Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa giao tiếp của Mỹ


Dưới đây sẽ là một số những nét văn hóa tạo nên nét đẹp của Người Mỹ cần lưu ý: 

1. Bắt tay khi chào hỏi
Ở Mỹ, bắt tay là một cách chào phổ biến của cả đàn ông và phụ nữ ngay lần gặp đầu tiên hoặc sau đó. Thông thường người Mỹ có thói quen bắt chạt và dùng cả bàn tay để thể hiện sự nhiệt tình, thân thiện. Vì nếu bắt tay lỏng lẻo sẽ bị coi là thiếu tự tin, không chắc chắn và thậm chí là hờ hững trong mối quan hệ.
Người Mỹ rất ít khi dùng 2 tay để bắt tay.

2. Ai sẽ ôm, cọ má vào nhau hoặc hôn nhẹ lên má khi gặp nhau?
Người Mỹ có thói quen hôn nhẹ lên má, cọ má hoặc ôm nhau khi gặp những người bạn thân, bạn lâu năm, kể cả đó là đang ông hay phụ nữ. Hình thức này thể hiện sự thân thiết, niềm nở khi gặp nhau. Ngoài ra, người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.
3. Nên tránh những chủ đề nhạy cảm
Khi giao tiếp với người Mỹ nên tránh đề cập đến những vấn đề nhạy cảm như tôn giáo, chính trị, tình dục… Ngoài ra, không nên hỏi tuổi và thu nhập nếu bạn không muốn mất lòng người đối diện.
Khi nói chuyện, người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và không đứng quá gần. Vì nếu không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là yếu đuối không có quyền hành và không tin cậy được.

4. Các cử chỉ, hành động trong giao tiếp hằng ngày
Người Mỹ có thói quen gác chân nọ lên chân kia và ngồi ngã người về phía sau khi nói chuyện với người đối diện, nét văn hóa nay cso vẻ trái ngược với truyền thống tôn trọng, lễ phép của người châu Á. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người Mỹ kiêu ngạo hay thô lỗ, vì họ quan trọng tính hiệu quả hơn là sự lịch thiệp.
Bạn có thể thấy Người Mỹ khi nói chuyện thường dùng cử chỉ tay, điệu bộ để nhấn mạnh điều mình muốn nói, dần dần đó trở thành thới quen tự nhiên của họ. Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý. Gật đầu có nghĩa là đồng ý. Rướn lông mày thể hiện sự ngạc nhiên. Nhún vai thể hiện sự hoài nghi hoặc không chắc chắn.
Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ bạn có thể giơ tay lên cao và chìa ngón tay trỏ ra để thu hút sự chú ý của họ. Tuy nhiên, nếu vẫy hoặc chỉ thẳng ngón tay trỏ vào người khác lại có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó. Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Đối với người Mỹ giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tĩu và thách đố.
5. Văn hóa Tiền boa (tipping)
Các nhà hàng ở Mỹ thường không tính tiền dịch vụ và khách hàng đều phải để lại tiền boa/ tip cho phụ vụ. Thông thường người ta thường để lại tiền tip khoảng 15% tổng số tiền thanh toán của hóa đơn, hoặc 20% nếu thấy dịch vụ ở nhà hàng đó tốt. Nếu dịch vụ ở đó bất thường rất tồi tệ thì bạn có thể trả 10% cho dịch vụ.

Các tình huống khác mà bạn cũng phải trả tiền tip đó là cắt tóc, đi taxi, boa cho người mang hành lý, người tìm chỗ đỗ xe hoặc người phục vụ ở quầy rượu. Thông thường là 15% tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn. Trong trường hợp không có hóa đơn, bạn có thể boa cho họ tùy theo, nhưng ít nhất là từ 1 đến 5 đô la.

Những khác biệt văn hóa trong giao tiếp với người Mỹ

In

Những khác biệt văn hóa trong giao tiếp với người Mỹ

Văn hóa Việt và văn hóa Mỹ nói chung là khác nhau 180 độ nên người Việt mới qua Mỹ thường bị sốc nặng. Người Việt chấp nhận việc bi quan hay lạc quan như là chuyện thường tình. Người Mỹ lạc quan và xem thường bi quan. Những người có cách nói chuyện bi quan thường bị người khác xa lánh.
Người Việt khi nói chuyện phải hạ mình xuống như một hình thức khiêm nhường. Người Mỹ khi nói chuyện phải nâng mình lên như là một sự tự tin.

Những người Việt đầu tiên tại Mỹ năm 1975, khi được hỏi lúc phỏng vấn xin việc: "Anh có giỏi loại việc này không ?" hay trả lời: "Dạ, tôi làm cũng tạm được". Thế là chẳng ai thèm thuê và sau này mọi người đều học cách ăn nói kiểu Mỹ - "Ồ, việc này tôi kinh nghiệm cùng mình. Trong văn phòng của tôi, tôi là người được giao những việc khó khăn nhất". Đại loại như the.

Người Mỹ rất hay khen nhau. Từ chiếc áo sơ mi đẹp, mái tóc mới đến những vấn đề quan trọng hơn. Một ngày hai người Mỹ đã làm việc chung trong một văn phòng nhiều năm có thể khen nhau mấy lần. Với người lạ, sự khen nhau càng nhiều hơn. Người Việt hay cho như vậy là khách sáo, giả dối. Đôi khi người Việt còn làm ngược lại, ví dụ, hay nói đùa với nhau: "Hôm nay bị vợ mắng hay sao mà mặt mày bí xị vậy". Hậu quả là người Việt, cũng như người Trung Quốc, nói chuyện có thể làm người Mỹ bực mình.





 Người Việt, cũng như người Trung Quốc, chú trọng nhường nhịn nhau. Người Mỹ chú trọng cạnh tranh nhau (tinh thần thể thao mà). Vì vậy, trong một tập thể, người Việt hay bị người Mỹ lấn át.

Người Việt đặt trọng tâm vào việc hiểu nhau một cách âm thầm tế nhị. Người Mỹ cho rằng nếu anh không nói ra tôi không biết được. Vì vậy, trong các cuộc đàm phán hay trong cuộc sống hàng ngày, trong sở làm, người Việt hay nhẫn nhịn chịu đựng một số điều mà họ cho là bất công, hay sai quấy trong khi người Mỹ thì cứ tươi cười hạnh phúc một cách vô tâm.

Người Mỹ có tinh thần trọng luật rất cao, đôi khi trở thành máy moc. Cứ đúng luật là được, còn có công bình hay có tình nghĩa không thì không cần. Người Việt chú tâm vào các khuôn mẫu đạo đức chung chung hơn là luật.

 
Người Mỹ hay chú trọng vào việc phát triển tài năng cá nhân nên thích giao việc cho cấp dưới càng nhiều càng tốt. Nhưng việc thông tin giữa cấp trên và cấp dưới rất chặt chẽ để công việc chung của cả nhóm mạnh lên. Trong các cuộc họp hàng ngày, cấp dưới hay sao gửi cho cấp trên các thư từ, thư điện tử để cấp trên luôn biết mọi chuyện cấp dưới làm.

Người Mỹ thích đặt câu hỏi, và nếu người đối thoại không đặt câu hỏi thì cho là không quan tâm đến vấn đề hay đến họ. Người Việt ngại hỏi.

Sự khác biệt văn hóa kể ra rất nhiều, người Việt tại Mỹ chỉ có một cách giải quyết là thích nghi, nghĩa là học cách nghĩ và hành động như người Mỹ.

Tuy nhiên, với người Việt ở trong nước thì vấn đề có thể khác hẳn. Chúng ta chỉ có thể hành động như người Mỹ một phần nào, ví dụ như nói thẳng tất cả những điểm phải nói. Nhưng có thể không quen nhìn chằm chằm vào mắt như người Mỹ.

Khi bàn luận nên hỏi chi tiết, nhất là những chi tiết văn hóa để tỏ ý cho người kia thấy là chúng ta có nhiều khoảng cách văn hóa để quan tâm. Một cách nữa là dùng các hình thức văn hóa Việt Nam để giao tiếp. Ví dụ như việc đầu tiên là mời trà, không mời thuốc lá hay cà phê như Mỹ. 
Khi bắt tay thì bắt hai tay, không bắt một tay kiểu phương Tây, khi bắt tay thì khom lưng chào một tí. Các lễ nghi phương Đông này đặt người Mỹ vào trạng thái suy nghĩ: "À, mình đang tiếp xúc với một nền văn hóa khác lạ, chắc có nhiều vấn đề mình sẽ không hiểu gì cả, tốt hơn hết là mình phải cẩn thận, hỏi nhiều, làm rõ các vấn đề hơn bình thường". 
Cách này sẽ đặt chúng ta vào thế chủ động trong giao tiếp, nhất là khi giao tiếp với người nước ngoài ở Việt Nam.


Kinh nghiệm du lịch Mỹ và những điều cấm kỵ


Người nhập cảnh vào Mỹ, kể cả công dân Mỹ trở về, nên cẩn thận khi mang theo hàng hóa và tiền, nếu không muốn bị phạt, bị tịch thu, thậm chí bị giam giữ. 

Ðó là thông điệp của Cơ Quan Quan Thuế Hoa Kỳ (US Customs and Border Protection-CBP) tại phi trường quốc tế Los Angeles gởi cho khách du lịch.

Kinh nghiệm du lịch Mỹ và những điều cấm kỵ
"Mọi người nên khai báo rõ những gì mình mang vào nước Mỹ…Chúng tôi chỉ thi hành luật, chúng tôi không có chủ trương làm khó bất cứ ai."

Trên $10,000 phải khai báo
Theo CBP, bất cứ ai ra hoặc vào nước Mỹ nếu mang tiền, hoặc bất cứ gì có thể được coi là tiền, ví dụ như ngân phiếu, "money order," ngoại tệ, tiền lì xì trong bao giấy đỏ..., tương đương hơn 10,000 USD đều phải khai báo tại trạm quan thuế phi trường. Nếu bạn mang cố tiền trên 10,000 USD mà không khai báo và bị phát giác, số tiền sẽ bị tịch thu, và bạn có thể bị bắt. Tuy nhiên, nếu bạn khai báo, chắc chắn bạn sẽ không bị tịch thu.
Khi khai báo có mang hơn $10,000, khách du lịch sẽ phải điền mẫu đơn 105, có tên "Report of International Transportation of Currency or Nonetary Instruments," do nhân viên quan thuế cung cấp.
Du lịch Mỹ và những điều cấm kỵ,
"Sau khi khai xong mẫu đơn 105, quý vị có thể đi với số tiền này. Chúng tôi không giữ gì cả. Nhiều người không hiểu, sợ bị tịch thu, nên không chịu khai báo. Chúng tôi từng thấy du khách mang $200,000 vào Mỹ để đi đánh bài. Họ cũng phải khai theo luật định và vẫn được giữ số tiền này."

Một số thực phẩm cấm
Một số thực phẩm làm sẵn có thịt và trái cây hoàn toàn không được mang vào Hoa Kỳ, dưới bất cứ hình thức nào. "Tốt nhất là cứ khai báo. Ðừng bao giờ nghĩ là mình có thể 'qua mặt' quan thuế. Nếu vi phạm, thực phẩm bị tịch thu và người mang bị phạt $300,"
Hải quan Mỹ cấm mang theo tất cả các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thịt (thịt heo, bò, gà… dù đã đóng hộp) và tất cả những thực phẩm tươi như rau, trái cây... hay hạt giống cũng bị cấm.
Các loại hoa quả bưởi, táo, rau, nhung nai, thịt khô, lạp xưởng... cũng không nằm ngoài danh sách bị cấm.
Theo quy định của Bộ Nông Nghiệp, tất cả các loại trái cây, rau, hạt và đất đều bị cấm mang vào Hoa Kỳ vì có thể có một số vi khuẩn làm ảnh hưởng sức khỏe công cộng.
Mang trái cây và rau vào Mỹ hoàn toàn bị cấm tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ, nếu du khách mua một trái táo ở một phi trường ngoại quốc trước khi lên máy bay vào Mỹ rồi không ăn. CBP có tịch thu trái táo này hay không tùy theo du khách mua nó ở đâu và sau đó du khách đi đâu. Ðiều này rất quan trọng vì trái cây và rau tươi có thể mang sâu hoặc bệnh tật vào nước Mỹ.

Dược phẩm cũng bị kiểm tra, có thể bị tịch thu
Những loại thuốc tán nhuyễn không được mang vào Mỹ, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, ví dụ cho người bị bệnh tiểu đường. Ðó là quy định của Bộ Y Tế. CBP sẽ tịch thu tất cả các loại thuốc cấm. Nếu bị phát hiện vi phạm, du khách có thể bị phạt và bị tù.
Trong trường hợp phải sử dụng một số thuốc đặc biệt, phải có sự bảo đảm của bác sĩ, nhưng chỉ được trong thời hạn một năm.
Những loại thuốc làm bằng thảo mộc không bị cấm, nếu không có bất cứ chất gì làm thay đổi bên trong cơ thể người sử dụng. Ngoài ra, những loại thuốc không có nhãn, hoặc có màu không theo quy định của FDA, cũng bị cấm.

Tuyệt đối không mang chất lỏng, vật nhọn
Bạn nên tránh mang theo kem đánh răng, son môi dạng lỏng, đồ cắt móng tay... vì hải quan Mỹ không cho mang theo chất lỏng và vật nhọn bằng kim loại lên máy bay. Kéo nhỏ, dao gọt trái cây, đồ dũa móng tay, chất lỏng như kem đánh răng, chất gel các loại, chai xịt nước hoa, mỹ phẩm dạng lỏng... đều bị cấm.

Lời Khuyên cho bạn
Khi nhập cảnh Mỹ, bạn sẽ được phát 1 tờ khai hải quan, bạn cần điền chính xác và trung thực những thứ mang theo trong hành lý. Nếu phát hiện mang thực phẩm cấm mà không khai báo, bạn có thể bị phạt, bị tịch thu thậm chí bị giam giữ khá phiền phức.
Để tránh những phiền phức không đáng có trong khi làm thủ tục nhập cảnh, bạn nên cân nhắc kỹ, tốt nhất không nên mang theo những thứ có trong danh mục cấm của Hải quan. Bạn nên vào trang web của FDA để biết rõ danh mục những thứ bị cấm mang vào Mỹ trước khi đi du lịch.



Những thói quen hiển nhiên ở Mỹ nhưng lại cấm kỵ ở nước khác


Nhiều thói quen như đưa tiền típ rất phổ biến tại Mỹ nhưng lại bị coi là điều cấm kỵ khi ở Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.

[Infographic] Những thói quen hiển nhiên ở Mỹ nhưng lại cấm kỵ ở nước khác

Không có nhận xét nào: