Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Văn hóa ẩm thực Vương quốc Anh (United Kingdom)


Quốc kỳ Anh (tiếng AnhFlag of England) là một trong những lá cờ có lịch sử rất lâu đời ở châu Âu và trên thế giới. Lá cờ có nền màu trắng và 2 dải đỏ sọc dọc và ngang cắt nhau ở trung tâm lá cờ tạo thành hình chữ thập.

Lá cờ này hiện nay chỉ được dùng chính thức để biểu trưng cho nước Anh- một phần nhỏ trong Đại Anh (Great Britain) và Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (United Kingdom).
Lá cờ xứ Wales

Lá cờ Scotland

Quốc kỳ Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (Tiếng Anh là United Kingdom) là lá cờ để biểu trưng cho toàn bộ lãnh thổ của Anh (England), Scotland, xứ Wales và một phần lãnh thổ phía Bắc của Ireland
Lá cờ này có 3 màu (Xanh dương, Đỏ và Trắng) và dường như nó là sự kết hợp của lá cờ Anh với các quốc gia trong Liên Hiệp.
Do Luân Đôn vừa là thủ đô của Anh cũng vừa là thủ đô chính của Vương Quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nên cả 2 lá cờ đều được sử dụng để nói về nước Anh.





Người Anh nổi tiếng thế giới về mức độ khó tính và chuẩn mực của mình, nhất là trong lĩnh vực ăn uống, từ việc sắp xếp chỗ ngồi của bữa tiệc, cách sắp xếp khăn, đĩa, dao dĩa, ly, cốc trên bàn... Khi ăn, bạn phải úp dĩa xuống, quay dĩa lên phía trên là một hành động mất lịch sự. Nhất thiết không được dùng dĩa bên tay phải và dao bên tay trái vì họ coi là một người không biết lễ độ.
Nếu như ở Mỹ, người ta coi việc ăn pizza, khoai tây chiên và các món ăn nhanh khác bằng tay thì ở Anh không phải vậy, đặc biệt trong các nhà hàng. Người Anh thường sử dụng dao và nĩa trong hầu hết các món ăn, trừ súp. 
Khi người Anh ăn xong, họ thường đặt úp dao và dĩa lên chính giữa đĩa ăn để người phục vụ biết bữa ăn đã kết thúc.


VĂN HÓA ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI ANH?

0

“Nước Anh” và “Đồ ăn ngon”

“Nước Anh” và “Đồ ăn ngon” là hai khái niệm hiếm khi đi liền với nhau. Những du khách tới Anh luôn có những quan điểm khác nhau về những lĩnh vực đa dạng trong đời sống xã hội của người Anh. Tuy nhiên, hầu hết tất cả những người trong số họ đều có chung một quan điểm về đồ ăn ở Anh: Rất tệ. Sao lại vậy? 
Một cách giải thích đơn giản là vì thị hiếu ăn uống của người Anh không giống bất kì ai trên thế giới. Không phải là vì đồ ăn ở Anh có quá nhiều vị lạ đến nỗi không ai có thể thích nghi ngay được mà vì các món ăn hầu như chẳng có vị gì. 
Chúng ta nói về rau chẳng hạn, các món ăn liên quan đến rau thường được nấu rất nhừ và nhạt.


“Nước Anh” và “Đồ ăn ngon”
“Nước Anh” và “Đồ ăn ngon”

Một cách giải thích khác là hầu hết khách du lịch tới Anh không có cơ hội để thưởng thức những món ăn được nấu trong các gia đình. Họ thường ăn tại các căng tin đại học hay ở bên ngoài, lại thường ăn ở các hàng ăn rẻ tiền. Ở những nơi đó thì thật khó mà tìm ra đồ ăn ngon.

Các món ăn điển hình ở Anh thường là các món quay mà đã là những món quay thì lại không dễ dàng phục vụ tại những nơi quá đông đúc hay tại các hàng ăn yêu cầu phải chuẩn bị với tốc độ thật nhanh với số lượng thật nhiều cho khách. 
Hơn nữa, theo quan điểm  của người Anh, thức ăn thì nên ăn nóng, điều này cũng lại là một việc làm thât khó thực hiện tại những nơi đông người. Một sự thật khác là người Anh cũng không hề có thói quen phải chuẩn bị các gia vị cầu kỳ để tăng thêm hương vị cho các món ăn.
Những điều này có thể là một trong những lý do giải thích tại sao người Anh thường được biết đến với những món ăn rất tệ. Ngay tại các cửa hàng ăn nhanh và các quán cà phê phục vụ hàng ngày, chất lượng các món ăn dường như bao giờ cũng kém hơn so với các quốc gia khác trên thế giới. Dường như người Anh cũng không mấy quan tâm đến chất lượng ẩm thực. 
Có thể nói, đất nước này không có “văn hóa hàng quán” hay “văn hóa cà phê như Việt Nam. Vào giữa buổi, mọi người hối hả vào ăn và ăn thật nhanh. Dường như ăn chỉ để hoàn thành định nghĩa “đủ bữa” mà thôi. Họ không mấy quan tâm đến chất lượng các món ăn. Các chủ quán cũng không mấy khi ngồi suy nghĩ xem làm thế nào để nâng cao chất lượng các món ăn vì thực tế điều đó cũng đâu cần thiết với khách hàng!
Cà phê ở Anh cũng thật “tệ”. Không phải là vì người Anh muốn nó tệ như vậy mà đơn giản họ đến hàng cà phê không phải để ngồi nhâm nhi, nhìn tách cà phê nhỏ giọt và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh hay suy tư về những kỉ niệm quá khứ hoặc liên tưởng đến tương lai nào đó. Họ đến hàng cà phê chỉ vì họ cần có cái gì đó gọi là cà phê thôi.
Ngay tại các gia đình, người Anh cũng không chú trọng nhiều đến thức ăn hay đồ uống. Cà phê ở nhà thì cũng chẳng “ngon lành” hơn ở quán. Các siêu thị ở Anh thường bán nhiều loại cà phê uống sẵn hơn là những cà phê “nguyên chất” như một số ít người Anh nghĩ. Nhưng có lẽ cà phê uống sẵn còn “ra vị cà phê” hơn cà phê tại nhà hay ở quán.  Người Anh có xu hướng ăn nhanh, uống nhanh, không chú trọng nhiều đến ăn uống. Điều này khác
 biệt hoàn toàn với người Việt. “Bát cơm chén nước” hàng ngày đóng vai trò cực kì quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Chẳng thế mà ông cha ta thường nhấn mạnh “Trời đanh còn tránh miếng ăn”. Nhưng người Anh thì khác. Ngay cả với những bữa tiệc hay dịp lễ hội, họ cũng không quan tâm đến các món ăn. 
Nếu như bạn nghe một người Anh nói rằng “Tôi thích tiệc đứng” thì điều đó có thể hiểu là anh ta thích không khí điển hình của bữa tiệc, hoặc thích bất kể cái gì liên quan đến tiệc đứng  ngoại trừ các món ăn. Có thể nói, chỉ khi nào vấn đề ăn uống bị cảnh báo có thể gây nguy hiểm hay gây ra một hậu quả gì đó thì người Anh mới để ý đến các món ăn.
Các bạn học sinh, sinh viên nghĩ thế nào? Có lẽ các bạn sẽ lo lắng và thậm chí không muốn du học Anh nữa đúng không? Trong thực tế, văn hóa ăn uống của người Anh không phải hoàn toàn là bức tranh ảm đạm như những gì bạn thấy ở trên. Đó chỉ là hình ảnh của người Anh truyền thống, người Anh bảo thủ trước kia. Còn người Anh bây giờ thì sao?

Mặc dù vẫn còn khá bảo thủ và chỉ muốn dùng những nguyên liệu chế biến của mình nhưng người Anh bây giờ không còn “ngoan cố” trong cách chế biến các món ăn như trước kia nữa. Hơn thế, người Anh hiện nay cực kì “mở lòng” đối với các món ăn của các quốc gia khác trên thế giới. Do ngày càng có nhiều người từ các quốc gia khác đến nhập cư tại Anh nên sự đa dạng văn hóa ngày càng thể hiện rõ nét ở nơi này và trước hết là ở trong văn hóa ẩm thực. 
Các siêu thị ở Anh lúc nào cũng đầy các gia vị, nguyên liệu cần thiết để nấu nướng các món ăn của rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Nếu bạn là học sinh, sinh viên hay người du lịch, bạn hoàn toàn có thể mua những nguyên liệu mà bạn thích để nấu những món ăn mang đậm phong vị của quê hương, đất nước mình. 
Một tin vui hơn nữa cho các bạn là người Anh hiện nay đã đang có xu hướng chú trọng đến ăn uống hơn trước rất nhiều. Nếu bạn là du học sinh sống cùng gia đình người Anh, bạn cũng không phải lo lắng về những món ăn nấu nhừ và “nhạt thếch” nữa. 
Và cũng có thể, bạn sẽ là người thay đổi thị hiếu ăn uống của người Anh thì sao? Đó mới thực sự là điều thú vị!


Cách sử dụng dụng cụ trong các bữa ăn phong cách Âu Mỹ


Ngày nay, do ảnh hưởng của văn hóa Âu Mỹ mà ngày càng nhiều người Việt Nam sử dụng dụng cụ ăn và chế biến món ăn theo phong cách Âu và đặc biệt các bữa tiệc được tổ chức theo kiểu Âu ngày càng nhiều như tiệc buffet, tiệc ngồi Âu, tiệc đứng…. Sẽ thật lúng túng nếu bạn đến dự những bữa tiệc sang trọng của người nước ngoài tổ chức mà dụng cụ ăn toàn sử dụng dao và dĩa. Do vậy, biết cách sử dụng các dụng cụ ăn uống kiểu Âu Mỹ sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong khi tham dự các bữa tiệc này.
Các món trong bữa tiệc của người Âu không được bày ra đồng thời trên bàn tiệc giống như người Việt, mà các món sẽ được lần lượt mang ra từng phần theo cấu trúc một bữa ăn, mỗi người sẽ có một phần riêng. Trong một bữa tiệc chuẩn thường có 3 phần chính gồm:
- Món khai vị: thường là các món như salad hoặc xúp...đôi khi có thể là patê, món tanh như cocktail tôm uống kèm với rượu khai vị giúp kích thích vị giác cho người ăn.
 - Món chính
Gồm các món thuỷ hải sản như: cá, cua, ghẹ, tôm … món thịt như: thịt thú rừng, bò, cừu, lợn, gia cầm…Khi ăn món thịt uống kèm với rượu vang đỏ, món hải sản uống kèm với rượu vang trắng.
- Món tráng miệng: Có thể là kem, bánh ngọt, pho mát hoặc trái cây, uống cà phê hoặc trà.
Với cấu trúc một bữa ăn như vậy họ thường sắp xếp bàn ăn như sau:
Hình 1. Cách sắp xếp dụng cụ trong bữa ăn Âu Mỹ
Khác với văn hóa của người châu Á, các nghi thức ăn uống trong một buổi tiệc mang tính trang trọng kiểu Âu Mỹ đòi hỏi khá nhiều quy tắc.
  1. Đồ uống
Ly được bày theo đường chéo hoặc theo hàng ngang hoặc hình tam giác theo nguyên tắc từ cao xuống thấp, từ to đến nhỏ. Nước để nhấp sau mỗi món ăn, rượu vang đỏ uống khi ăn món thịt, rượu vang trắng uống khi ăn món hải sản.
Hình 2. Cách bày ly theo đường chéo trên bàn ăn Âu
Khi uống rượu, bạn chỉ nên cầm chân ly do  nếu chúng ta cầm phần bầu ly nhiệt độ của tay sẽ làm giảm chất lượng rượu cũng như không nên để lại dấu vân tay trên ly rượu.
Hình 3. Cách cầm ly
Khi chạm ly chúc mừng hay mời người khác, bạn nên nhìn vào mắt đối phương đồng thời tránh đụng phải cánh tay người khác khi cụng ly với từng người trong bàn ăn.
Hình 4. Cách chạm ly chúc mừng
Khi uống, bạn nên lịch sự nhìn vào ly rượu của mình (chứ không nhìn vào người khác, dù đang nói chuyện).
 Hình 5. Cách uống rượu
     Thức uống trong bữa ăn chính: Champagne để chúc tụng, vang trắng ướp lạnh, vang đỏ để ở nhiệt độ phòng tiệc.
     Thức uống để tiêu hóa sau bữa ăn chính trong lúc uống trà, cà phê gồm các loại rượu mạnh như Co-gnac, Cointreau, Porto, Anis... Các loại rượu này sẽ được phục vụ trong những ly chuyên dụng.

  1. Cách dùng dao, thìa, thìa
     Khi ăn họ thường cầm dao, thìa tay phải, cầm dĩa tay trái.        
Món ăn đầu tiên sẽ sử dụng dụng cụ dao, dĩa, thìa ở xa đĩa của bạn nhất, họ lấy dụng cụ ăn từ ngoài vào trong, sử dụng mỗi dụng cụ cho một món ăn. Dĩa ăn chính ở cạnh đĩa ăn. Dĩa ăn salad ở ngoài cùng bên trái dĩa ăn chính.Thìa súp ở ngoài cùng bên phải, dao ăn salad bên trong cạnh thìa ăn xúp và dao ăn món chính ở trong cùng gần đĩa ăn. Thìa và dao dùng trong món tráng miệng được đặt phía trên dĩa của bạn hoặc sẽ được mang ra cùng với món tráng miệng.
Đối với bàn tiệc kiểu Âu Mỹ, mỗi khi thay đổi món ăn, bạn sẽ thay đổi cả bộ dao dĩa/thìa mới. Do đó, bạn có thể đoán được số món ăn trong bữa tiệc chỉ bằng cách tính số bộ dụng cụ đặt trên bàn ăn.
Thìa và dĩa không đi với nhau (trừ món tráng miệng). Dao và dĩa thường đi đôi nhưng cũng có thể đi riêng.Dĩa đặt bên trái của đĩa, dao và thìa đặt bên phải đĩa.
 Dĩa ăn các món thịt chính là dĩa to nhất, to nhì là dĩa ăn món cá chính, các món khai vị, salad, sẽ có dĩa nhỏ.
 Dao ăn thịt có răng cưa và to, dao ăn cá cũng bén và to y như dao thịt nhưng không có răng cưa, dao ăn các món nhẹ như xa-lát, hải sản… sẽ nhỏ hơn.
Cách dùng dĩa và thìa cho món tráng miệng
- Cách sử dụng dĩa và dao khi ăn:
     Theo cách ăn của người Mỹ: Dĩa cầm tay trái ghim giữ thức ăn để cắt bằng dao bên tay phải. Dùng dĩa để giữ thức ăn trong khi cắt. Cắt xong đặt dao xuống bên phải mép đĩa ăn.
     Chuyển dĩa qua tay phải để đưa thức ăn lên miệng với mũi nhọn của dĩa hướng lên trên. Ăn xong một miếng thì chuyển dĩa qua tay trái trở lại, cắt thức ăn xong thì chuyển dĩa lại tay phải, tiếp tục lặp lại quá trình trên.
Theo cách ăn của Châu Âu: Dĩa cầm tay trái, mũi nhọn ghim giữ thức ăn, dao cầm tay phải để cắt, rồi dùng dĩa đưa thức ăn lên miệng với mũi nhọn của dĩa hướng xuống dưới. Khi không dùng dao thì đặt dao lên mép bên phải đĩa ăn. Lúc này sẽ cầm dĩa bên tay phải.
Hình 8. Cách sử dụng dao và dĩa cho món chính của Châu Âu
Đang dùng bữa mà bạn muốn nghỉ một lát để nói chuyện, uống nước, hoặc tạm rời bàn ăn:
     Theo cách ăn kiểu Mỹ, có thể đặt dao lên phía bên phải đĩa ăn, đặt dĩa cách xa dao và mũi nhọn của dĩa hướng lên trên.
     Theo cách ăn kiểu Châu Âu, có thể để dao dĩa thành một góc nhọn hình chữ V ngay giữa đĩa ăn, mũi nhọn của dĩa luôn quay xuống.
Khi đã ăn xong:
     Theo cách ăn kiểu Mỹ: đặt dao và dĩa song song, mũi nhọn của dĩa hướng lên trên và lưỡi dao hướng vào trong.
     Theo cách ăn kiểu Châu Âu: tương tự kiểu Mỹ, khác biệt ở chỗ mũi nhọn của dĩa hướng xuống dưới.
   3. Khăn ăn
- Gấp gọn gàng và dùng bốn góc của khăn nhẹ nhàng lau quanh miệng, không nên dùng khăn lau ngang miệng tránh gây phản cảm.
Nếu bạn tạm rời khỏi bàn ăn, khăn ăn nên được đặt ở chỗ ngồi của chính mình.
  • Nếu rời khỏi bàn ăn sau khi tiệc kết thúc, bạn nên đặt khăn ăn lên phía bên tay trái đĩa ăn của mình. Bạn không cần gấp khăn nhưng hãy để gọn gàng.
  • Chấm miệng nhẹ vào khăn ăn trước khi bạn dùng thức uống. Điều này nhằm tránh vụn thức ăn dính lên miệng ly.
  • Bạn nên chú ý khi lau để khăn không che kín mặt.
  • Lưu ý không dùng khăn ăn như khăn tay để lau các vết bẩn trên áo hay cà vạt.

4. Những điều nên và không nên thực hiện trong buổi tiệc
  • Không chống khuỷu tay lên bàn, không vắt chéo chân hay rung đùi.
  • Không nghịch dao dĩa hay gõ lanh canh.
  • Không tự  mình cúi xuống nhặt lên mà yêu cầu phục vụ thay dao, thìa, dĩa mới khi đánh rơi dao, thìa, dĩa.
  • Không húp thành tiếng động, không để thìa va chạm thành tiếng, không vét hết đĩa soup.
  • Nên chuyền muối và tiêu cùng nhau, ngay cả khi người khác chỉ yêu cầu một trong hai thứ.
  • Thức ăn đang chuyển cho người bên cạnh (thường theo chiều từ bên phải hoặc ngược chiều kim đồng hồ), không nên chặn lại để lấy phần mình, phải xin chuyển trở lại.
  • Không mở miệng khi nhai thức ăn.
  • Không liếm ngón tay hoặc thìa, dĩa, đĩa.
  • Không vung vẩy dĩa, thìa, dao hoặc dùng dĩa, thìa, dao để chỉ trỏ.
  • Không ợ hơi, xì mũi, xỉa răng, hay cởi giầy trong khi ăn.
  • Nếu bạn cần ra ngoài, hãy lịch sự thông báo, không nên nói là bạn cần vào nhà vệ sinh. 
  • Không nên cố vươn lấy vật gì đó trên bàn ăn, bạn nên nhờ ai đó ở gần vật đó nhất lấy giúp bạn.
  • Luôn nhai và nuốt hết thức ăn trước khi lấy thêm thức ăn hoặc uống nước.
  • Luôn nói “Cảm ơn” (không nói “Cảm ơn rất nhiều”) mỗi khi được tiếp thực.
  • Không nên di chuyển đĩa của bạn khi đang được tiếp thực. 
  • Nếu ăn soup hoặc canh còn nóng nên dùng thìa nhẹ nhàng đảo qua lại. Không thổi thức ăn nếu còn nóng.
  • Không nên di chuyển đĩa của bạn sau khi đã ăn xong.
  • Không nên nói chuyện khi chưa nhai và nuốt hết thức ăn.





Ẩm thực phong phú tại Vương quốc Anh


Sundy Roast: Người ta nhớ tới ẩm thực nước Anh không vì những món ăn cầu kỳ và độc đáo. Những món ăn của người Anh thường đơn giản và ít gia vị. Một minh chứng rõ ràng nhất là món sandwich: chỉ có 2 miếng bánh mì ghép cùng vài miếng thịt nguội, một ít rau xanh và bơ cho bữa sáng. Cái gu ăn uống kiểu Ăng-lê này đã bị nhiều người cho là nhàm chán. Tuy nhiên, nếu vào một ngày cuối tuần nào đó, bạn được thử món Sunday roast của xứ sở sương mù thì bạn sẽ nghĩ khác.
sunday-roast
Món “quốc hồn quốc túy” này được chế biến rất đơn giản, nhưng thưởng thức nó thì thật là tuyệt vời. Món bánh này gồm thịt nướng trong lò oven vừa chín tới, rưới đều chút nước xốt có vị giấm chua hoặc mù tạc ăn kèm các loại rau củ như khoai tây nướng, cải xanh luộc chín hay cà rốt bỏ lò pha mật ong, đặc biệt không thể thiếu những chiếc bánh pudding, làm từ bột mì có hình chén tròn rất xinh xắn.

Ai đến Anh Quốc một khi đã thưởng thức vị béo thơm của bánh mới nướng quyện với vị nồng nồng của thịt chẳng những xua tan định kiến về một nước Anh nghèo nàn về ẩm thực, mà còn như bị mê hoặc muốn ở lại thêm vài ngày nữa.

Orange marmalade (Mứt cam): Trong tiếng Anh, khi mọi loại mứt khác (mơ, mận, dâu…) đều được gọi chung bằng từ “jam”, thì mứt cam độc chiếm từ “marmalade”. Mứt cam không chỉ làm từ ruột, mà cả cùi và vỏ cam nữa. Mỗi miếng mứt là một bản giao hưởng cho vị giác: chút the đắng từ vỏ, ngọt mà vẫn phảng phất chua, khi tan trên lưỡi, khi giòn giòn của cùi. Mứt cam được ăn kèm bánh mì nướng buổi sáng, dùng để nấu ăn, làm bánh…

mamarlade
Roast (thịt bỏ lò): Theo truyền thống, cứ mỗi chủ nhật, các gia đình lại quây quần bên bữa ăn gọi là “Sunday roast”. “Siêu sao” của bữa ăn là món thịt bỏ lò thơm lừng, quen thuộc nhất có thể là thịt bò, nhưng thịt gà, lợn, cừu hoặc chim rừng cũng khá phổ biến. Rau củ dùng chung với thịt thường là khoai tây, cà rốt, súp lơ xanh, đậu hạt… hấp hoặc bỏ lò cùng thịt. Sốt đi kèm được nấu từ nước thịt tiết ra trong quá trình nấu. Sunday roast nhiều khi còn có món phụ như Yorkshire pudding (Món bánh trứng sữa nướng bằng mỡ tiết từ thịt. Bánh giòn xốp, ăn khi mới ra lò nóng hổi.) hay applesauce (Táo nấu mềm với quế và chanh rồi nghiền nhuyễn).

roast
Cottage pie: Loại bánh truyền thống với điểm đặc trưng là lớp khoai tây nghiền bơ dày nướng vàng. Bên dưới lớp khoai có thịt, thường là bò hoặc cừu, xào sơ với ngô hạt, đậu hạt, cà rốt thái hạt lựu. Thịt đậm đà, khéo nêm gia vị. Khoai nghiền mềm mịn tan ra trong miệng, lớp khoai trên cùng lại vàng giòn, thơm mùi lá xạ hương (thyme), ăn rất thú vị. Cottage pie ban đầu được sáng tạo ra để tận dụng thịt thừa từ “Sunday roast” song nó nhanh chóng trở nên được yêu thích rộng rãi, Một món bánh ngon, rẻ, dễ ăn, dễ làm, giàu dinh dưỡng mặc dù có thể chưa được biết đến nhiều ở Việt Nam nhưng hẳn sẽ hợp khẩu vị của nhiều người.

Cottage-pie
Herring (cá trích): Ở Anh, cá trích thường được xẻ đôi theo chiều dọc suốt từ miệng đến đuôi sao cho hai nửa vẫn dính vào nhau, bỏ ruột và làm sạch, rồi muối và hun khói. Ở dạng này, cá trích được gọi là kippers. Kippers cần được chế biến thêm trước khi ăn: luộc, chiên, nướng hay bỏ lò. Cá trích kippers là một phần đặc sắc của một bữa sáng kiểu Anh, bên cạnh trứng bác, xúc xích hoặc thịt ba chỉ hun khói chiên, bánh mì nướng và mứt.

ca trich
Trứng scotch : Hầu như người Anh nào cũng biết chế biến món trứng đẹp mắt này. Bí ẩn chính là khi bạn luộc một quả trứng trong thịt xúc xích rán với vụn bánh mỳ. Khi bạn cắt đôi nó ra, bạn sẽ thấy nó tựa như mặt cắt của trái đất, và “trái đất” này sẽ tỏa khói mời gọi bạn lắm đó!
trung scotch
Pudding hấp mật: Bánh tráng miệng là món ăn thực sự thích hợp cho mùa đông , bánh pudding cung cấp cho bạn những năng lượng cần thiết để tồn tại trong mùa đông nước Anh. Bánh pudding hấp mật cơ bản là một loại bánh hấp làm bằng bột và được đồ lên trên một lớp mật ngon tuyệt . Khi đến nước Anh du khách không thể bỏ qua cơ hội thưởng thức loại bánh này .

putdding hap mat

Kem đông có mặt trong hầu hết món tráng miệng ở Anh. Đặc biệt tại vùng quê Tây Nam – nơi sản sinh ra nó trước tiên, dấu ấn này càng sâu đậm. Nếu đi dọc bờ biển Cornwall hay Devon, mua một cây kem quế từ những chiếc xe bán dạo màu trắng nhỏ xinh, người bán sẽ luôn tặng bạn một chút kem đông lên trên cùng, như lời giới thiệu cho hương vị độc đáo của quê hương mình. Tương tự, các món kem từ sữa bò nguyên chất ở đây cũng luôn được dùng kèm với kem đông.

Món kem đông không chỉ là một phụ gia thêm vào những món tráng miệng, nó còn đóng vai trò chính trong món trà kem – một yếu tố không thể thiếu trong văn hoá trà chiều ở Anh. Trải qua một cuộc hành trình dài từ những vùng quê xa xôi đến thủ đô London cổ kính, trà kem có không ít hình thức khác nhau, nhưng vẫn giữ nguyên được sự kết hợp tinh tế, hài hoà giữa vị ngọt béo của kem đông với vị thanh nhẹ đặc trưng trong tách trà Anh Quốc
kem-dong-dac-san-den-tu-dong-que-nuoc-anh
Tea (trà): Anh là nước tiêu thụ trà lớn nhất thế giới – bình quân một người Anh tiêu thụ tới 2,6kg trà khô mỗi năm! Có câu nói vui: cứ đến giờ trà chiều là mọi người Anh bỏ công, bỏ của chạy đi thưởng trà. Trong bữa trà chiều (afternoon tea), trà được dùng kèm với rất nhiều loại bánh ngọt nhỏ xinh và mứt ngọt. Cái ngọt sắc của bánh trái được vị trà thơm, chát trung hòa; trà làm miếng bánh mềm thơm tan trong miệng. Ngoài ra, ngườiAnh còn uống trà với đồ mặn như bánh kẹp sandwiches. Trên thực tế, sandwiches ra đời từ một bữa tiệc trà!













Những món ngon nổi tiếng xứ sương mù

Anh là một trong những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú. Cùng VTCorp “điểm danh” những món ăn nổi tiếng thơm ngon nhất xứ sở sương mù nhé!
Anh là một trong những quốc gia có nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú. Cùng VTCorp “điểm danh” những món ăn nổi tiếng thơm ngon nhất xứ sở sương mù nhé!
1. Sandwich bò:
Không chỉ là món điểm tâm được người Anh ưa chuộng để khởi đầu một ngày mới, sandwich bò luôn xuất hiện trong hành trang của họ trong mỗi chuyến đi xa.
Sandwich được người Anh ưa chuộng bởi có cách chế biến đơn giản nhưng hương vị tuyệt vời. Trước tiên, người ta tráng thịt bò qua nước lạnh, xắt thịt thành những bản dài, mỏng để khi kẹp vừa vặn với khổ bánh. Sau đó, ướp thịt với hạt nêm, dầu hào, tỏi chờ mấy phút cho ngấm rồi đem áp chảo chín đều hai mặt. Trong khoảng thời gian chờ thịt bò ngấm đều gia vị, người ta chế biến các loại rau kẹp cùng. Hành tây, dưa chuột bỏ vỏ, xắt hạt lựu. Rau xà lách rửa sạch, vẩy cho ráo nước. Bắc chảo lên bếp đun nóng dầu, cho hỗn hợp rau trên vào xào cùng với nước cốt chanh, đường, rượu vang trắng. Sau khi hỗn hợp rau chín thì múc ra để nguội. Chế biến xong phần rau thì thịt bò đem áp chảo là vừa. Trong lúc đó, cho bánh mỳ vào lò nướng nóng giòn. Lần lượt đặt rau xà lách, tiếp đến là lớp hành tây xào, lớp thịt bò rồi lại phủ một lớp rau lên, kẹp lại. Thế là đã có chiếc sandwich hấp dẫn để thưởng thức, nhấp ngụm café và chuyện trò râm ran cùng bạn bè.
2. Yorkshire Pudding:
Yorkshire pudding là một loại bánh có xuất xứ từ rất lâu đời tại miền Yorkshire, nước Anh và từ lâu đã trở thành một trong các món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống của quốc gia này. Làm bánh pudding Yorkshire không khó, nguyên liệu cơ bản chỉ bao gồm trứng, sữa, bột mì qua công đoạn chế biến bằng nghệ thuật gia truyền của người dân Yorkshire. Một phần không thể thiếu tạo nên hương vị Yorkshire pudding là các loại nước sốt “Sauce”và thịt nướng. Người Anh thường ăn món ăn này vào buổi trưa của các ngày chủ nhật – The British Sunday pudding – bữa cơm trưa Chủ nhật đích thực Anh.
3. Roat Meat:
Roat Meat là một trong những món ăn truyền thông của người Anh vào ngày chủ nhật. Thịt bò nướng thường được dùng như một món ăn chính nhưng ngày nay nó cũng được dùng để ăn kèm với sandwich. Món thịt này còn được gọi với cái tên “món thịt đỏ” vì miếng thịt bò được nướng trong lò nhưng ở giữa miếng thịt chỉ được làm tái chứ chưa chín hẳn nên vẫn còn giữ được màu đỏ hồng của miếng thịt bò. Người Anh cho rằng như vậy mới giữ được chất dịnh dưỡng trong miếng thịt.
4. Fish And Chips:
Cá trong món ăn này thường làm từ một loại cá đặc biệt, đặc trưng của vùng biển phía Bắc với tên gọi cá Tuyết. “Fish and chips” truyền thống được gói trong giấy báo. Món ăn này thường ăn kèm với đậu nghiền, sốt cà chua và một lát chanh…
5. Bubble and Squeak
Bubble and Squeak thường được làm từ những món rau thừa lại từ bữa ăn ngày chủ nhật. Thành phần chính là khoai tây và bắp cải nhưng ngoài ra, người ta cũng cho thêm vào cà rốt, đậu và cải brussels. Tất cả hỗn hợp này được cho vào đảo đều trên chảo cùng với khoai tây nghiền nhỏ cho đến khi chúng chuyển sang màu nâu. 
Tên của món ăn được đặt theo cách nấu và âm thanh khi nấu món ăn này phát ra

Không có nhận xét nào: