“Tiệc” là một trong những hình thức gặp
gỡ, giao lưu với đối tác, với đồng nghiệp, với những người bạn mới trong kinh
doanh. Nhiều khi những mối quan hệ trong công việc, những dự định hợp tác kinh
doanh… được thiết lập ngay trên bàn tiệc.
Tuy nhiên để có được các mối quan hệ
đó còn phụ thuộc rất nhiều vào cách mà doanh nhân giao tiếp, ứng xử cũng như
cách họ ăn uống.
Chính những điều đó thể hiện vị thế của
doanh nhân trước đối tác và mọi người xung quanh. Vậy doanh nhân cần phải thể
hiện phong cách của mình như thế nào trước đối tác trong các bữa tiệc đó?
Giao tiếp trong bữa tiệc:
Một phong cách hòa đồng, thân thiện trong
bữa tiệc sẽ giúp doanh nhân tạo dựng được những mối quan hệ tốt với đối tác,
với đồng nghiệp và những người khác.
Một lời chào, một nụ cười thân thiện sẽ là cầu nối xóa bỏ khoảng cách
giữa bạn với người xung quanh. Không ai nỡ từ chối trước sự khơi mào đầy thân
thiện đó cả.
Một lời tự giới thiệu về bản thân và một
cái bắt tay làm quen là
cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Cách làm quen ban đầu luôn là hỏi
tên của người bạn mới. Tùy tình hình, có thể khéo léo tìm hiểu mối quan hệ giữa
người mới và chủ bữa tiệc để tìm điểm chung, rút dần khoảng cách.
Biết cách khơi gợi câu chuyện trong bữa ăn: có thể là một vấn đề đang được nhiều
người quan tâm, một đề tài đang nóng để cùng nhau bàn luận...và khơi gợi, mở
rộng câu chuyện sang nhiều lĩnh vực khác: quan niệm sống, giới thiệu về công
việc của mình và hỏi thăm công việc của người bên cạnh; tránh sự tranh luận gay
gắt.
Không chỉ lịch sự lúc ban đầu mà khi chia
tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút
khỏi bữa tiệc và cho rằng không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Song
đây không phải là cách lịch sự. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần
tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Hãy
ra về với lời chia tay chân thành đối với những người ngồi bên cạnh, cùng với
lời hẹn hy vọng sẽ gặp lại lần sau...
Cung cách ăn trong bữa tiệc:
Cung cách ăn trong bữa tiệc thể hiện nét
văn hóa ẩm thực của người doanh nhân, từ cách ngồi, cách dùng khăn ăn, dùng
dao, dĩa, cách rót rượu, uống rượu đến cách ăn các món ăn khác nhau...
Tư thế ngồi: ngồi thẳng lưng, ghế cách bàn khoảng một
gang tay, túi xách để phía sau phần giữa lưng và lưng ghế; không ngồi khoanh
chân, không chống tay lên bàn.
Cách dùng khăn ăn và dụng cụ ăn
- Khăn ăn: nên dùng bốn góc của khăn lau miệng để lau một cách nhẹ nhàng quanh miệng, tránh chùi ngang miệng.
- Dụng cụ
ăn: Đối với các
món ăn dùng dao, dĩa: tay phải cầm dao, tay trái cầm dĩa, vừa cắt vừa ăn.
Tránh gây tiếng động bằng cách ghim món ăn trước rồi cắt sau. Nếu là món
ăn dùng đũa, hãy gắp miếng nhỏ, không nâng bát lên để và hay húp, không
dùng đũa, thìa của mình bỏ lung tung vào các đĩa thức ăn khác mà phải sử
dụng dụng cụ chung đã để sẵn.
Cách dùng đồ ăn và uống
- Súp: ăn bằng thìa, cầm thìa với khoảng
cách như cầm bút chì, tay trái đỡ bát, tay phải xúc từng thìa một ăn,
tránh gây itieng động.
- Món ăn
chính: tùy theo
mỗi loại thức ăn mà có kiểu gắp cho phù hợp. Như đối với cá: lấy cá dọc
theo phần xương, ăn từ nửa dưới xong đến nửa trên. Đối với các món thịt:
cắt thịt thành từng miếng nhỏ vừa đủ ăn...
- Rượu: Khi rót nên để ly ở bàn và rót.
Thỉnh thoảng nhấp vài ngụm kèm trong lúc ăn, nhưng tránh uống rượu khi
trong miệng còn thức ăn. Không nên uống quá chén vì rượu có thể làm người
at mất nhận thức về hành vi của mình. Nếu không uống được, bạn nên chọn
loại thức uống khác để cụng ly cùng mọi người.
Tránh để đồ ăn thừa xuống gầm bàn hay bỏ
trực tiếp trên khăn trải bàn, tránh sự va chạm, đổ vỡ, gây tiếng động từ dụng
cụ. Trường hợp có va chạm, đổ vỡ, tuyệt đối không làm ầm ĩ mà nên ngồi yên vì
mọi chuyện sẽ có người phục vụ lo xử lý.
Theo: Doanh nhân 360
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét