Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa giao tiếp của người Lào.

Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Thông thường, giao tiếp nhằm để tiếp xúc tâm lý, hiểu biết lẫn nhau, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Văn hóa giao tiếp được thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ giao tiếp. 

Tìm hiểu văn hóa giao tiếp của người Lào chúng ta sẽ nhận ra nhiều điều gần gũi và khác biệt so với văn hóa giao tiếp của người Việt.

Người Lào rất tôn thờ đạo Phật cho nên một điều dễ dàng nhận thấy là Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa giao tiếp của nhân dân Lào. Xét về thái độ giao tiếp, người Lào rất ưa giao tiếp và coi trọng sự lễ phép trong giao tiếp. Người Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên, trẻ em chắp tay cúi chào người lớn, rất lễ phép và kính trọng.
Xét về quan hệ giao tiếp, người Lào gần 80% là cư dân nông nghiệp nên nguồn gốc văn hóa nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp của họ. Trong quan hệ giao tiếp người Lào rất coi trọng tình cảm và đặc biệt mến khách.

Mến khách, sẵn sàng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn, sa cơ lỡ vận gặp cảnh ngộ éo le trở thành một nét văn hóa tốt đẹp của người Lào. Khách nhỡ độ đường ghé quan bản thường được mời ngủ lại cùng ăn uống với gia đình.

Còn là khách thân thiết, ngoài bữa cơm rượu thân mật, chủ nhà còn làm lễ “cầu may” cho khách.. Ngoài ra ở Lào còn có tục kết nghĩa anh em, bạn bè gọi là “phục-xiều” (kết bạn). Đôi bạn kết nghĩa thường thân thiết gắn bó hơn anh chị em ruột.

Dưới góc độ giao tiếp người Lào có đặc điểm rất coi trọng danh dự. Chính vì coi trọng danh dự nên người Lào hầu như ít khi to tiếng cãi vã nhau ở nơi công cộng. Những hành vi trêu chọc người thân, bạn gái hay vợ của người Lào được cho là những hành vi khiếm nhã, xúc phạm đến danh dự của họ.
Về cách thức giao tiếp, do ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo nên người Lào ưa sự kín đáo, chân thành và nhường nhịn lẫn nhau. Người Lào rất hiền lành, thật thà và chất phác, cho nên trong giao tiếp họ thường đi thẳng vào vấn đề giao tiếp.

Tuy nhiên họ cũng rất kín đáo, khiêm tốn khi nói về bản thân hay gia đình của mình.
Đối chiếu về văn hóa giao tiếp của người Việt Nam và người Lào, ta thấy do nguồn gốc văn hóa nông nghiệp nên cả người Việt lẫn người Lào đều rất thích giao tiếp, coi trọng tình cảm, danh dự và ưa sự kín đáo, hòa thuận trong giao tiếp.
Mặc dù vậy cách thức giao tiếp của người Việt Nam và người Lào có nhiều điểm khác nhau.
Người Lào biểu hiện sự lễ phép bằng cách chắp tay cúi chào, còn người Việt Nam thường cười tươi khi chào hỏi.
Người Việt Nam và người Lào đều coi trọng danh dự nhưng danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm. Còn với người Lào danh dự gắn với hành vi, thái độ của con người.
Trong giao tiếp người Việt coi trọng tình cảm nhưng có phần thân mật suồng sã hơn người Lào. Người Việt Nam có thể ôm vai, bá cổ hay xoa đầu để thể hiện tình cảm thân mật,  nhưng với người Lào dù có ân cần cởi mở đến đâu, khách cũng không được suồng sã thái quá .
Người Lào rất kỵ các hành động như ôm eo, vỗ vai đặc biệt là sờ đầu nhất là nam giới. Bởi vậy, người Lào tuyệt đối không được đụng chạm vào đầu người khác hoặc xoa đầu trẻ em. Khi đi qua trước mặt các cụ già phải xin lỗi và cúi thấp người xuống một chút.
Như vậy, do có sự gần gũi, tương đồng về  nhiều mặt như: địa lí, lịch sử… nên văn hóa giao tiếp của người Lào và người Việt có nhiều điểm chung. Đồng thời do những khác biệt về tôn giáo, quan hệ giao tiếp nên mỗi quốc gia, dân tộc đều có những cách thức giao tiếp riêng, độc đáo, không thể trộn lẫn.

Phát huy những điểm chung, tôn trọng và giữ gìn bản sắc riêng trong văn hóa giao tiếp sẽ càng góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó, keo sơn, bền chặt giữa hai dân tộc Việt- Lào.


Những điều cấm kỵ cần tránh khi tới Lào.

Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào
Những điều cấm kỵ khi tới Lào

Không có nhận xét nào: