Quốc kỳ Israel (tiếng Do Thái: דגל ישראל Degel Yisrael, tiếng Ả Rập: علم إسرائيل 'Alam Isra'īl) được chọn vào ngày 28 tháng 10 1948, năm tháng sau khi thành lập quốc gia này.
Quốc kỳ mô tả một ngôi sao của David màu xanh da trời trên một nền trắng, giữa hai đường sọc ngang màu xanh. Màu xanh da trời được uỷ nhiệm là "xanh da trời sẫm", và thay đổi khác nhau theo từng lá cờ, từ một màu xanh da trời tinh khiết, đôi khi chuyển sang màu gần như sẫm như màu xanh hải quân, đến màu sắc khoảng 75% theo hướng lục cam thuần khiết và chuyển sang màu xanh da trời rất nhẹ, lá cờ được thiết kế cho Chủ nghĩa phục quốc Do Thái vào năm 1891.
Thiết kế cơ sở gợi nhớ lại Ashkenazi Tallite, khăn choàng cầu nguyện của người Do Thái, có màu trắng với các sọc màu xanh.
Quẻ ở trung tâm là David Magen ("hiệu khiên của David"). Nó đã trở thành một biểu tượng của người Do Thái bắt đầu ở Praha thời kỳ cuối Trung cổ, và đã được thông qua bởi Đại hội phục quốc Do Thái lần thứ nhất vào năm 1897.
Trong năm 2007, một lá cờ Israel có kích thước 660x100 mét và nặng 5,2 tấn được giương gần pháo đài của người Do Thái cổ xưa Masada, phá vỡ kỷ lục thế giới cho lá cờ lớn nhất
Nét văn hóa ẩm thực của người đạo Do Thái
Do Thái giáo là một tôn giáo gắn liền với Kinh Thánh Do Thái và lịch sử dân tộc Israel. Do Thái giáo xem mình là mối quan hệ giao ước giữa Con cái Israel (sau này là, nhà nước Do Thái) với Thiên Chúa. Và như thế, nhiều người xem đây là tôn giáo thờ độc thần đầu tiên. Nhiều phương diện của Do Thái giáo tuân theo các khái niệm về đạo đức và Luật Dân sự của phương Tây. Do Thái giáo là một trong những tôn giáo cổ xưa nhất mà vẫn còn được thực thi cho đến ngày hôm nay, và có rất nhiều sách thánh và truyền thống của đạo này là trung tâm của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham. Như vậy, lịch sử và những luân lý đạo đức của Do Thái giáo có ảnh hưởng ít nhiều đến các tôn giáo khác, bao gồm cả Kitô giáo và Hồi giáo.
Vì đại đa số người theo Do Thái giáo là người Do Thái nên tín đồ tôn giáo này cũng còn được gọi là người Do Thái. Năm 2007, dân số Do Thái ước tính khoảng 13.2 triệu người, trong đó có 41% sinh sống ở Israel.
1. Tập quán và khẩu vị ăn uống theo đạo Do Thái.
– Những người theo đạo Do Thái có rất nhiều qui định nghiêm ngặt trong ăn uống. Theo qui định của đạo Do Thái, phàm là thực vật, các loại chim, gà đều có thể ăn. Đối với các loại thú, chỉ cho phép ăn các loại động vật chân có móng và động vật nhai lại, trên thực tế chỉ có thịt bò và thịt cừu là có thể ăn được. Đối với động vật thuỷ sinh, những giống không có vây, không có vảy, thì không được ăn. Đối với các loại thịt, sách luật pháp quy định:
• Không được giết mổ các loại bò , dê, gia cầm già yếu, bệnh tật để lấy thịt
đem bán, đối với các loài vật chết không bình thường cũng không được ăn.
• Không được ăn thịt sống.
• Không được uống máu, ăn tiết
• Không được cùng ăn thịt bò , thịt cừu và sữa bò , sữa cừu trong một bữa.
• Không được ăn mì ở dưới phúc mạc bò , cừu.
• Không được ăn gân và móng bò, cừu
Đặc trưng ẩm thực đạo Do Thái
2. Quy định ăn uống
– Qui định khi giết mổ các loại bò cừu, gia cầm, cần một nhát dao là chết ngay,không được phép kéo dài nổi đau của xúc vật. Do đã mổ thịt các loại thịt gia cầm bò , cừu phải được chỉ bảo và huấn luyện của thầy, thông thường là cha truyền con nối từ đời này qua dời khác để giữ nghề. Các loại thịt bò, thịt cừu phải đảm bảo sạch sẽ và chuyên gia kiểm nghiệm. Chậu, bát đựng thịt bò , thịt cừu phải có giáo đồ của phái đã làm ra, khi đi xa những người theo đạo Do Thái phải đem theo chậu, bát của mình phù hợp với giáo quy để sử dụng trên đường. Nếu đã ăn hết thịt trong chậu, bát thịt mang theo thì họ có thể ăn hoa quả, rau cho đỡ đói, thậm chí còn
không được sử dụng những đồ dùng của quán ăn.
– Tôm, thịt lợn, thịt chim bị cấm trong thời gian cầu nguyện. Các thực phẩm được phép ăn là các loại cá có vây, có vẩy; các loại động vật có móng, sừng từ 2 ngón trở lên và chỉ ăn khi các loại thực phẩm này đã được chuẩn bị theo luật đạo do thái, người do thái chỉ ăn thịt do chính người do thái giết mổ, chuẩn bị và bán riêng cho họ.
– Sữa và thịt không được sử dụng cùng trong một món ăn, các món ăn được chế biến từ 2 nguyên liệu này không được cho ăn cùng một bữa và phải cách ít nhất nhau 3 tiếng.
– Ngày thờ phụng chúa là từ lúc mặt trời mọc thứ 6 đến lúc mặt trời mọc lại thứ 7 hàng tuần, ngày này là ngày nghỉ không làm việc để thờ phụng chúa juda, buổi tối họ làm bánh mỳ cuộn thừng gọi là món chollab, cắt khúc để ăn.
Kosher - Lối ăn uống thú vị của người Do Thái
Đồ ăn Kosher (Kosher food) là đồ ăn được chế biến và ăn theo kiểu Do Thái. Đối với người Do Thái Chính thống, việc sử dụng Kosher là điều gần như bắt buộc, còn đối với người thế tục thì tùy lựa chọn. Các canteen phục vụ tai các cơ quan chính phủ Israel như Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng nghiễm nhiên là các nhà hàng phục đồ ăn Kosher. Đồ ăn Kosher hiện ngày càng trở nên phổ biến tại Israel và trên khắp thế giới và không chỉ người Do thái chính thống mới dùng. Hiện nay, có 100.000 loại thực phẩm Kosher khác nhau được bán trên phạm vi toàn thế giới.
Vậy Kosher là gì và ăn như thế nào? Trong Halakha quy định rất rõ, chi tiết và khá phức tạp, nhưng chung quy lại có một số điểm chính:
Về các thức ăn Kosher:
Một số con vật ăn được: chỉ ăn những con vật có móng chẻ, ăn cỏ và nhai thức ăn lại như bò, dê, cừu. Các con vật không ăn được là lợn, ngựa, và lạc đà. Lợn tuy có móng chẻ nhưng không nhai lại, còn ngựa, lạc đà tuy ăn cỏ nhưng không có móng chẻ.Ăn các loài có cánh như gà, vịt, ngỗng, bồ câu… Không ăn các loài chim ăn thịt như diều hâu, chim ưng, đại bàng.
Ăn các loài cá có vây và vẩy như các hồi, cá ngừ, cá trích… Không ăn các con cá không vảy như lươn, các trê, cá tầm, tôm, tép, nghêu sò, ốc hến, các loài bò sát, côn trùng.
Các thức ăn trung tính như trái cây, nước trái cây, ngũ cốc, trứng gà vịt, mật ong, rượu vang, chè, café.
Về cách ăn đồ Kosher:
Chỉ uống sữa và các vật phẩm chế biến từ sữa của các con vật Kosher như bò, dê, cừu. Chỉ được dùng sữa và các vật phẩm chế từ sữa 6 tiếng sau khi dùng thịt, hoặc 30 phút trước khi ăn thịt chứ không được ăn, uống đồng thời. Đồ chế biến sữa và thịt, kể cả chậu rửa bát nhất thiết phải dùng riêng.Lúa mì, gạo, và một số loại rau, củ nhất định thì ăn được. Không ăn, uống nước trái cây hoặc đồ chế biến từ các loại loại quả như cam, quýt, bưởi… dưới 3 tuổi.
Không ăn nội tạng động vật hay gia cầm; không ăn phần phía sau của con thú và không ăn thịt, cá đồng thời.
Khi ăn thịt phải lấy hết sạch máu và người chế biến phải học cách giết con vật sao cho con vật chết nhanh nhất, không đau đớn, nhưng lại ra được hết tiết. Thậm chỉ còn phải rửa sạch và ngâm miếng thịt trong nước 30 phút trước khi chế biến để ra hết máu,
Các nhà hàng Kosher nhất thiết phải do đầu bếp Do thái chính thống trực tiếp nấu nướng và bị phạt rất nặng, kể cả tước giấy phép kinh doanh, hành nghề nếu vi phạm.
Có lẽ trên thế giới không có dân tộc nào có kiểu ăn “kiêng, khem” phức tạp và rườm rà như người Do Thái chính thống. Các nhà hàng phục vụ đồ ăn Kosher thường đắt hơn từ 20-30% so với nhà hàng thông thường, vậy mà lúc nào cũng đông khách ăn.
Theo tôi, đây không chỉ là đồ ăn kiêng của người Do Thái, mà THỰC CHẤT KOSHER LÀ ĐỒ ĂN, CÁCH ĂN THÔNG MINH, KHOA HỌC, THẬM CHÍ LÀ LÝ TƯỞNG không chỉ của người Do Thái, mà của con người nói chung. Nếu chỉ khuyên nhủ thông thường sẽ ít người theo, nhưng khi khoa học được “phủ” một lớp màu tôn giáo thì Kosher đã trở nên thành món ăn kỳ ảo, mê hoặc và quyến rũ.
Tạm cắt nghĩa một số thứ:
Theo người Do Thái, con vật cũng như con người đều có linh hồn. Nếu làm cho con vật chết đau đớn thì nó sẽ oán trách và cả người thịt lẫn người ăn nó đều bị “quở phạt”. Do đó, giết nhanh để con vật mau chóng được hóa kiếp lên thiên đàng.Khi con vật cắt được tiết nghĩa là con vật còn tươi, chứ không phải ăn đồ ôi. Thú tính và sự ngu muội của con vật nằm ở “dòng máu”, và ăn thú vật hay gia cầm có tiết sẽ làm con người lâu dần nhiễm “thú tính” và đầu óc trở nên trì độn, còn nòi giống đi đến chỗ thoái hóa.
Thịt ăn cùng với cá không còn tác dụng bổ dưỡng nữa, mà triệt tiêu lẫn nhau. Còn trái cây trong 3 năm đầu thường chứa nhiều chất, độc tố có hại cho cơ thể.
Uống sữa sau khi ăn thịt không tốt cho sức khỏe vì bản thân thịt nhiều chất đạm, lâu tiêu lại có thêm chất bổ dưỡng khác nữa làm cho cơ thể không thể hấp thụ nổi và dễ sinh bệnh.
Trong điều kiện thiên nhiên hết sức khắc nghiệt của vùng Bắc Phi – Trung Đông, việc ăn uống tốt giúp người Do Thái chống chọi tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt, làm cho không chỉ thể trạng khỏe khoắn mà trí tuệ của họ cũng hơn người. Các cụ nhà ta chả nói bệnh vào từ mồm đó sao?(Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ)
6 món ăn tuyệt vời của ẩm thực Israel
Ẩm thực Israel là một trong những nét văn hóa ấn tượng làm nên sức hút của Israel trong lòng du khách ghé thăm. Các món ăn sử dụng nguyên liệu sạch, đạt tiêu chuẩn, đồng thời các gia vị đặc trưng phong phú tạo nên sự tươi ngon tuyệt vời.
Hummus masabacha và hummus kawarma
Hummus là một món ăn Trung Đông và Ả Rập làm từ đậu gà nấu chín nghiền nhuyễn trộn với xốt tahini, dầu ô liu, nước cốt chanh muối và tỏi. Ở Israel, đây cũng là một trong những món ăn phổ biến nhất.
Tới Israel, bạn chắc chắn phải thử món hummus masabacha với đậu xanh, ớt bột và tahini chanh. Hay bạn có thể thử hummus kawarma với thịt băm chiên, hành tây và mùi tây. Món ăn tươi ngon được phục vụ kèm bánh mì pitta nóng trong túi giấy. Khi thưởng thức bạn chỉ cần xé bánh mì và chấm ăn kèm, hương vị quả thực thơm ngon vô cùng.
Falafel
Du khách tới Israel có thể tìm thấy món ăn này ở rất nhiều nhà hàng trên khắp các con phố. Thành phần chủ yếu của món ăn là đậu xanh tẩm gia vị rồi được chiên ngập dầu cho tới khi chuyển màu nâu vàng. Falafel có mùi thơm của đậu, rau mùi và vị béo ngậy của sốt sữa chua. Món ăn phổ biến cho bữa trưa và bữa tối, hay thậm chí là thức ăn nhẹ đường phố yêu thích.
Bơ vừng tahini
Tahini được làm từ hạt Nigella và rất phổ biến ở Israel. Cùng với dầu oliu và tỏi, bơ tahini luôn được xem là những nguyên liệu cơ bản để chế biến nhiều món ăn truyền thống nổi tiếng của Israel như: hummus, món nướng shawarma, chalba hay các món salad.
Kanafeh
Kanafeh là món tráng miệng ngọt ngào với bánh phô mai và xi rô đường. Bánh được hòa quyện bởi lớp bơ nóng chảy, phô mai Nabulsi hay phô mai dê trắng mịn, lại thêm một giọt nước hoa hồng hay nước hoa cam để bánh dậy mùi thơm quyến rũ nhất. Khi thưởng thức, thực khách đổ si rô lên trên bánh và nhấm nháp mỗi miếng bông mềm béo ngậy. Một số nhà hàng ở Israel như Han Manoli ở Jaffa còn phục vụ cùng cả sữa chua tạo hương vị mới lạ, khá thú vị.
Bánh mì lechem
Trong bữa ăn của các gia đình Israel thường xuất hiện nhiều loại bánh như bánh hạt dẻ, bánh mì pita, bánh ngọt taboon và tất nhiên, còn phải kể tới bánh lechem. Bạn có thể tới nhà của một người Israel để thưởng thức bữa ăn tối Shabbat truyền thống, trong đó chắc chắn món bánh lechem sẽ xuất hiện ngay từ đầu bữa ăn và được chia cho mỗi người thưởng thức hương vị tuyệt vời của nó.
Thịt viên và khoai lang
Có lẽ ẩm thực Israel tuyệt vời tới mức chỉ cần các loại rau và bơ tahini là đủ. Thế nhưng khi thưởng thức món thịt viên ở nhà hàng Han Manoli ở Jaffa thì bạn sẽ thấy còn tuyệt vời hơn nữa. Các viên thịt không hề quá mỡ mà khá đậm đà, vừa phải. Khi thưởng thức ăn kèm khoai lang nướng và sữa chua dê tươi là sự kết hợp lý tưởng.
Ghé thăm ngôi làng kiểu Moshav nổi tiếng ở Isael
Nhờ vẻ đẹp yên bình và không khí trong lành, các làng nông nghiệp Moshav đang trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích của nhiều du khách trên thế giới.
Moshav là một dạng tổ chức hợp tác xã phức tạp của Israel bao gồm một nhóm các trang trại cá nhân. Các Moshav thường chú trọng lao động theo hình thức cộng đồng nhưng những thửa ruộng trong Moshav lại được sở hữu riêng bởi từng cá nhân, với diện tích cố định và bằng nhau. Nông dân sản xuất lương thực và thực phẩm trên ruộng của mình theo hình thức lao động cá nhân hoặc tập thể, và dùng lợi nhuận cùng nông sản để tự cung cấp cho mình.
Ngôi làng được xây dựng theo mô hình Moshav ở Isael
Các Moshav được điều hành bởi những cộng đồng được cư dân bầu lên. Các dịch vụ hỗ trợ cộng đồng dùng một nguồn thuế đặc biệt. Loại thuế này thu bình đẳng trên mỗi hộ gia đình, tạo ra một hệ thống sản xuất trong đó người nông dân giỏi sẽ được lợi hơn người kém.
Những Moshav đầu tiên được hình thành trong thung lũng Jezreel vào năm 1921. Từ năm 1948, khi có một lượng lớn dân cư nhập cư vào Israel, Moshav trở thành một hình thức canh tác nông nghiệp lý tưởng cho những người mới nhập cư này. Tới năm 1986, khoảng 156.700 người dân Israel vẫn sống và làm việc trong 448 làng theo hình thức nông nghiệp Moshav.
Làng Nahalal theo mô hình Moshav ở thung lũng Jezreel
Tuy nhiên, khi công nghiệp phát triển, nhiều thanh niên đã rời làng quê tới các khu công nghiệp ở ven đô hoặc ngoại ô thành phố để làm việc. Nhiều Moshav bị bỏ trống và số lượng các Moshav giảm dần.
Ngày nay, số ít những Moshav còn lại đã chuyển sang làm du lịch. Lợi thế của Moshav là yên tĩnh, khung cảnh đẹp và không khí trong lành, vì vậy các làng nông nghiệp Moshav đã trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích của rất nhiều người. Trong mỗi Moshav hiện nay, người dân đã xây thêm các nhà hàng, khách sạn và spa để phục vụ khách du lịch.
Khung cảnh yên bình tuyệt đẹp ở làng Nahalal
Ngày 11/9/1921, những người định cư đầu tiên của làng Nahalal đến từ Mikveh Israel bằng xe ngựa.
Quảng trường chính ở Nahalal những năm 1930
Làng Nahalal năm 1979
Làng Nahalal ngày nay đã trở thành điểm nghỉ dưỡng yêu thích của rất nhiều khách du lịch trên khắp thế giới
Theo Amusingplanet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét