Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Văn hóa và cách ứng xử của người Pháp

Trong thời gian chờ nhận kết quả visa, bạn có thể tìm hiểu đôi nét về văn hóa và cách ứng xử của người Pháp để giúp bạn có thể hòa nhập hơn với cuộc sống của đất nước lãng mạn này

1. Chào hỏi:
Hôn má của bạn bè và người thân, nói câu “bonne journée” (chúc một ngày tốt lành), bắt tay mọi người là những cử chỉ mà người Pháp dành cho nhau trong giao tiếp hàng ngày. Văn hóa chào hỏi của Pháp cũng là thứ khiến người ngoại quốc yêu thích. Ở đây, người ta dạy trẻ em những phép tắc lịch sự từ khi chúng bắt đầu tập đi. Nếu ngồi ở một quán cà phê nào đó trên đường phố vào buổi sáng, bạn sẽ thấy mọi người dân Pháp hôn má, nói “bonne journée”, bắt tay nhau trong mọi hoàn cảnh.

Tự đẩy cửa bước vào nhà bị coi là không lịch sự. Chỉ bước vào nhà khi được chủ nhà ra mở cửa hoặc được yêu cầu tự mở cửa. Trong chào hỏi, làm quen và giao tiếp, việc tự công nhận đã mắc sai phạm được đánh giá cao, coi đó là phẩm hạnh tốt. Điều rất quan trọng là giữ thể diện cho người khác, tránh xung khắc công khai.

Trong những cuộc trò chuyện với người Pháp, nên trao đổi về chủ đề văn hóa- xã hội, tránh các chủ đề chính trị và nhạy cảm. Hãy nhớ chăm chú lắng nghe họ nói và đừng lên mặt với họ.

2. Trong gia đình:
Người Pháp thích sự yên bình trong tổ ấm của mình. Để tôn trọng nhau, mọi người thay phiên nhau làm những công việc nhà như làm cơm, rửa bát, giặt đồ…
Phải tôn trọng giờ giấc các bữa ăn, bất kì sự thay đổi nào như về muộn hay mời thêm người bạn vào ăn cơm cũng cần được báo trước. Ai cũng có quyền có không gian riêng. Các bậc cha mẹ cần có khoảng riêng mà con cái không được phép vào. Không xử lý những xung đột trước mặt con cái. Phải gõ cửa trước khi vào phòng. Bố mẹ cũng tôn trọng giờ giấc và không gian riêng của con cái. Khi cha mẹ tiếp bạn bè hay đến nhà họ, không nhất thiết con cái phải đi theo nếu không cần thiết.

3. Với hàng xóm:
Như đã nói ở trên, người Pháp coi trọng sự bình yên, vì vậy ứng xử với những người hàng xóm sao cho phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Sảnh lớn của khu chung cư là nơi người ta chào hỏi nhau, hỏi thăm công việc, gia đình, bàn về trận bóng sắp tới hay tư vấn xem nên mua đồ dùng gì cho gia đình…

Phải để ý không gian riêng của mình không được làm ảnh hưởng tới những người xung quanh. Hạn chế đi giầy gót nhọn vào những giờ nhạy cảm, mở cửa nhà ken két, hút thuốc trong thang máy hay vứt rác của nhà mình sang nhà người khác. Bởi vậy khi có mất kì sự tụ tập hay cuộc vui nào, bạn nên xin lỗi trước vì sự ồn ào từ bữa tiệc của bạn gây ra. Mọi xung đột đa phần được giải quyết từ 2 phía, rất ít cósự can thiệp bởi bên thứba. Cũng như những nơi khác, ở thành thị Pháp, đô thị lớn thường thì mối quan hệ hàng xóm sẽ không được mật thiết như ở những thành phố nhỏ, hoặc nông thôn.

4. Khi giao tiếp bằng điện thoại:
Thường thì người ta không để chuông reo quá 8 lần, không gọi lại ngay khi vừa cúp máy. Tránh gọi trước 9h và sau 21h30. Trường hợp khẩn cấp người ta mới gọi đột xuất. Người Pháp luôn từ tốn, nhã nhặn ngay cả khi bị làm phiền, bởi khi nghe điện, tất cả con người ta được thể hiện qua lời nói. Người nào gọi trước nên dập máy trước, đó là thông lệ. Người Pháp có thói quen sử dụng hộp thư thoại, khi để lại tin nhắn thoại lưu ý nói ngắn gọn và lịch thiệp.

5. Cân bằng giữa công việc và cuộc sống:
Quan niệm của người Pháp là: Chúng ta làm việc để sống, chứ không phải sống để làm việc. Vì thế phần lớn họ nghỉ hưu sớm và luôn tận dụng thời gian rảnh rỗi quý báu để ăn bữa trưa và tối cùng bạn bè, người thân. Họ cũng luôn tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi để du lịch, nghe nhạc, cắm trại, tụ tập với bạn bè.

6. Sự quan tâm của xã hội đối với sản phụ và trẻ em:
Sản phụ luôn nhận được các dịch vụ chăm sóc tốt nhất tại Pháp. Họ luôn có cơ hội gặp chuyên gia tư vấn về sinh sản trước khi sinh. Sau khi đứa con chào đời, họ được ở trong những bệnh viện sạch sẽ trong 4-5 ngày. Hệ thống y tế vẫn tiếp tục chăm sóc họ trong vài năm sau bằng cách khám sức khỏe định kỳ và cung cấp lời khuyên về chế độ dinh dưỡng đối với cả mẹ lẫn con.

7. Trả tiền:
Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ- nhưng không vượt quá 10%. Ai mời thì người đó trả tiền.

8. Quà tặng:
Khi được mời riêng, nên mang theo hoa hoặc bánh kẹo ngon đến làm quà tặng cho chủ nhà. Bó hoa thường được bó và trang trí rất đẹp và nghệ thuật nên khi tặng cứ để nguyên nhé!

Hi vọng rằng một vài chia sẻ nhỏ có thể giúp ích được cho chuyến đi của quý vị.



7 điều cần tránh khi du lịch Pháp.

Vừa đi vừa ăn, nói oang oang trong tàu điện ngầm, cười một cách giả tạo… nằm trong những điều du khách cần tránh.

  • 1. Vừa đi vừa ăn

Tránh vừa đi vừa ăn ở Pháp

Theo Business Insider, khái niệm này hoàn toàn không tồn tại ở Pháp. Người Pháp không thích vừa ăn vừa làm một việc khác. Đồ ăn mang đi ở Pháp có nghĩa là đồ ăn mua về từ nhà hàng hay quán cà phê, rồi ngồi xuống ăn ở ghế đá công viên hoặc ở nhà, chứ không phải vừa đi vừa ăn. Ngoài ra, mang đồ ănthức uống vào trong những nơi kinh doanh cũng được coi là thô lỗ.

2. Không dùng dao khi ăn
Ở các nhà hàng tại Pháp, người ta thường cầm dao tay phải, nĩa tay trái khi ăn.

Trong khi người Mỹ thường ăn bằng tay hoặc dùng nĩa để cắt thức ăn, nhưng ở Pháp, hành động này được coi là kém tế nhị. Người Pháp thường cầm dao bằng tay phải trong suốt bữa ăn để cắt đồ ăn và chuyền thức ăn sang nĩa. Nĩa được cầm bằng tay trái, không được dùng để cắt đồ ăn, trộn đồ ăn hoặc khua khoắng trên đĩa.

3. Cười không chủ ý
Người Pháp thường không ngụy tạo hành động như cười giả lả để tỏ ra thoải mái. Vì vậy họ cũng không phản ứng khi người nước ngoài làm như vậy. Đối với người Pháp, một nụ cười giả tạo được coi là ngớ ngẩn và không thành thật.

4. Mặc định người Pháp nói được tiếng Anh
Không phải người Pháp nào cũng nói được tiếng Anh.

Thực tế, người Pháp rất tự hào về ngôn ngữ của họ, vì vậy họ rất cảm kích khi người nước ngoài nói tiếng Pháp. Nếu bạn không nói được tiếng Pháp, hãy xin lỗi vì bạn buộc họ phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

5. Không nói “bonjour” khi bước vào một cửa hiệu
Ở Paris, người bán hàng luôn chờ đợi khách hàng chào bằng tiếng Pháp khi bước vào cửa hàng. Bởi vậy khi ở Pháp, hãy chào “bonjour” thay vì “hello".

6. Không hỏi trước khi chụp ảnh trong cửa hàng
Hãy xin phép trước khi bạn chụp ảnh trong cửa hàng tại Pháp.

Ngoài việc mong muốn khách hàng chào bằng tiếng Pháp, người bán hàng còn yêu cầu bạn phải xin phép trước khi chụp ảnh trong cửa hàng của họ.

Mặc dù là phương tiện giao thông công cộng, tàu điện ngầm ở Pháp thường rất yên tĩnh. Nếu trót nói lớn trên tàu, bạn sẽ nhận được những cái nhìn khó chịu từ người bản địa và họ biết ngay bạn là người nước ngoài. Điều này sẽ làm bạn trở thành mục tiêu của bọn móc túi.

Không có nhận xét nào: