Tây Tạng (chữ Tạng: བོད་; Wylie: Bod, phát âm tiếng Tạng: [pʰø̀ʔ]; tiếng Trung: 藏區 / Tạng khu) là một khu vực cao nguyên tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya. Đây là quê hương của người Tạng cũng như một số dân tộc khác như Môn Ba, Khương, và Lạc Ba, và hiện nay cũng có một lượng đáng kể người Hán và người Hồi sinh sống. Tây Tạng là khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất, với độ cao trung bình là 4.900 mét (16.000 ft).
<div" cellpadding="0"> | |||||||||
Khu tự trị Tây Tạng tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa | |||||||||
"Đại Tạng"; phạm vi Tây Tạng theo định nghĩa của các nhóm người Tạng lưu vong | |||||||||
Các khu vực người Tạng theo xác định của chính quyền Trung Quốc | |||||||||
Khu vực do Trung Quốc quản lý, Ấn Độ tuyên bố chủ quyền và xem như thuộc về Aksai Chin | |||||||||
Khu vực Ấn Độ quản lý, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và xem như thuộc về Khu tự trị Tây Tạng | |||||||||
Các khu vực khác về mặt lịch sử nằm trong phạm vi của văn hóa Tạng |
Đến thế kỷ thứ 7, Tây Tạng trở thành một đế quốc thống nhất, song nhanh chóng phân liệt thành nhiều lãnh thổ. Phần lớn tây bộ và trung bộ Tây Tạng (Ü-Tsang) thường thống nhất (ít nhất là trên danh nghĩa) dưới quyền các chính quyền nối tiếp nhau ở Lhasa, Shigatse, hay những nơi lân cận; các chính quyền này từng có lúc nằm dưới quyền bá chủ của Mông Cổ và Trung Quốc. Các khu vực Kham và Amdo ở đông bộ thường duy trì cơ cấu chính trị bản địa mang tính phân tán hơn, được chia thành một số tiểu quốc và nhóm bộ lạc, các khu vực này thường phải chịu sự kiểm soát trực tiếp hơn từ Trung Hoa; và hầu hết chúng cuối cùng được hợp nhất vào các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải. Ranh giới hiện nay của Tây Tạng nhìn chung được thiết lập nên vào thế kỷ 18.
Sau khi triều Thanh sụp đổ vào năm 1912, các binh lính Thanh bị giải giáp và được hộ tống ra khỏi Tây Tạng địa phương (Ü-Tsang). Tây Tạng địa phương tuyên bố độc lập vào năm 1913. Sau đó, chính phủ Lhasa đoạt lấy quyền kiểm soát phần phía tây của tỉnh Tây Khang. Khu vực duy trì tình trạng tự quản cho đến năm 1951, khi Quân đội Cộng sản Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, Tây Tạng hợp nhất vào Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và chính phủ Tây Tạng bị bãi bỏ sau một cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1959.
Ngày nay, chính phủ Trung Quốc định ra Khu tự trị Tây Tạng ở tây bộ và trung bộ của Tây Tạng, còn các khu vực phía đông hầu hết thuộc về các tỉnh Tứ Xuyên và Thanh Hải.
Có những căng thẳng liên quan đến tình trạng chính trị của Tây Tạng trong khi có các nhóm người Tạng lưu vong đang hoạt động.
9 món ăn không thể bỏ qua khi du lịch tới Tây Tạng
1. Trà ngọt: Món trà ngọt của Lhasa được pha chế từ trà đen nóng, sữa tươi hoặc sữa bột và đường. Trà có hương vị thơm ngọt, độ dinh dưỡng cao.
2. Trà bơ: Đây là thức uống chủ đạo của Tây Tạng. Nếu có thể, bạn nên tranh thủ cơ hội uống càng nhiều loại trà này càng tốt, vì nó không những ngon mà còn có dinh dưỡng rất cao, có thể kịp thời bổ sung nhiệt lượng trong những ngày du lịch bận rộn. Trà bơ giúp tiêu hóa tốt, uống vào vừa đỡ khát vừa đỡ đói, lại có thể chống cảm và giảm bớt những phản ứng do không thích nghi với không khí loãng vùng cao nguyên. Những người Tây Tạng hiếu khách luôn thích mời bạn món này, mà đã mời là không được từ chối, nếu không muốn bị mang tiếng thất lễ.
3. Bánh Tsampa: Đây là một trong những loại đồ ăn chính đặc sắc của Tây Tạng, được làm từ lúa mạch hoặc đậu Hà Lan sau khi đã xào chín, đánh nhuyễn với trà bơ, viên thành bánh. Món này cũng có thể làm với trà mặn, sữa chua hoặc rượu lúa mạch.
4. Mỳ Tạng: Ăn mỳ Tạng sướng nhất là nhấm nước dùng. Vị của nước dùng thanh thanh quyện lẫn với mùi thơm của hành, ăn miếng nào đã miếng nấy.
5. Mỳ nguội: Cái ngon của mỳ nguội là vị cay của tương ớt. Cách chế biến ớt của Tây Tạng chủ yếu là ngâm cùng nước, nên tương ớt có vị thanh đạm rất khó quên. Mỳ nguội thường hay được ăn cùng khoai tây.
6. Sữa chua: Sữa chua của Tây Tạng phân làm hai loại, "Đủ Tuyết" làm từ sữa tươi đã chế bơ, và "Thiếu Tuyết" làm từ sữa tươi chưa chế bơ.
7. Thịt khô phơi gió: Cứ tới cuối năm, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C, người dân Tây Tạng lại mang thịt dê cắt thành từng dải, phơi ở nơi râm mát thoáng khí, để gió thổi cho khô tự nhiên, đến khoảng tháng 2, 3 năm tiếp theo là có thể ăn.
8. Thịt bò rừng khô: Bò rừng sống ở vùng cao nguyên tuyết dày tại độ cao 3.500m so với mặt nước biển, nên người ta gọi đây là thực phẩm siêu sạch.
9. Rượu lúa mạch: Rượu lúa mạch có màu vàng, vị chua ngọt, độ cồn thấp ngang bia. Cách uống rượu lúa mạch là "3 ngụm 1 ly", tức là uống một ngụm, rót đầy, lại uống một ngụm, lại rót đầy, rồi uống ngụm thứ ba, tiếp tục rót đầy, và cạn ly. Thường trên bàn rượu, chủ tiệc hay vừa hát vừa mời khách rượu
.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét