Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa giao tiếp của người Ý


Văn hóa giao tiếp ứng xử và phong tục truyền thống của người Ý

Trong thời gian chờ nhận visa đi Ý đoàn tụ cùng gia đình, người thân, bạn bè quý vị có thể tìm hiểu đôi nét về văn hóa giao tiếp ứng xử và những nét về phong tục truyền thống của Ý dưới đây sẽ giúp ích rất nhiều khi quý vị tới đất nước tuyệt đẹp này:

1. Phong tục gia đình:
Nét đặc trưng trong văn hóa của người Ý có một điểm đặc biệt, người Ý một mối ràng buộc chặt chẽ với gia đình và nơi gia đình họ sinh sống. Không giống như các nước phương Tây khác (đặc biệt là Mỹ), thị trường bất động sản ở Ý không diễn ra sôi động vì ở đây đa số các gia đình tìm cách gìn giữ gia sản của cha ông mình để lại. Đối với họ, việc bán một ngôi nhà không chỉ đơn thuần là một cuộc giao dịch mà là sự chia tay với những kỷ niệm về một nơi nhiều thế hệ đã từng chung sống.

2. Trang phục của người Ý:
Trong văn hóa Ý thì trang phục ở nơi đây có xu hướng chính thức cho cả nam và nữ, cả ở trong công việc và trong các tình huống xã hội. Hãy cố hết sức lựa chọn trang phục sao cho chúng vừa đẹp vừa có phong cách. Các màu thường được sử dụng trong ăn mặc là màu sẫm, nâu nhạt. Các màu sáng hơn thường được dùng cho các đồ cá nhân. Quần bò và giày thể thao trên đường là đồ thư giãn có thể chấp nhận được ( đặc biệt là cho thanh niên), mặc dù trang phục này thường dành cho các môn thể dục và bãi biển. Cách ăn mặc này sẽ không được chấp nhận trong các bối cảnh làm việc.


3. Phong tục cưới hỏi Ý:
Tại các nhà thờ, vào ngày có lễ cưới truyền thống ở Ý sẽ treo những dải ruyban lớn nhiều màu sắc. Đây là cách báo hỉ truyền thống tại Ý. Cũng tại đám cưới truyền thống ở Ý, cặp vợ chồng mới cưới khi bước ra khỏi nhà thờ và đi tới quảng trường của thị trấn thì thường được tung hoa giấy và gạo lên người. Trong văn hóa đặc trưng ở Ý, đối với họ hoa giấy tượng trưng cho tiền bạc và một tương lai tốt lành vì vậy mà càng được rắc nhiều hoa giấy thì cặp vợ chồng mới cưới càng gặp nhiều điều tốt lành. Sau khi làm lễ tại nhà thờ cô dâu chú rể tới nơi tổ chức ăn mừng đám cưới.

4. Cử chỉ giao tiếp:
Văn hóa đặc trưng Ý trong giao tiếp thể hiện nồng nhiệt. Nếu họ ôm một cách lịch sự và hôn nhẹ vào má người đối diện(không phân biệt nam nữ) thì bạn nên lấy làm mừng bởi họ đã tỏ ra thân thiện. Nếu do phong tục của nước mình, nhất là các nước Châu Á, do không quen có cử chỉ thân mật như vậy mà ta có thái độ phòng thủ thì dễ bị họ coi là không thân thiện hoặc kiêu ngạo. Tuy nhiên ta không nên chủ động ôm hôn người Ý trước mà chỉ nên sẵn sàng đáp lại cử chỉ này một cách tự nhiên.

5. Giờ giấc làm việc và ăn uống:
Ngày làm việc của Ý thường bắt đầu từ 9 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều. Tuy nhiên các đối tác thương mại thường sử dụng giờ giấc làm việc rất linh hoạt, sao cho thuận tiện cho cả hai bên và đạt được kết quả công việc cao nhất. Nếu đối tác Ý đến khách sạn đón ta đi làm việc hoặc cùng ăn bữa sáng với khách thì ta không nên bàn công việc ngay khi gặp nhau buổi sáng hoặc trong bữa sáng. Nếu họ mời ta dùng cơm trưa thì thường bắt đầu từ 1 giờ chiêu, có thể bàn công việc trong bữa trưa và bữa ăn này thường kéo dài ít nhất 2 tiếng đồng hồ. Giờ ăn tối của người Ý thường bắt đầu từ 8 giờ tối. Chỉ nên bàn công việc vào bữa ăn tối với thương nhân ltaly khi không có người trong gia đình của họ tham dự, để tránh cho thành viên gia đình của họ cảm thấy không được thoải mái.
6. Ẩm thực:
Món ăn nổi tiếng nhất của Italia là mỳ Ý với hơn 400 loại khác nhau. Cũng có rất nhiều loại nước sốt khác nhau và chính điều đó làm cho món mỳ Ý khác với món mỳ ở nơi khác. Mỗi loại nước sốt, kem, cà chua, phô mai, thịt hay cá đều có công thức kết hợp với mỳ. Món Pizza cũng là một món ăn rất nổi tiếng trong nghệ thuật ẩm thực của Italia. Hầu hết các món ăn tuyệt vời của Italia đều có đặc điểm chung nhất là có thể chuẩn bị rất nhanh chóng và kinh tế. Hầu như tất cả các món ăn Italia đều chú trọng đến rau, hyđrat-cacbon và hàm lượng mỡ động vật trong thức ăn thấp. Đặc biệt, bữa ăn sẽ trở nên tuyệt vời khi đi kèm với một chai vang đỏ của Italia.


7. Âm nhạc:
Từ nhạc đồng quê cho đến nhạc cổ điển, âm nhạc đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa Italia. Là nơi sản sinh ra dòng nhạc opera, Italia đã xây dựng nền tảng vững chắc cho truyền thống âm nhạc cổ điển. Các nhạc cụ cổ điển như dương cầm và viôlông được sáng tạo ra từ Italia và nhiều thể loại nhạc cổ điển như giao hưởng, côngxectô và xô nát cũng đã xuất hiện từ thế kỷ 16,17 trong nền âm nhạc nước này. Những nhà soạn nhạc tài ba của Italia trong thời kì Phục hưng là: Palestrina và Giusseppe Verdi, các nhà soạn nhạc Ba-rốc như: Alessandro Scarlatti và Vivaldi, các nhà soạn nhạc cổ điển như Rossini và Paganini, nhà soạn nhạc lãng mạn như Verdi và Puccini. Hai nhà soạn nhạc Berio và Nono cũng có góp quan trọng vào nền âm nhạc hiện đại với sự phát triển của nhạc điện tử thử nghiệm.

8. Lễ hội:
Italia là đất nước có vẻ đẹp rạng rỡ. Người Italia ăn mừng Giáng sinh và năm mới bằng cách trang hoàng tráng lệ. Hàng năm có hàng trăm lễ hội được tổ chức ở gần như tất cả các thị trấn ở Italia. Lễ kỷ niệm, lễ hội, và những bữa tiệc bên đường phố là một phần trong cuộc sống của người Italia. Có rất nhiều trò chơi và các hoạt động khác nhau trong ngày hội như ẩm thực, nếm rượu, nhạc Jazz, bóng đá, tất cả đều là những phần không thể thiếu trong những lễ hội. Italia cũng là quốc gia tổ chức đăng cai một số những sự kiện quốc tế quan trọng như liên hoan phim, khiêu vũ và nghệ thuật.

Không có nhận xét nào: