achaemenid.
– Thánh đường Imam: Một tháng đường có thiết kế mái vòm tổ ong độc đáo và nội thất mang đậm phong cách Hồi Giáo Iran.
– Thành phố Esfahan: Đây là thành phố du lịch nổi tiếng nhất Iran. Là nơi tập chung của các kỳ quan kiến trúc, thánh đường và các khu vườn công cộng. Đặc biệt, thành phố này vẫn lưu giữ được nhiều dấu ấn lịch sử về công trình kiến trúc lịch sử và văn hóa của người Iran cổ, điển hình nhất là Nhà thờ Hoàng gia được xây dựng từ thế kỷ 17 và một số công trình kiến trúc của người Ba Tư.
Ngoài những địa điểm này ra, thì bạn cũng nên bỏ chút thời gian để khám phá những chiếc cối xay gió bằng đá cổ ở thị trấn Iran, hay dòng sông băng huyền bí hay hồ Urmia đang có nguy cơ biến mất, những cung điện nguy nga, làng người Ba Tư hay những cây cầu tráng lệ…
Khám phá nét ẩm thực độc đáo của Iran
Cũng như những điểm du lịch khác, khi đã đặt chân đến Iran thì bạn không thể không thưởng thức những món ăn đặc sản của Iran. Ẩm thực Iran chịu ảnh hưởng khá nhiều của nền ẩm thực Trung Đông, Trung Á, Nga và Châu Âu, vì thế có nhiều loại thức ăn đồ uống đa sắc, đa vị.
Một đặc điểm chung trong ẩm thực Iran là họ thường trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau để ăn,cho dù đó là cơm, rau, đồ nướng hay hoa quả…Người Iran rất thích ăn rau và họ cũng tự trồng được rất nhiều rau và hoa quả nên trong bữa ăn của họ luôn có salad.
Món ăn truyền thống của Iran mà bạn nhất định phải thử theo kinh nghiệm du lịch Iran tự túc, tiết kiệm của chúng tôi là:
Cơm nàng hương. Đây là một loại cơm được nấu bằng gạo thơm berenj. Mỗi vùng ở Iran sẽ nấu món này theo cách riêng của họ, thường là họ sẽ trộn các loại rau, củ, hạt, quả, trứng, sữa, gia vị,…vào cơm và nấu (giống như cơm độn khoai sắn của Việt Nam vậy nhưng nguyên liệu phong phú hơn). Nếu độn họ có thể ăn mà không cần đồ ăn kèm, còn nếu không độn thì nó sẽ được ăn kèm với thịt và rau củ. Để no bụng với bữa cơm ở Iran bạn chỉ tốn khoảng 10.000IRR
Ngoài các loại cơm, bánh mì Iran cũng là một món ăn bạn không thể bỏ qua. Ở Iran có hơn 40 loại bánh mì từ nhạt màu nhất đến đậm màu nhất. Và đây cũng là món ăn được bày bán nhiều nhất trên đường phố Iran.
Mỗi vùng Iran lại có nét ẩm thực riêng. Nhưng tóm lại thì những món ăn của họ vẫn hết sức thanh đạm, chủ yếu bao gồm các loại cơm, bánh mì, rau củ, hoa quả, và uống nước được chế từ các loại hoa quả.
Đồng thời họ rất ít ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ ăn nhanh. Tuy nhiên để phục vụ khách du lịch thì vẫn có những món ăn nhanh như pizza, hamburger, bít tết,…
Những lưu ý quan trọng khác khi du lịch Iran
– Người Iran không ăn thịt lợn và các chế phẩm từ thịt lợn bởi có một số tôn giáo của họ nghiêm cấm điều này.
– Người Iran có thể nói tiếng anh, nên bạn có thể dễ dàng giao tiếp với họ.
– Đơn vị tiền tệ của Iran là Rial Iran (IRR), 1IRR=1.6738VNĐ. Nhưng đồng USD được coi là “vua” ở Iran nên bạn có thể dễ dàng đổi tiền ở ngân hàng hoặc văn phòng đổi ngoại tệ….
– Ở Iran bạn không được phép có quan hệ với phụ nữ Hồi Giáo, bởi bạn có thể đi tù vì điều này.
– Nên ăn mặc kín đáo và đeo một chiếc nhẫn kết hôn giả nếu bạn là phụ nữ và du lịch Iran 1 mình.
– Luôn theo dõi tình hình thời sự và tôn trọng phong tục địa phương.
Trước đây Iran là một trong những điểm nóng chiến sự. Nhưng tình hình đã dịu bớt trong những năm gần đây, hơn thế nữa Mỹ cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Iran, chính phủ nước này cũng đã siết chặt an ninh và tập trung vào phát triển du lịch nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm du lịch Iran trong năm nay.
Không chỉ vậy với việc là quốc gia có vé máy bay rẻ thứ 3 và giá cả rẻ thứ 8 trên thế giới, Iran xứng đáng là điểm du lịch hấp dẫn. Những kinh nghiệm du lịch Iran an toàn, tự túc trên của chúng tôi sẽ là cẩm nang giúp bạn có chuyến đi trải nghiệm tuyệt nhất.
|
1 nhận xét:
Nice post, however, i see one photo that is not belong to Iran. Please edit it.
du lịch iran . vietnam tours . cambodia tours
Đăng nhận xét