Văn hóa ăn uống của người Việt Nam cũng vì thế mà đã trở thành một nghệ thuật.
Những nguyên
tắc trên bàn ăn:
Thứ
nhất,
nếu bạn là khách được mời đến
dùng cơm thì khi ngồi vào bàn phải để chủ nhà hoặc người lớn tuổi nhất trong
gia đình lên tiếng mời trước. Chú ý là khi ngồn vào bàn ăn không nên đội mũ vì
như thế được xem là bất lịch sự.
Khi ăn, trước hết phải gắp để vào bát (chén)
rồi mới đưa lên miệng ăn. Tóm lại, bạn nên tránh để phát ra bất kì âm thanh gì khi
ăn uống, nhất là tiếng gõ muỗng đũa lách tách, tiếng uống nước rột roạt hay nói
chuyện trong lúc nhai thức ăn…
Các bạn trẻ nên chú
ý tới cách ăn uống của người Việt
Thứ
hai,
bạn cũng nên chú ý phải
nhường nhịn người khác, không nên gắp trước những miếng to, ngon, khi sử dụng
các loại nước chấm hay gia vị cũng thế. Và khi đã cầm đũa lên thì không nên tỏ
thái độ phân vân không biết gắp món gì trên bàn ăn.
Đặc biệt, bạn nên ăn hết
thức ăn trong bát, dĩa của mình tránh để thức ăn thừa, không nên đứng lên trước
khi mọi người còn đang ăn.
Bên cạnh đó, người Việt Nam còn có thói quen xỉa
răng sau khi ăn, vì thế động tác xỉa răng cũng phải được thực hiện một cách có
ý tứ bằng cách lấy tay che miệng lại…
Cách cảm nhận
vị ngon của món ăn:
Không đơn thuần chỉ là ăn ngon, người Việt Nam còn cảm
nhận vị ngon của các món ăn bằng cả năm giác quan.
Trước hết là cảm nhận màu sắc của món ăn: xanh của
rau, hồng của tôm, tép, nâu của thịt kho… và hình dáng như hình rồng, hình
phụng…
Do đó, sau khi nhìn cái đẹp của món
ăn, người Việt Nam lại thưởng thức bằng mũi
với mùi thơm của các loại rau thơm, mùi đặc biệt của nước mắm.
Khi nhai thức ăn
lại là lúc xúc giác hoạt động
mạnh mẽ nhất để nhận biết được trọn vẹn vị ngon trong từng món.
Ăn uống cũng là cả một nghệ thuật
Thú vị nhất có lẽ là khi bạn nghe được âm thanh lốc cốc của đậu phộng rang, sự
giòn tan của bánh trang, bánh phồng tôm…
Sau cùng là lưỡi – nơi nếm được những vị chua, mặn, ngọt,
chat, cay khác nhau được hòa hợp một cách khéo léo trong các món ăn.
Văn hóa ăn uống của người Việt Nam cũng vì thế mà đã trở
thành một nghệ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét